Developer Resources

Duyệt các bài viết được gắn thẻ Developer Resources

97 bài viết

Bí mật giúp bạn thành công khi phỏng vấn (P2)

Bí mật giúp bạn thành công khi phỏng vấn (P2)

Bí mật giúp bạn thành công khi phỏng vấn (P1) Glassdoor: Theo chị, việc ứng viên không trả lời được câu hỏi trong buổi phỏng vấn có ảnh hưởng đến kết quả hay không? Nếu ứng viên không biết câu trả lời, cách phản hồi tốt nhất là gì? Những cơ hội làm Machine Learning với mức lương cực cao McDowell: Hoàn toàn bình thường! Tôi cho rằng việc bạn không biết trả lời một câu hỏi là chuyện rất bình thường. Tôi khuyên bạn nên dành một chút thời gian suy nghĩ và đảm bảo rằng hiểu rõ tất cả các chi tiết của vấn đề một cách chính xác. Sau đó sử dụng bảng ghi chép lại các chi tiết và đưa ra các ví dụ để tìm ra cách giải quyết của vấn đề. Hãy tưởng tượng bạn hỏi những người không biết gì về code các câu hỏi chuyên sâu về mảng này, chắc chắn họ sẽ không biết câu trả lời – nhưng nếu bạn nói với họ rằng hãy đọc tài liệu và tìm thử đi, thì tỷ lệ cao là họ sẽ làm được. Vì vậy, hãy xem xét kĩ các thông tin trong câu hỏi để tìm ra đáp án hợp lí nhất. Khi bạn đã có một số hướng giải quyết, ngay cả khi chúng không phải là cách tốt nhất, hãy nghĩ về những trường hợp tệ nhất và cách tối ưu hóa chúng. Nếu hướng giải quyết của bạn không thành công, hãy suy nghĩ lại thật kĩ để xác định lí do thất bại. Khi đã tìm ra giải pháp, đừng vội vàng code liền tay. Bạn có biết rằng, một trong những điều làm con người chậm lại là tính hấp tấp – họ có một ý...

By stationd
Lời khuyên sau khi phỏng vấn hơn 100 Kỹ sư Phần mềm

Lời khuyên sau khi phỏng vấn hơn 100 Kỹ sư Phần mềm

Tác giả: Hugo Rocha Trong những năm vừa qua tôi đã thực hiện hơn 100 cuộc phỏng vấn về kỹ sư phần mềm – software engineer . Nếu các bạn thắc mắc cách mà nhà phỏng vấn hiểu ứng viên, làm thế nào họ đánh giá ứng viên có phù hợp với vị trí công việc hay không, hãy đọc hết bài viết này. Mặc dù mỗi công ty có một quy trình của riêng họ, nhưng vẫn có một số bẫy rất quen thuộc mà ứng viên thường không vượt qua được, và sau đây là lời khuyên chân thành để tránh được chúng. 8 câu hỏi phỏng vấn dành cho các lập trình viên Mobile app Software engineer giỏi Colin R. Davis từng nói “Con đường dẫn đến thành công và thất bại là gần như nhau”. Không có một tiêu chuẩn độc nhất nào để miêu tả một SE – software engineer giỏi cả. Nó còn phụ thuộc vào nhu cầu vị trí ấy và mức độ đa dạng sản phẩm và tuổi đời của một công ty. Một công ty startup dĩ nhiên thì cần marketing trong thời gian ngắn, trong khi một công ty lão làng đã có lượng khách hàng lớn và ổn định sẽ đối mặt với những thách thức khác về quy mô và cấu trúc công ty. Từ đó, xây dựng product với sự hiểu biết về doanh nghiệp sẽ khác với chuyện giải quyết những challenge công nghệ phức tạp. Biến Git và GitHub trở thành công cụ đắc lực cho Software Engineer Một engineer cầu toàn đến từng chi tiết sẽ khác với engineer phải thực hiện công việc trong thời gian gấp rút. Vì thế bài toán ở đây là phải hiểu được công ty nào đang tìm...

By stationd
Top 20 chứng chỉ IT được săn đón nhất trong ngành CNTT

Top 20 chứng chỉ IT được săn đón nhất trong ngành CNTT

Theo Global Knowledge , dữ liệu cho thấy các khách hàng của họ sau khi chọn học các khóa này thì đã có công việc tốt hơn sau khi tốt nghiệp. Các báo cáo về thị trường tuyển dụng IT cũng chỉ ra sự thật là các nhà tuyển dụng đang dần nâng cao yêu cầu và tìm kiếm những ứng viên có nhiều kỹ năng để đáp ứng công việc. Điểm qua top 20 chứng chỉ IT danh giá nhất trong ngành CNTT, những chứng chỉ lập trình viên này hoàn toàn có thể được học online tại nhà, cùng tìm hiểu thật kỹ để xác định lĩnh vực bạn muốn trau dồi bản thân để thăng tiến trong sự nghiệp nhé. TITIL – Thư viện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin ITIL (Information Technology Infrastructure Library) nói tóm gọn là một framework tổng hợp được nhiều doanh nghiệp sử dụng để xây dựng hệ thống quản lý dịch vụ CNTT (IT Service Management). Mục tiêu mà ITIL hướng tới là nâng cao sự hài lòng của khách hàng, tối ưu hóa chi phí hoạt động CNTT, nâng cao hình ảnh bộ phận CNTT, giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh, framework mô tả quy trình cần có trong dịch vụ CNTT, hướng dẫn triển khai, kỹ năng cần có, định nghĩa từng vai trò và trách nhiệm của người tham gia cung cấp dịch vụ. Một số doanh nghiệp đầu tư FDI vào Việt Nam yêu cầu vendor phải có chứng chỉ ITIL quốc tế có thể kể đến Lazada, Suntory PepsiCo Vietnam, Coca Cola Vietnam, HSBC Bank Vietnam, SCC Vietnam, AIG Insurance vì hệ thống dịch vụ CNTT mà họ cung cấp được xây dựng theo giá trị thực tiễn của ITIL và đạt mức...

By stationd
Tài liệu làm chủ Python trong vòng 4 tuần (Phần 1)

Tài liệu làm chủ Python trong vòng 4 tuần (Phần 1)

Python là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, thông dịch, mã nguồn mở, đa mục đích và là ngôn ngữ lập trình được dùng khá phổ biến trên thế giới hiện nay. Là một ngôn ngữ có danh tiếng rất tốt trong giới lập trình, đã được sử dụng để viết nhiều chương trình phổ biến như Youtube, DropBox, Google, Instagram, và Spotify. Tuyển dụng python các công ty hot nhất Hai lợi thế chính của Python nằm ở sự đơn giản và linh hoạt của ngôn ngữ. Với cú pháp đơn giản của nó giúp các developer dễ dàng tìm hiểu, đọc và chia sẻ. Theo một báo cáo, có tới 145.000 custom-built software package đã được tải lên cho online repository. Chúng trải dài từ nhiều lĩnh vực bao gồm từ phát triển trò chơi đến thiên văn học, và có thể được cài đặt và thêm vào một Python program chỉ trong tích tắc. Sự linh hoạt này này có nghĩa là những cơ quan tình báo có thể sử dụng nó cho hacking, Google cho thu thập dữ liệu các trang web, Pixar để tạo phim và Spotify để giới thiệu các bài hát. Một trong số các gói phổ biến nhất là “machine learning”, được dùng cho những task với các gói data số lượng lớn mà vốn sẽ bất khả thi nếu dùng sức người. Nhằm tạo điều kiện nghiên cứu cho các bạn mới bắt đầu nắm bắt xu hướng, tiếp xúc với Python, Station D giới thiệu đến bạn series video “LÀM CHỦ PYTHON TRONG VÒNG 4 TUẦN” Station D mời bạn tiếp tục phần tiếp theo – khi bạn đã “tinh thông” Phần 1 nhé! Tham khảo các vị trí lập trình Python (All levels) tại Station D Tài liệu...

By stationd
Top 11 tài liệu tự học lập trình Java chọn lọc

Top 11 tài liệu tự học lập trình Java chọn lọc

Java vẫn là một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất hiện nay. Phần lớn là nhờ vào lịch sử lâu đời và danh tiếng của nó: dễ học nhưng khó thành thạo. Sau khi bạn đã hiểu rõ hơn về lập trình Java , việc tìm hiểu để tiến xa hơn có thể sẽ trở nên khó khăn. Bài viết này nhằm mục đích giúp các Java developer vượt qua các rào cản đấy thông qua việc cung cấp mười tài liệu hữu ích về Java. Tài liệu học lập trình Java từ cơ bản đến nâng cao Tài liệu học lập trình Java căn bản khá hay bằng tiếng Việt bạn nên thử học qua. Java Core (Tiếng Việt) Java Core (Tiếng Việt) được websites USD (updatesofts.com) tổng hợp lại với 10 chương chi tiết, văn phong dễ hiểu, chắc chắn sẽ phù hợp với những bạn tìm hiểu lập trình Java. Tổng hợp tài liệu JAVA (Tiếng Việt) Bộ Tài liệu lập trình Java Tiếng Việt Căn Bản Tổng Hợp này, sẽ mang đến cho bạn những tài liệu hay ho bằng Tiếng Việt về lập trình Java biên soạn bởi 2 trường ĐH lớn của Việt Nam là Bách Khoa Đà Nẵng và Hà Nội. Bên cạnh đó còn 2 cuốn ebook Java tiếng Việt khác đang chờ đón bạn. Bộ tổng hợp nhỏ này bao gồm: Java Core – ĐH Bách Khoa Đà Nẵng Lập trình Java Tiếng Việt Slide Lập trình Jave – Phạm Quang Dũng Tài liệu lập trình Java – ĐH Bách Khoa Hà Nội. Head First Java, 2nd Edition H ead First Java mang đến trải nghiệm học tập đa phương tiện, tương tác cao, cho phép các lập trình viên mới tiếp nhận các nguyên tắc cơ bản...

By stationd
Báo cáo toàn cảnh thị trường IT Việt Nam 2019 – Các công ty công nghệ tại Việt Nam đang làm gì?

Báo cáo toàn cảnh thị trường IT Việt Nam 2019 – Các công ty công nghệ tại Việt Nam đang làm gì?

Bên cạnh những báo cáo mới nhất của Station D về nhu cầu nhân lực ngành IT, vốn đang rất nóng trong thời gian gần đây, một trong các nguyên nhân chính là sự bùng nổ của các dịch vụ tiện ích do ứng dụng công nghệ giúp thay đổi cuộc sống và môi trường kinh doanh tại Việt Nam, Station D xin được phép cung cấp bản báo cáo “Vietnam IT Landscape – Các công ty công nghệ tại Việt Nam đang làm gì” được cập nhật mới nhất và đầy đủ nhất của toàn bộ thị trường IT. Bản báo cáo sẽ giúp chúng ta có được nhìn toàn cảnh về các ứng dụng công nghệ góp phần thay đổi cuộc sống đến từ các công ty công nghệ tại Việt Nam. Những doanh nghiệp được đề cập trong bản báo cáo này bao gồm các doanh nghiệp có các hoạt động liên quan nhiều đến việc tuyển dụng IT mạnh mẽ và đa dạng trong khoảng thời gian gần đây. Bao gồm nhiều lĩnh vực công nghệ khác nhau. Những số liệu và thông tin dùng trong bản báo cáo được cung cấp từ các chuyên gia, diễn giả, nhà nghiên cứu và các doanh nghiệp tham gia hoạt động Employer Branding, Networking và Marketing mạnh mẽ tại Việt Nam, cũng như kết hợp với những thông tin được lựa chọn và tổng hợp từ nhiều nguồn dữ liệu của Station D .

By stationd
TypeScript thoáng qua

TypeScript thoáng qua

Khi mình viết bài này rõ ràng thì TypeScript không còn là một thư viện đang nổi lên nữa. mà nó đã là thư viện đứng đầu về strong typing cho JavaScript . Hiện giờ nó và Flow của Facebook là 2 thư viện nổi tiếng nhất về strong typing cho Javascript. Nhưng có lẽ Microsoft với kinh nghiệm cùng ngôn ngữ ‘C#’,cái ngôn ngữ mà với mình nó là một ngôn ngữ đẹp, mạnh mẽ và khá chặt chẽ đã đem lại thành công cho TypeScript . Hiện nay rất nhiều thư viện đã và đang được viết mới hoặc viết lại bằng TypeScript như Angular , Vue 3 , Aurelia … Mặc dù Javascript là một ecosystem thay đổi chóng mặt, các chuẩn thay đổi liên tục, sóng sau sô sóng trước, cộng đồng hoạt động rất sôi nổi, rất nhiều concept được liên tục đưa ra, cũng như rất nhiều thư viên hỗ trợ cho nó nhưng tương lai là của nó vẫn là bất định 😅, thật sự tiếp cận và làm việc với Javascript khá là hứng thú cũng như tương đối là dễ dàng, nhưng cũng đã có những dự án đi xa được với nó, cũng có những anh tài đã dừng lại khi project thực sự trở nên quá lớn (nguồn: đọc tùm tà la bài của người ta). Có nghĩa dạo đầu thì dễ, còn sau sau thì khá là khó. Nhưng có lẽ với TypeSript thì Javascript ít nhất cũng đã tốt hơn khá khá là nhiều. Nhưng TypeScript cuối cùng cũng chỉ là một thư viện superset của Javascript nên bài này sẽ điểm qua các syntax của TypeScript cũng như giải thích đơn giản đi kèm theo kinh nghiệm của bản thân mình. Các bạn có thể tham...

By stationd
Chỉ sau 4 tháng đọc FreeCodeCamp, tôi đã là một full-stack developer

Chỉ sau 4 tháng đọc FreeCodeCamp, tôi đã là một full-stack developer

Bài viết được biên dịch từ lời chia sẻ của một web developer đến từ miền Nam Châu Âu nhận được gần 13k lượt xem trên FreeCodeCamp Xin chào tất cả anh em đang quan tâm đến câu hỏi làm thế nào để trở thành một lập trình viên, Tôi là một gã khờ 33 tuổi vừa được nhận vào vị trí full-stack developer lần đầu tiên trong cuộc đời sự nghiệp của tôi. Tôi thấy cần chia sẻ những kinh nghiệm quý giá này trên FreeCodeCamp – nơi đã giúp tôi thực hiện giấc mơ này. Việc nghiền ngẫm tất cả những chia sẻ của những người đi trước đã giúp tôi có động lực rất nhiều trên hành trình gian nan này. Kẻ thất bại có “học thức” Hành trình sự nghiệp của tôi những năm đầu đời quả không mấy tốt đẹp. Dù có trong tay tấm bằng đại học chuyên ngành xã hội học và tờ giấy chứng chỉ IT, tôi vẫn không thể kiếm cho mình một công việc tử tế. Thậm chí lúc cuộc khủng hoảng kinh tế đang diễn ra, tôi còn suýt phải đi đặt tờ rơi ở cửa kính trước của ô tô để kiếm sống. Cuối cùng, sau nhiều tháng ngập trong vô vọng, tôi chấp nhận làm việc tại một văn phòng bán bất động sản giá rẻ với mức lương bèo bọt vì không muốn tiếp tục phụ thuộc tài chính vào ba mẹ. Thời gian trôi qua, công ty này trở nên tồi tệ hơn tôi nghĩ. Bất chấp sự đầu tư chăm chỉ vào công việc, mức lương không hề nhúc nhích, môi trường làm việc ngày càng xuống cấp, cũng chẳng tồn tại sự phát triển chuyên sâu về kiến thức nào cả. Tôi đã...

By stationd
7 tuyệt kỹ giúp lập trình viên đậu phỏng vấn

7 tuyệt kỹ giúp lập trình viên đậu phỏng vấn

Làm thế nào để bạn có thể viết code thật hay khi làm bài test vào vị trí lập trình viên của các công lớn? Theo các chuyên gia phỏng vấn tại Gainlo , phần lớn các ứng viên khi được yêu cầu viết code thử thì chất lượng khá là thấp, bao gồm bug, cách viết dở, phức tạp, không nhất quán,… Một điều đáng quan tâm hơn là nếu bạn có khả năng code gọn và “sạch” thì rất dễ được nhận vào làm bởi vì ứng dụng của bạn sẽ ít bị bug, lỗi mà lại dễ sửa. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra những tip và trick thực tiễn nhằm giúp bạn cải thiện chất lượng code nhanh nhất có thể. Thậm chí, một số cách chỉ tốn của bạn 30 phút thôi nhưng chúng đều rất hữu ích và không đòi hỏi bạn phải có kiến thức thâm sâu mới làm được. Chọn ngôn ngữ lập trình Đa phần các công ty đều cho phép ứng viên được tự do chọn bất cứ ngôn ngữ nào mà họ thích và thường gặp nhất chính là C++ và Java . Mặc dù chúng không có sự cách biệt mấy bởi cả hai đều quá nổi tiếng, tuy nhiên từ dữ liệu thu thập được, C++ lại có những thế mạnh nổi trội hơn hẳn so với Java. Đầu tiên, C++ có cú pháp ngắn gọn hơn. Các bạn nên biết rằng, thông thường, công ty sẽ chỉ cho khoảng 20 phút để giải một vấn đề code và nếu lược ra khoảng thời gian ta suy nghĩ, thì chỉ còn xấp xỉ 10 phút để code thôi. Như vậy, C++ sẽ cho phép bạn giải quyết vấn đề nhanh hơn và gọn hơn....

By stationd
Tổng hợp các tài liệu về Convolutional Neural Network – chuẩn bị cho Quiz 02 Kambria Code Challenge

Tổng hợp các tài liệu về Convolutional Neural Network – chuẩn bị cho Quiz 02 Kambria Code Challenge

Có thể bạn chưa biết, Quiz 02 của Kambria Code Challenge sẽ tập trung vào chủ đề Convolutional Neural Networks. Cuộc thi sẽ diễn ra vào cuối tuần sau ngày 29/02/2020 . Convolutional Neural Network (CNNs – Mạng nơ-ron tích chập) là một trong những mô hình Deep Learning trong công nghệ trí tuệ nhân tạo. Thuật ngữ “convolutional – tích chập” có nghĩa là các hàm toán học tích hợp từ những hàm riêng biệt. Các ứng dụng của CNNs chủ yếu ở các hệ thống AI cấp cao như trong Robot có ứng dụng AI, các trợ lý ảo, xe tự lái. Trong bài viết này, Station D sẽ tổng hợp những nội dung về Convolutional Neural Network để giúp bạn nhanh chóng ôn tập kiến thức trước khi tham gia Quiz 02. Serie các bài viết cơ bản về CNN – dành cho những bạn mới tìm hiểu về Deep Learning và mô hình Convolutional Neural Network: Thuật toán CNN – Convolutional Neural Network Mạng nơ-ron tích chập Phần 1 Mạng nơ-ron tích chập Phần 2 Convolutional Neural Networks cheetsheet (Tiếng Anh) Serie các bài viết về ứng dụng của CNN trong thực tế: Ứng dụng Convolutional Neural Network trong bài toán phân loại ảnh Phát hiện giả mạo khuôn mặt bằng Deep Learning Deep Learning quá khó? Đừng lo, đã có Keras Deep Learning quá khó? Đừng lo, đã có Keras (Part 02) Sentence Vector: Các phương pháp mô hình hóa câu văn lên không gian vector Chúc bạn chuẩn bị tốt trước khi dự thi Quiz 02 – Kambria Code Challenge! —– Thông Tin Quiz 02 ⏰Thời gian: 14h00 – 14h45 (giờ Việt Nam) ngày 29/2/2020 📌Đăng ký tại: http://bit.ly/KambriaQuiz02 📢Thông tin chi tiết tại: http://bit.ly/KambriaQuiz02Announcement

By stationd
400+ Khoá học Online hot nhất Ivy League “giết thời gian” trong mùa đại dịch

400+ Khoá học Online hot nhất Ivy League “giết thời gian” trong mùa đại dịch

Hệ 08 trường Ivy League là một trong số các trường cao đẳng uy tín hàng đầu trên thế giới. Hệ thống bao gồm các trường ĐH Brown, ĐH Harvard, ĐH Cornell, ĐH Princeton, ĐH Dartmouth, ĐH Yale, ĐH Columbia, và ĐH Pennsylvania. Tất cả 8 trường đều nằm trong Top 15 của Truyền thông Mỹ và Báo cáo toàn cầu (U.S. News and World Report). Các trường Ivy League cũng nổi tiếng về việc chọn lọc rất cao và cực kỳ khó để đậu vào. Nhưng tin tốt là tất cả các trường đại học này hiện đã cung cấp các khóa học trực tuyến miễn phí trên nhiều nền tảng trực tuyến. Các khóa học này có tên là Massive Open Online Courses hoặc được gọi tắt là MOOCs. Đến nay, họ đã cho ra 500 khóa học, trong đó khoảng 450 vẫn còn hoạt động. Class Central đã thực hiện một bộ tổng hợp tất cả những khoá này, bạn có thể khám phá dưới đây. Tôi đã chia các khóa học này thành các loại sau: Computer Science Data Science (Khoa học Dữ liệu) Programming (Lập trình) Humanities (Nhân văn) Business (Kinh doanh) Art & Design Science (Khoa học) Social Sciences (Khoa học Xã hội) Health & Medicine (Y học) Engineering Mathematics (Toán học) Education & Teaching (Giáo dục) và Personal Development (Phát triển bản thân) Tôi cũng đã sắp xếp các khóa học này trên trang tổng hợp của Class Central cho Ivy League MOOCs . Bộ này sẽ được cập nhật tự động mỗi khi các khóa học mới được thêm vào. Bạn có thể đăng ký để nhận được cập nhật mới bằng cách nhấp vào “FOLLOW” màu xanh nút. Lưu ý rằng một số các khóa học Coursera thì hơi khó truy...

By stationd
Golang là gì? Top 07 Framework tối ưu “cực căng” cho Golang

Golang là gì? Top 07 Framework tối ưu “cực căng” cho Golang

Golang là một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất trên thế giới, đứng sau thành công của nhiều phần mềm nổi tiếng như Docker hay Kubernetes. Độ “nóng” của ngôn ngữ ngữ này giúp cho việc phát triển nguồn mở của dân dev ngày càng trở nên dễ dàng hơn. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về Golang và cung cấp danh sách top framework hàng đầu giúp bạn đi xa hơn trong lĩnh vực GO. Hãy lưu lại lại để dùng dần nha! Giới thiệu về ngôn ngữ Golang Golang (hay còn gọi là Go) là một ngôn ngữ lập trình được phát triển bởi Google vào năm 2007 và ra mắt chính thức vào năm 2009. Golang được thiết kế để có thể xử lý các công việc đa nhiệm và đa luồng một cách hiệu quả, đồng thời hỗ trợ tốt việc lập trình hệ thống. Điểm khác biệt của Golang so với các ngôn ngữ lâp trình khác là cú pháp đơn giản và dễ đọc, hỗ trợ nhiều tính năng, bao gồm cả hỗ trợ đa nền tảng, tốc độ thực thi nhanh và khả năng quản lý bộ nhớ tự động. Nó được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng đòi hỏi tốc độ cao, bao gồm các hệ thống web, game, máy chủ, các ứng dụng về đám mây và các dịch vụ liên quan. Thủ thuật xử lý lỗi trong Golang Flutter cơ bản - Framework di động được yêu thích nhất hiện nay? 7 Framework tốt nhất cho Golang bạn cần biết Gin/Gin-Gonic Gin là một framework được xây dựng trên nền tảng HTTP router và middleware, cung cấp các tính năng giúp đơn giản hóa việc phát triển các ứng dụng web với Golang....

By stationd