Cẩm Nang Tuyển Dụng
Từ viết CV “bắt mắt recruiter” tới bí kíp phỏng vấn thuật toán; mọi thứ để bạn apply đâu trúng đó.
42 bài viết

Mẫu bảng mô tả công việc lập trình Python
Lập trình Python chịu trách nhiệm viết logic ứng dụng web phía máy chủ, phát triển các thành phần back-end, kết nối ứng dụng với các dịch vụ web của bên thứ ba khác và hỗ trợ các nhà phát triển front-end bằng cách tích hợp công việc của họ với ứng dụng Python. Hy vọng, Mẫu bảng công việc lập trình Python này sẽ giúp các bộ phận nhân sự dễ dàng hơn cho việc tuyển dụng những vị trí này. Về lập trình viên Python: Để thành một Python Developer giỏi, các lập trình viên cần nắm rõ cấu trúc dữ liệu và giải thuật, kỹ thuật lập trình hướng đối tượng cũng như có kiến thức hoặc kinh nghiệm về framework liên quan như Flask, Django cũng như Restful Framework của từng Framework trên… để cùng tham gia nghiên cứu, thiết kế, phát triển và tích hợp các các giải pháp và hệ thống ứng dụng phục vụ công việc quản trị, vận hành và điều hành cho sản phẩm công ty/ khách hàng. Tham khảo việc làm python mới nhất trên Station D Mẫu bảng công việc lập trình Python YÊU CẦU CÔNG VIỆC Có kinh nghiệm lập trình python, sử dụng thành thạo một trong các framework như Flask, Django,… Có kinh nghiệm làm việc trên hệ điều hành Linux(Ubuntu), Window… Có kiến thức lập trình OOP, design pattern. Có hiểu biết cơ bản về cơ sở dữ liệu và hệ thống: MySQL, MongoDB hay PostgreSQL – Biết sử dụng công cụ quản lý mã nguồn: Git, Jira, SVN… Nắm vững kiến thức về HTML/CSS/Javascript – Khả năng làm việc tốt trong môi trường tốc độ cao. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Tham gia lập trình và phát triển web/service bằng ngôn ngữ python Tham gia...

Chiến lược “Mưa dầm thấm lâu” thay đổi tư duy lập trình mà nhà quản lý nào cũng cần biết
Tôi gặp anh Bình Nguyễn – CEO MobyteLab vào một buổi chiều Sài Gòn đổ mưa khá lớn, anh đón chúng tôi bằng một nụ cười thân thiện, nhiệt tình. Anh kể về câu chuyện khởi nghiệp kì lạ gắn liền với những con số 3 của MobyteLab, những trăn trở về thị trường tuyển dụng lập trình viên, và những câu chuyện thú vị khác nữa… Câu khởi nghiệp… Tháng 1 năm 2015, lúc đó anh Bình đang có một công việc ổn định, nhưng với máu đam mê kinh doanh, cùng với background sẵn là một “coder chính hiệu” nhận thấy tiềm năng thị trường mobile lúc đó là rất lớn, trong khi cung không đáp ứng đủ cầu, còn rất nhiều cơ hội. Nghĩ là làm, anh Bình rời bỏ công việc hiện tại để bắt đầu xây dựng công ty riêng cho mình với tên gọi là MobyteLab – chuyên gia công phần mềm Mobile cho thị trường nói tiếng Anh (Anh, Pháp, Mỹ, Canada…). Thời điểm bắt đầu công ty có 3 thành viên, và sau 3 năm MobyteLab đã có 13 thành viên. 3 năm không phải là thời gian quá dài đối với 1 doanh nghiệp, nhưng với một start-up đi lên từ con số 0, tham gia vào một lĩnh vực quá nhiều mạo hiểm như là làm outsource về mobile cho thị trường nước ngoài (với những tiêu chuẩn quốc tế, sự cách biệt về không gian – địa lý cũng như bất đồng về ngôn ngữ,..) việc trụ vững được là cả một hành trình dài và không mấy dễ dàng. Tuy nhiên nhìn lại chặng đường đã qua anh Bình vẫn lạc quan chia sẻ: “T hực ra lĩnh vực nào cũng có những đặc thù, những khó khăn...

OpenCV là gì? Học Computer Vision không khó!
Nếu bạn có hứng thú muốn biết về nhận dạng khuôn mặt hoặc video stream, đến computer vision hoặc build một đường pipeline hoàn chỉnh cho việc phân loại ảnh; kiểu gì cũng sẽ đụng đến OpenCV ở đâu đó trên đường học và thử. Vậy OpenCV là gì? Sự thật là việc học về OpenCV đã từng khó khăn hơn giờ gấp 100 lần. Tài liệu thì khó tìm, chả biết đau để định hướng. Tutorial cũng khá khó theo và không hoàn thiện. Tin tốt là để hiểu được OpenCV không còn quá khó khăn như thế nữa, việc nghiên cứu OpenCV đã trở nên dễ dàng hơn nhiều. Hôm nay hãy cùng Station D tìm hiểu những định nghĩa, tính năng và phạm trù cơ bản nhất của OpenCV để hiểu hơn bạn cần làm gì tiếp thao và tìm kiếm thông tin ở đâu để nắm chắc OpenCV. OpenCV là gì ? Project OpenCV được bắt đầu từ Intel năm 1999 bởi Gary Bradsky . OpenCV viết tắt cho Open Source Computer Vision Library . OpenCV là thư viện nguồn mở hàng đầu cho Computer Vision và Machine Learning, và hiện có thêm tính năng tăng tốc GPU cho các hoạt động theo real-time. OpenCV được phát hành theo giấy phép BSD (*) , do đó nó miễn phí cho cả học tập và sử dụng với mục đích thương mại. Nó có trên các giao diện C++, C, Python và Java và hỗ trợ Windows, Linux, Mac OS, iOS và Android. OpenCV được thiết kế để hỗ trợ hiệu quả về tính toán và chuyên dùng cho các ứng dụng real-time (thời gian thực). Nếu được viết trên C/C++ tối ưu, thư viện này có thể tận dụng được bộ xử lý đa lõi (multi-core...

Freelancer IT là gì? Những điều thú vị về Freelancer lập trình
Freelancer IT hiện tại là một trong những xu hướng ngành nghề được quan tâm. Nhiều thắc mắc được đặt ra xoay quanh Freelancer ngành lập trình. Vậy Freelancer IT là gì? Cùng Station D tìm hiểu về những điều thú vị xoay quanh Freelancer IT qua bài viết sau! Freelancer IT là gì? Freelancer IT là gì? Hiểu một cách đơn giản, Freelancer IT (người làm lập trình tự do) là những người được tự do trải nghiệm công việc của mình và không chịu một giới hạn nào về thời gian, môi trường. Họ được trả tiền để đảm bảo các nhiệm vụ về ngành lập trình IT. Các nhiệm vụ được họ thực hiện trong một thời gian nhất định theo hợp đồng freelancer. Và mỗi một Freelancer lập trình cần có trách nhiệm hoàn thiện công việc, cam kết tiến độ và chất lượng, hiệu quả công việc. Xem ngay những tin đăng tuyển freelancer IT trên Station D Điều gì thú vị đối với một lập trình viên Freelancer IT? Tất nhiên là có. Bản chất của công việc freelancer là không gò bó về mặt thời gian, phạm vi. Và tùy thuộc vào từng quy mô doanh nghiệp, mỗi freelance sẽ có những giới hạn riêng trong phong cách tổ chức nghề nghiệp của mình. Một Freelancer IT có những điều gì thú vị? Đối với những freelancer IT, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn loại hình ngôn ngữ lập trình dựa trên các hệ giá trị riêng như sở thích, lĩnh vực chuyên sâu trong ngành IT: tuyển dụng Data Scientist , Business Analyst , Mobile App Developer,… Hoặc tương ứng với nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau như Java , PHP , HTML, CSS,… Do vậy, bạn sẽ chủ động...

Giải mã bí quyết quản lý nhân viên IT là Gen Z thành công
Thế hệ Gen Z (sinh từ năm 1995 đến 2012) đang dần chiếm lĩnh thị trường lao động, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ. Với tư duy sáng tạo, khả năng thích ứng nhanh chóng và tinh thần trách nhiệm cao, Gen Z được kỳ vọng sẽ là nguồn nhân lực quan trọng cho sự phát triển của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, để quản lý nhân viên IT là Gen Z hiệu quả, các nhà quản lý cần có những hiểu biết và kỹ năng phù hợp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những đặc điểm tính cách, thói quen tìm việc để đưa ra các bí quyết quản lý nhân viên IT là Gen Z hiệu quả nhất. Vì sao nhân sự Gen Z lại quan trọng đến vậy? Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tại Việt Nam, số lượng Gen Z trong độ tuổi lao động (từ 15 tới 24 tuổi) vào năm 2019 là khoảng 13 triệu người . Tới năm 2025, Gen Z dự kiến sẽ chiếm 1/3 dân số trong độ tuổi lao động tại Việt Nam, và sẽ có ảnh hưởng lớn tới thị trường lao động trong nước. Dưới đây là một số số liệu cụ thể về nhân sự Gen Z trên thị trường lao động hiện nay: Tỷ lệ Gen Z tham gia thị trường lao động: Theo một nghiên cứu của Anphabe, tỷ lệ Gen Z tham gia thị trường lao động tại Việt Nam năm 2023 là khoảng 25% . Ngành nghề mà Gen Z quan tâm: Gen Z có xu hướng quan tâm đến các ngành nghề liên quan đến công nghệ, truyền thông, sáng tạo và giáo dục. Yêu cầu về môi trường làm việc: Gen Z...

6 bí quyết giữ chân nhân tài ngành IT cho doanh nghiệp
Nhân tài trong ngành Công nghệ thông tin (IT) luôn được coi là tài sản quý giá và một trong những yếu tố quyết định thành công của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, giữ chân nhân tài IT đã trở thành một thách thức không nhỏ đối với người làm tuyển dụng. Thị trường cạnh tranh gay gắt và sự tăng trưởng không ngừng của ngành này khiến việc giữ chân nhân tài trở thành chuyện muôn thuở. Với tình hình đầy thách thức này, việc tìm ra những bí quyết giữ chân nhân tài ngành IT trở nên càng quan trọng hơn bao giờ hết. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những chiến lược để tạo ra môi trường làm việc hấp dẫn và đáp ứng nhu cầu của nhân tài trong ngành Công nghệ thông tin. Xu hướng nhảy việc ngành CNTT ngày càng gia tăng Tình hình việc làm hiện tại của nhân viên IT đang trải qua những biến động đáng chú ý. Theo báo cáo thị trường IT Việt Nam năm 2022 của Station D, có 20,70% lập trình viên đang tích cực tìm kiếm một công việc mới, đây là tỷ lệ cao nhất từ trước đến nay. Ngoài ra, 28,9% trong số họ dự định chuyển hoặc tìm việc mới trong 6-12 tháng tới. Sự gia tăng này tạo ra một thách thức cho các nhà tuyển dụng CNTT trong việc giữ chân nhân tài công nghệ. Tuy nhiên, đồng thời cũng mở ra nhiều cơ hội để tìm kiếm các ứng viên phù hợp. Nghiên cứu của LinkedIn cũng cho thấy ngành IT là một trong những ngành có tỉ lệ luân chuyển nhân viên cao nhất, lên đến 13,2% . Sự luân chuyển này có thể phản ánh...

Những Câu Hỏi Nên Hỏi Khi Phỏng Vấn Giúp Ứng Viên Ghi Điểm Với Nhà Tuyển Dụng
Phỏng vấn là quá trình trao đổi thông tin giữa hai bên: ứng viên và nhà tuyển dụng, để cả hai có thêm hiểu biết về nhau và đánh giá được sự phù hợp giữa hai bên. Một câu hỏi quen thuộc mà các ứng viên thường gặp trong quá trình phỏng vấn là “Bạn có câu hỏi gì muốn hỏi chúng tôi không?” , “Bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin gì không?” . Đừng bao giờ trả lời “Tôi không có thắc mắc nào” . Hãy tìm hiểu thêm về những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng , chúng sẽ giúp bạn ghi điểm đầy ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng đấy. Biết cách đặt câu hỏi sẽ giúp ứng viên “ghi điểm” với nhà tuyển dụng Tại sao cần chuẩn bị trước những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng? Có nhiều lý do khác nhau mà ứng viên nên để tâm đến việc chuẩn bị những câu hỏi sẽ hỏi người phỏng vấn. Cách đặt câu hỏi sẽ phản ánh rất chân thật sự quan tâm của ứng viên đến công việc và vị trí họ ứng tuyển. Người phỏng vấn, nhất là những người trực tiếp quản lý nhân sự trong phòng ban sẽ đánh giá rất cao việc ứng viên đặt những câu hỏi liên quan đến công việc chuyên môn hoặc sắp xếp tổ chức trong quá trình làm việc . Những câu hỏi này cho thấy ứng viên thật sự quan tâm và mong muốn có được công việc, vì đã dành nhiều thời gian để tìm hiểu về nó. Xem thêm việc làm IT intern hấp dẫn tại Station D Thêm vào đó, nhờ đã tìm hiểu thông tin đủ nhiều và đã có một số câu hỏi liên...

Nên đăng tin tuyển dụng ở đâu? Cần lưu ý gì khi đăng tin tuyển dụng
Nên đăng tin tuyển dụng ở đâu cho hiệu quả khi nhu cầu của doanh nghiệp ngày càng gia tăng? Làm thế nào để vừa tuyển được người tài vừa tiết kiệm chi phí nhất? Có thể thấy, việc tìm được một ứng viên chất lượng thì nhà tuyển dụng cần phải lên chiến lược cụ thể. Chọn đúng nơi, đúng nền tảng để đăng tin tuyển dụng là bước đầu tiên giúp nhà tuyển dụng tiếp cận được đối tượng cần tuyển. Bài viết này, Station D sẽ giải đáp cho bạn tất cả các vấn đề trên. Nhu cầu đăng tin tuyển dụng chất lượng ngày càng cao Sau hơn 2 năm đại dịch, nhu cầu tuyển dụng nhân sự của các doanh nghiệp đã bắt đầu tăng trở lại. Các ngành nghề như: Thương mại điện tử, Công nghệ thông tin, Thiết kế đồ họa, Kỹ thuật ô tô, Logistic & Quản lý chuỗi cung ứng,… đang rất khát nhân lực. Đặc biệt, trong thời điểm cuối năm nay khi tình hình kinh tế đang có nhiều biến động thì vấn đề tuyển dụng nhân sự chất lượng cao lại càng cấp thiết. Nhiều công ty, doanh nghiệp đã phải bỏ ra một ngân sách rất lớn để giải quyết vấn đề tìm kiếm và đào tạo nhân sự. Có thể thấy, việc tìm được một kênh tuyển dụng chất lượng với tiềm năng nhân sự dồi dào, sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình tuyển dụng của doanh nghiệp. Vậy các doanh nghiệp nên đăng tin tuyển dụng ở đâu cho hiệu quả? Nên đăng tin tuyển dụng ở đâu? Tham khảo 5 kênh tuyển dụng chất lượng Những ưu nhược điểm của các kênh này là gì? Lựa chọn kênh nào sẽ phù hợp...

Recruitment Challenge: “Em có xứng đáng với mức lương ấy không?”
Những thách thức từ nhà tuyển dụng – Recruitment Challenge luôn được đặt ra trong mọi trường hợp. Liệu bạn có thật sự nắm thế thượng phong để giải quyết tốt thách thức mà nhà tuyển dụng đặt ra? Nếu được hỏi: “Tại sao em nghĩ mình xứng đáng nhận mức lương ấy?”, đâu là cách một ứng viên tiềm năng về nhân sự sẽ đáp trả? Có thể bạn quá sốc với Recruitment Challenge, bạn đập bàn và bỏ về chăng ? Không, không, cách này chỉ phù hợp khi nhà tuyển dụng đặt câu hỏi một cách thiếu tế nhị. Tuy nhiên, lại phát ngôn đầy khéo léo, không thẳng thắn, kiểu sốc đối phương nhưng chỉ bằng những ngôn từ tinh tế. Vì vậy, bạn nên dùng sự thông minh để “đối đáp” lại đòn phủ đầu của họ. Thế cười trừ, tỏ vẻ ngại ngùng và cho qua thì sao ? Cách này lại càng không. Bạn không nên thể hiện mình là người thiếu tự tin. Cuộc phỏng vấn cần sự tương tác của bạn và cả nhà tuyển dụng thì nó mới thú vị. Vậy làm thế nào cho ngầu đây? Cùng Station D thiết lập kế hoạch “phản công” nhà tuyển dụng nào. Nhận thức tổng quát vấn đề là bước đi đầu tiên Trước hết, bạn cần nhận thức rõ về vấn đề từ đó xác định trọng tâm của vấn đề từ thách thức được nhà tuyển dụng đặt ra chính là lương. Sự am hiểu chiếm 70% khả năng thành công của màn lật bài ngửa. Vì thế, hãy cố gắng nắm bắt trọng tâm một cách tốt nhất có thể. Vậy quỹ lương của một công việc bao gồm những gì? Theo trải nghiệm cá nhân, nhiều ứng viên...

Khan hiếm lập trình viên làm việc tại Nhật, nhà tuyển dụng chấp nhận tuyển cả IT không biết tiếng Nhật
Khái niệm “hệ thống nhúng” (embedded system) mới “hot” ở Việt Nam một vài năm trở lại đây, và được dự báo sẽ làm nên làn sóng đổi mới thứ ba trong sự phát triển công nghệ thông tin và cơ hội làm việc – tuyển dụng IT đi Nhật cho cộng đồng developer tại Việt Nam. Theo ước tính của các chuyên gia, đến năm 2020, hệ thống nhúng toàn cầu sẽ đạt doanh số là 8 tỷ đô-la Mỹ. Sự xuất hiện ngày càng nhiều các đối tác lớn trong lĩnh vực này tại Việt Nam, đã mở ra một hướng đi mới cho những ai đi theo con đường học lập trình nhúng. Ngoài ra, cơ hội việc làm IT cho người Việt cũng có thể lên đến gần 200 triệu đồng/ tháng, theo chuyên trang IT Techtalk. Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam, có khá ít các trường đại học đào tạo lập trình nhúng, nhưng nhu cầu nhân lực cho ngành này rất lớn và đang thiếu hụt nghiêm trọng. Trong buổi phỏng phỏng vấn gần đây với Station D , anh Nguyễn Trường Sơn – Giám đốc nhân sự của NATAES – công ty chuyên cung cấp lập trình viên nhúng cho thị trường Nhật Bản chia sẻ: “Không như ở lĩnh vực phần mềm đơn thuần, một nhân viên mới vào nghề chỉ cần từ ba đến sáu tháng huấn luyện là đã có thể làm tốt công việc được giao. Còn trong ngành gia công phần mềm cho hệ thống nhúng, một nhân viên mới cần ít nhất sáu tháng đến một năm để có thể bắt đầu làm việc có hiệu quả, và cần tới năm năm mới có thể làm việc thành thạo. Việc tuyển người và đào tạo...
![[Update] 5 xu hướng tuyển dụng IT 2024 không thể bỏ qua](https://img-cdn.stationd.blog/w800-h600/featured/5-xu-huong-tuyen-dung-it-2023-218x150_20250424021933_918c5faa.png)
[Update] 5 xu hướng tuyển dụng IT 2024 không thể bỏ qua
Vượt qua những khó khăn từ làn sóng Covid-19, giờ đây các doanh nghiệp CNTT tiếp tục bước vào cuộc đua tìm kiếm và giữ chân nhân tài. Vậy bức tranh tuyển dụng nhân sự IT năm 2024 sẽ như thế nào? Nhà tuyển dụng cần phải hành động gì để thu hút được nhân sự chất lượng? Bài viết này sẽ cho bạn góc nhìn tổng quát về xu hướng tuyển dụng IT 2024 , từ đó giúp doanh nghiệp xây dựng các chiến lược tuyển dụng hiệu quả nhất. Hình thức làm việc từ xa tiếp tục dẫn đầu xu hướng trong tuyển dụng IT 2024 Với tác động của dịch bệnh kéo dài đã ảnh hưởng trực tiếp đến lực lượng lao động, mô hình công việc truyền thống giờ đây đã không còn phù hợp trong bối cảnh hiện tại. Theo Báo cáo thị trường IT Việt Nam – Tech Hiring 2022 của Station D, Gần 75% các lập trình viên đang làm công việc toàn thời gian, thấp hơn con số trước đó năm 2021. Lý do không phải do thất nghiệp, mà bởi xu hướng làm việc từ xa (remote)/ tự do (freelance) gia tăng. Nhiều công ty đã chính thức đưa mô hình hybrid (kết hợp giữa làm việc tại công ty và làm việc từ xa) vào quá trình vận hành, điều này đã tạo ra nhiều phản hồi tích cực từ phía nhân viên trong năm 2022. Với mô hình này, nhân viên có thể linh hoạt làm việc từ bất kỳ đâu, tăng tính hiệu quả và sự thoải mái trong công việc. Nhưng mô hình hybrid này cũng đứng trước nhiều thách thức như sự gắn kết của các nhân viên, sự thiếu tin tưởng từ nhà quản lý...

Thư mời phỏng vấn? Bật mí tips viết thư mời phỏng vấn hiệu quả
Thư mời phỏng vấn là loại hồ sơ quan trọng được nhà tuyển dụng gửi đến các ứng viên sau quá trình dài chọn lọc CV. Sau khi cân nhắc và xét chọn dựa trên các tiêu chí đề ra, những thư mời phỏng vấn sẽ được thông báo cho các ứng viên tiềm năng nhất. Và không quá để nói rằng thư mời phỏng vấn là một trong những yếu tố đại diện bộ mặt của tổ chức/doanh nghiệp. Nội dung của thư mời interview luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Vậy hiểu thế nào là một thư mời phỏng vấn đúng chuẩn? Đâu là những điêm cần lưu ý khi viết thư mời phỏng vấn? Bí quyết nào giúp cho nhà tuyển dụng tạo ra các thư mời thật sự có hiệu quả. Cùng Station D tìm hiểu thông qua bài viết sau. Thư mời phỏng vấn là gì? Thư mời phỏng vấn (hay còn gọi là Interview Invitation Email) là lá thư được gửi đến ứng viên sau vòng xét duyệt hồ sơ CV. Mục đích chính là thông báo đến các ứng viên được chọn đi tiếp “thứ thách tuyển dụng” để trao đổi; khai thác thêm các vấn đề xoay quanh ứng viên. Đây là loại thư mời quan trọng và được nhà tuyển dụng chú trọng. Thực tế cho thấy, có nhiều hình thức thông báo như gọi điện trực tiếp. Song, quá trình tuyển dụng cần tối ưu hóa và việc gửi thư mời qua email là cách thức hữu hiệu. Thư mời phỏng vấn – Interview là gì? Với loại thư này, ứng viên có thể chấp nhận hoặc không; hoặc có thể linh động chọn khác. Phía nhân sự tuyển dụng bên công ty nếu biết cách thiết...