Developer Resources
Duyệt các bài viết được gắn thẻ Developer Resources
97 bài viết

Kiến thức C cho người mới và cách tự học lập trình C
Ngôn ngữ lập trình C là một trong những ngôn ngữ lập trình được ưa chuộng nhất hiện nay, từ các dự án nhỏ đến các dự án lớn và phức tạp. Cùng Station D tìm hiểu tất tần tật về ngôn ngữ lập trình này, bên cạnh đó chúng tôi cũng tổng hợp một số tài liệu và cách học lập trình C hiệu quả nhất. Khái niệm ngôn ngữ lập trình C Ngôn ngữ lập trình C là một ngôn ngữ lập trình bậc cao, đa chức năng (general-purpose), cung cấp giao diện trực tiếp, nhất quán và mạnh mẽ cho các hệ thống lập trình. Đây là lý do vì sao ngôn ngữ C được áp dụng rộng rãi trong việc phát triển phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng và các hệ thống nhúng. Sự linh hoạt và mạnh mẽ của ngôn ngữ C khiến nó được gọi là “mẹ của mọi ngôn ngữ”. Nhiều ngôn ngữ lập trình khác được phát triển dựa trên C như C++ , PHP, JavaScript, Java , Python, và Perl. Bởi vì là một ngôn ngữ có tính chất general-purpose, C có khả năng thích ứng tốt với phát triển hệ thống, ví dụ như hệ điều hành, trình biên dịch và trình điều khiển mạng. Tuy nhiên một số người cho rằng cú pháp của C có thể phức tạp và khó học, trong khi những người khác nhấn mạnh vấn đề thiếu chuẩn hóa. Cùng tìm hiểu sâu hơn về ngôn ngữ lập trình C ở các phần tiếp theo cũng Station D! Việc làm lập trình C mới nhất tại Station D Lịch sử hình thành và phát triển của C programming language Lịch sử hình thành và phát triển của ngôn ngữ lập trình C...

Tiếng Anh dành cho lập trình viên
Trong suốt thời gian đi học, đi làm, trao đổi cùng nhiều anh em trên các cộng đồng lập trình trên thế giới. Trước đó mình học tiếng Anh theo cách khá sai lầm . Nên mình đã nghiên túc nghiên cứu và sưu tầm một “kho tài liệu” học tiếng Anh giao tiếp, để tiện trao đổi về những vấn đề mình gặp khi lập trình. Kèm theo đó là khi trao đổi với client không bị sót thông tin do qua một bạn thông dịch. Hôm nay mình sẽ share bộ bí kíp này, nhưng anh em nhớ đừng chỉ tải về rồi để đó. Nên tải từng cuốn rồi đọc cho thấy ít ít nha. 1/ Giải thích ngữ pháp tiếng Anh Như tiêu đề thì mục đích của cuốn sách này là phân tích ngữ pháp giúp anh em biết sử dụng các loại “thì” đúng trường hợp. Giúp cuộc hội thoại bớt “kì” hơn Download tại đây 2/ 3000 cụm động từ Với 3000 cụm động từ này, các câu giao tiếp của anh em sẽ đa dạng hơn. Download tại đây 3/ Từ vựng thường gặp trong đề thi TOEIC Anh em nào đang cần bằng TOEIC thì có thể tham khảo nha Download tại đây 4/ Từ vựng theo chủ đề trong đề thi IELTS Đã có TOEIC thì phải có IELTS cho anh em chứ Download tại đây 5/ Từ vựng tiếng Anh theo chuyên ngành Có thêm vốn từ thì không bao giờ là thừa nhỉ anh em? Download tại đây Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp anh em cải thiện vốn tiếng Anh hơn. Ngoài ra, còn tài liệu hay ho nào mà mọi người sưu tầm được thì chia sẻ tại phần bình luận nhé. Tìm việc...

30 laptop lập trình tốt nhất cho lập trình viên (Phần 2)
Bạn có đang tìm cho mình 1 laptop lập trình? Thực sự với cùng mức giá thì 1 con máy bàn lúc nào cũng mạnh và bền hơn so với 1 chiếc laptop, nhưng nói về tính linh hoạt và tiện lợi cho học tập và làm việc trong thời đại này thì việc sở hữu 1 con laptop với cấu hình phù hợp cho lập trình luôn là ưu tiên hàng đầu. Các bạn có thể xem Phần 1 của 30 laptop lập trình tốt nhất cho lập trình viên năm 2023 tại đây nhé! 11. Acer Chromebook CB515-1HT Acer Chromebook CB515-1HT là 1 trong những laptop lập trình tốt nhất. Vì không có khe hở không khí, cho phép các lập trình viên trải nghiệm độ rõ nét của màn hình được cải thiện ngay cả dưới ánh mặt trời. Điều tuyệt nhất về laptop này là nó có bộ xử lý 2.48GH vừa đủ tốt cho làm việc với nhiều ngôn ngữ lập trình như C, C++ và các framework như ASP.NET. Nếu bạn đang làm việc với những ứng dụng vừa và nhỏ thì đây chính là laptop hoàn hảo cho bạn. Kích cỡ màn hình 15.6” Độ phân giải màn hình 1366 x 768 Độ phân giải màn hình tối đa 1366 x 768 Bộ xử lý 1.6 GHz Celeron D Processor 360 RAM 2 GB DDR3 SDRAM Tốc độ bộ nhớ 1600 MHz Ổ cứng 256 SSD Bộ đồng xử lý đồ họa HD Graphics 400 Nhãn hiệu chipset Intel Mô tả card Tích hợp Kết nối không dây 802.11 bgn, Bluetooth Thời lượng pin trung bình 7 tiếng Những tính năng đặc biệt của Acer Chromebook CB515-1HT: – Intel® Pentium® (N4200, 1.10 GHz, 2 MB) và 4 GB LPDDR4 RAM làm cho laptop...

Con đường để trở thành một fullstack developer (Phần 2: Xem xét lại các Kế hoạch)
Một trở ngại lớn tôi thường tạo cho bản thân là không xem lại các kế hoạch sau khi lên được chúng. Tôi thường dễ chán nản khi phải quay lại làm một thứ nhàm chán nhiều lần. Nhưng nó cũng ám chỉ rằng “Tôi có thể sẽ không làm theo đầy đủ những cam kết của bản thân”, và nó khá là đúng với đa số các trường hợp và việc này thật sự nguy hiểm. Một trong những ưu tiên hàng đầu cho năm 2020 sẽ là thận trọng hơn trong những gì tôi đang làm hoặc không làm. Tại sao không bắt đầu trước khi năm cũ kết thúc? Trong bài viết trước trong seri này, tôi nêu ra vài hành động cho bản thân mình. Khi tôi xem xét lại chúng, ngay lập tức tôi nhận ra vài điều: Quá nhiều tiêu đề cùng 1 lúc = thiếu tập trung Tôi đã không theo sát mọi thứ (có thể xem 1 phần hậu quả của điền #1) Một vài thứ khá là mờ nhạt. Thông thường tôi sẽ đổ lỗi cho điều này để khiến tôi thêm thời gian chần chừ, trừ khi tôi cho đó là một cái gì đó thú vị thôi! Hãy cùng xem tôi đã tiến hành được đến đâu và xem xét lại những chỗ cần thiết. Tuyển dụng Full Stack lương cao cho bạn tại Station D Full stack web development Gồm những cái gì – “What” Database Dựng API Docker & Kubernetes Khai triển Làm cho nó nhìn ổn với React & Material Mục cuối có vẻ là mục thú vị nhất: Tôi biết cách nó vận hành như thế nào và học những thứ này có thể cần thiết cho vài công việc cụ thể nhưng vào lúc...

Nguồn tự học web front-end và web configuration ngon bổ rẻ
Lập trình web là công việc đòi hỏi nhiều kĩ năng và kiến thức chuyên môn khó. Có rất nhiều phương pháp để tự học, nhưng đa phần trong số đó đều đã lỗi thời và không còn có ích cho các lập trình viên bởi sự phát triển chóng mặt của ngành công nghệ này. Nếu bạn đang tìm kiếm những nguồn tài liệu miễn phí trên Internet thì xin chúc mừng, bạn đã đến đúng địa chỉ. Bài viết này sẽ cung cấp cho thần dân nhà dev những nguồn tự học giúp anh em thoát khỏi thời gian dài vừa fix bug vừa tìm hiểu nguyên nhân tại sao framework của bạn ngừng hoạt động. Front-end căn bản Interneting is Hard Đây là trang web với đầy đủ tài liệu hướng dẫn cách sử dụng HTML và CSS để xây dựng những website hiện đại. Nó sẽ bắt đầu từ góc nhìn của những học viên chưa biết gì về HTML hay CSS. Nếu bạn đang tìm kiếm một nơi cung cấp cho bạn về kiến thức nền tảng như thế thì hãy tham khảo ngay link phía trên. Mozilla Developer Network Đây có lẽ là nguồn tham khảo tốt nhất cung cấp các kiến thức tổng quát về lập trình web và thay thế được cho W3 Schools trong thư viện điện tử của tôi. CSS Diner Luyện tập CSS selector cũng giống như chọn lựa trái cây và rau củ vậy! CSS selector rất quan trọng để xây dựng nên một nền tảng CSS sạch và bền vững. Front-end tuyển dụng lương cao trên Station D Sự tương thích của các đặc tính của browser CanIUse Thực tế là không phải browser nào cũng được tạo ra theo cách giống nhau. CanIUse sẽ chỉ rõ...

Bạn trẻ ‘đu dây điện, ở trên mây’ khi phỏng vấn xin việc?
“99/100 em đi phỏng vấn đều chém câu “Em muốn làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp!” Chính vì sự nôn nóng mà nhiều bạn trẻ không tạo được ấn tượng ngay từ vòng đầu phỏng vấn, nhất là việc chỉ đưa ra điều kiện bản thân nhưng lại thiếu hiểu biết về công ty ứng tuyển. Có hay không bạn trẻ “đu dây điện”? Trong một bài chia sẻ trên mạng gây sốt mới đây, tác giả Thùy Vân – một chuyên viên truyền thông – thuật lại rằng “99/100 em đi phỏng vấn đều chém câu “Em muốn làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp!”. “Nghe thì hay, nhưng khi đi vào thực tế nó lại trở thành điều vô cùng khôi hài, nó phản ánh tính hài hước không giới hạn của các em” – Thùy Vân viết trên facebook. Cô cho rằng “môi trường chuyên nghiệp” theo tưởng tượng của các bạn trẻ (công ty lớn, văn phòng đẹp, lương cao, thưởng đều, nhân viên ăn mặc đẹp, thơm tho, sếp hiền như bà tiên, ông bụt…), trong khi thực tế “môi trường làm việc chuyên nghiệp” – theo Thùy Vân – thì phải là có Quy trình chuyên nghiệp (nhân viên cần biết công việc cần làm bắt đầu từ đâu, kết thúc thế nào, phối hợp với ai, trong bao lâu phải hoàn thành); Chính sách minh bạch (thưởng phạt phân minh); Con người chuyên nghiệp (việc đã giao thì phải hoàn thành)… Thùy Vân cho rằng “đi phỏng vấn, thay vì nói “em muốn làm việc trong một môi trường chuyên nghiêp”, hãy tự hỏi “mình đã chuyên nghiệp đủ với môi trường đó hay chưa”. Bảo Minh – một quản lí truyền thông – cho rằng những quan điểm của...

Redis là gì? Ưu điểm của nó và ứng dụng
Redis là gì? Redis là gì? – Redis (REmote DIctionary Server) là một mã nguồn mở được dùng để lưu trữ dữ liệu có cấu trúc, có thể sử dụng như một database, bộ nhớ cache hay một message broker. Nó là hệ thống lưu trữ dữ liệu với dạng KEY-VALUE rất mạnh mẽ và phổ biến hiện nay. Redis nổi bật bởi việc hỗ trợ nhiều cấu trúc dữ liệu cơ bản như:hash, list, set, sorted set, string… Tất cả dữ liệu được ghi và lưu trên ram, do đó tốc độ đọc ghi dữ liệu rất là nhanh. Các ứng dụng của Redis Sau khái niệm redis là gì thì chúng ta hãy đi đến ứng dụng của Redis ngoài tính năng lưu trữ KEY-VALUE trên RAM thì Redis còn hỗ trợ tính năng xắp xếp, query, backup dữ liệu trên đĩa cứng cho phép bạn có thể phục hồi dữ liệu khi hệ thống gặp sự cố…và có thể nhân bản (Chạy nhiều Server Redis cùng lúc). Caching: Sử dụng làm bộ nhớ đệm. Chính tốc độ đọc ghi nhanh mà Redis có thể làm bộ nhớ đệm, nơi chia sẻ dữ liệu giữa các ứng dụng hoặc làm database tạm thời. Ngoài ra Redis có thể sử dụng để làm Full Page Cache cho website. Cũng vì tính nhất quán của Redis, cho dù restart Redis thì người dùng cũng không có cảm nhận chậm khi tải trang. Counter: Sử dụng làm bộ đếm. Với thuộc tính tăng giảm thông số rất nhanh trong khi dữ liệu được lưu trên RAM, sets và sorted sets được sử dụng thực hiện đếm lượt view của một website, các bảng xếp hạng trong game chẳng hạng. Redis hỗ trợ thread safe do đó nó có thể đồng bộ...

Nên build cấu hình PC cho lập trình viên như thế nào?
Trong thời đại công nghệ phát triển nhanh chóng, việc sở hữu một chiếc PC mạnh mẽ là điều cần thiết đối với lập trình viên. Một cấu hình PC tốt không chỉ giúp công việc lập trình trơn tru hơn mà còn tăng hiệu quả khi xử lý các tác vụ nặng, từ lập trình game đến trí tuệ nhân tạo (AI). Bài viết này của Station D sẽ giúp bạn lựa chọn cấu hình PC cho lập trình viên tối ưu nhất. Các yếu tố cốt lõi khi build PC cho lập trình viên CPU (Bộ vi xử lý) Bộ vi xử lý (CPU) là linh kiện quan trọng nhất khi build PC nó quyết định tốc độ xử lý và hiệu suất tổng thể của máy tính, đặc biệt là cho lập trình viên. Đây là thành phần chịu trách nhiệm xử lý hầu hết các tác vụ trong suốt quá trình hệ thống hoạt động. Tất cả các lệnh từ phần cứng đến phần mềm đều phải thông qua CPU để chạy các chức năng. Các thuật toán lập trình ngày càng tinh vi và khối lượng dữ liệu cần xử lý cũng tăng lên theo thời gian. Các phần mềm lập trình phổ biến như Visual Studio, Sublime Text, Eclipse hay Dreamweaver đều khuyến nghị cấu hình CPU tối thiểu là quad-core (4 nhân) 8 luồng (thread) và tốc độ xung nhịp khuyến nghị là từ 3.0 GHz trở lên. Intel Core i5 hoặc i7 : Đây là lựa chọn lý tưởng cho các lập trình viên chuyên nghiệp, đặc biệt khi làm việc với các dự án nặng như phát triển game, AI, hoặc xử lý dữ liệu lớn bạn có thể cân nhắc lên core i9. AMD Ryzen 5 đến 9 : Với...

3 công cụ ngon bổ rẻ cho Front-End developer
Front-end, như chúng ta đã biết, là bộ mặt của một web hay app, giao diện đẹp, bắt mắt sẽ dễ gây thiện cảm và thích thú với nhiều người hơn, developer chính là người sẽ tạo nên bộ mặt đó, nhưng việc đó là không dễ dàng. Là developer đã khổ rồi, 3 công cụ dưới đây sẽ khiến dân trong nghề “dễ thở” hơn trong việc tìm kiếm các giải pháp front-end cho mình. 1. Lunar Popup Đây là một thư viện cung cấp cho dev bộ popup, không những với thiết kế đẹp cực xịn mà còn có animation vô cùng mượt, và quan trọng nhất là hoàn toàn miễn phí. Cách sử dụng cực kỳ đơn giản, chỉ với 3 bước phía dưới, dev đã có thể sử dụng các source, design template và animation xịn xò, đẹp đẽ cho website của mình. Nhưng khoan, đừng vội mừng, các bạn sẽ hoang mang khi click nút download lại bị chuyển vào trang gumroad rồi sẽ tự thắc mắc “ủa sao kêu miễn phí mà giờ lại bắt mua?”. Đừng lo, chỉ cần nhập con số như hình phía dưới xong cứ mạnh mẽ nhấn nút “I want this” để download nha (các bạn cũng đừng hỏi mình lý do vì sao vì chính mình cũng không biết lý do. 9 dự án mới nhất giúp bạn thành trùm Frontend trong năm 2024 2. Fancy Border Radius Chắc ai cũng ám ảnh vụ vẽ sharp bằng CSS lắm, ngồi canh border-radius mất cả nửa ngày trời. Từ khi phát hiện ra cái tool này, mình hạnh phúc vô bờ bến, nắm kéo chỉnh chỉnh, vừa mắt thì copy paste thông số vào phần border-radius của CSS, không cần mất thời gian ngồi mò mẫm, canh chỉnh nữa,...

Làm sao để không bị “ngộp” khi học cái mới?
Trong ngành IT chúng mình, học cũng là một phần của công việc Để làm mới những skill của bản thân, để theo kịp thời đại, không bị thụt lùi so với thế giới, chúng ta phải tự học. Đôi khi vì yêu cầu của dự án , vì nhu cầu tìm việc chúng ta phải học và tìm hiểu những ngôn ngữ/công nghệ mới. Thế nhưng, khi bắt đầu học một thứ gì đó, bạn sẽ dễ dàng thấy ngộp, thấy bối rối, vì có quá nhiều kiến thức cần phải học. Vậy làm sao để học dễ vào hơn , làm sao để không còn “ngộp” khi học kiến thức mới? Hãy xem những kinh nghiệm mình chia sẻ qua bài viết này nha. Bài này sẽ rất có ích cho các bạn sinh viên, cho những bạn vừa ra trường hoặc đang đi làm đấy. Tại sao việc học cái mới lại khó và gây “ngộp” như vậy? Để tìm cách giải quyết chuyện, trước tiên chúng ta phải tìm hiểu vì sao học cái mới lại khó, tại sao ta lại dễ thấy ngộp và choáng? Lý do đơn giản là vì: Trong ngành mình, khi học và sử dụng ngôn ngữ/công nghệ, ta không chỉ học nó, mà còn phải tìm hiểu về toàn bộ hệ sinh thái (ecosystem) của nó, những công nghệ liên quan tới nó. Những kiến thức này vô cùng rộng và … không có giới hạn. Mỗi ngôn ngữ/công nghệ luôn đi kèm với một hệ sinh thái “to bự” và phức tạp Khi thử tìm hiểu React , các bạn sẽ thấy có… vô vàn những thứ liên quan đến nó mà các bạn phải học: React là gì? Các khái niệm trong React như Component , Props ,...

71 trích đoạn code Python cho các vấn đề hàng ngày của bạn
Để bắt đầu, mình sẽ khởi động bằng cách chuyển tất cả trích đoạn code trong bài viết này tới Jupyter Notebooks (1 nguồn mở cho phép bạn tạo và chia sẻ các live code, phương trình, hiệu ứng hình ảnh cũng như các văn bản, v..v..). Nếu bạn có hứng thú với các loại project như vầy, thì hãy tiếp tục tới the GitHub repo nhé. Mình sẽ rất trân trọng sự giúp đỡ này! Các Vấn đề thường gặp Trong phần này, chúng ta sẽ xem thử các kịch bản phổ biến khác nhau thường phát sinh và làm thế nào để giải quyết chúng với code Python. Đặc biệt, mình sẽ chia sẻ qua lời giải thích ngắn gọn về vấn đề với 1 danh sách các giải pháp với code Python. Sau đó, mình sẽ link tất cả các nguồn tài nguyên mà mình có. Tìm việc làm python lương cao Đảo ngược Dictionary Đôi khi chúng ta có 1 dictionary trong tay, và muốn có thể nhảy tới đúng key và value của nó. Dĩ nhiên, có nhiều mối lo lắng như “làm cách nào để chúng ta có thể đối phó với các ‘clone value’?” và “sẽ ra sao nếu các value đang không ‘hashable’?”. Điều đó nói rằng, trong các trường hợp đơn giản, sẽ có vài cách hóa giải: # Use to invert dictionaries that have unique values my_inverted_dict = dict(map(reversed, my_dict.items())) # Use to invert dictionaries that have unique values my_inverted_dict = {value: key for key, value in my_dict.items()} # Use to invert dictionaries that have non-unique values from collections import defaultdict my_inverted_dict = defaultdict(list) {my_inverted_dict[v].append(k) for k, v in my_dict.items()} # Use to invert dictionaries that have non-unique values my_inverted_dict = dict() for key, value in my_dict.items(): my_inverted_dict.setdefault(value, list()).append(key) #...

Trả lời 44 câu hỏi phỏng vấn khó nhằn này, bạn sẽ vào được Apple!
Apple là một trong những công ty uy tín hàng đầu thế giới. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi biết để có 1 công việc ở đó thì không dễ dàng. Apple hỏi những câu hỏi liên quan đến kỹ thuật, dựa trên kinh nghiệm của ứng viên, và cả những câu hỏi kì quặc. Nếu bạn đang có dự định ứng tuyển vào vị trí nhân viên bán lẻ tại Apple store, bạn sẽ được hỏi rất nhiều câu hỏi về cách xử lý với khách hàng đang tức giận. Trang tìm việc Glassdorr đã tổng hợp những câu hỏi hóc búa nhất Apple đã từng hỏi các ứng viên. Một số câu hỏi giải quyết các vấn đề toán học, trong khi số khác lại vô cùng đơn giản nhưng bạn phải thật sự tật trung, cảnh giác. 1/ Chúng tôi có một cốc cà phê nóng và một cốc sữa lạnh. Phòng có nhiệt độ ở khoảng giữa nhiệt độ của 2 cốc. Khi nào thì chúng tôi nên thêm sữa vào cốc cà phê để có được cốc cà phê sữa ngon nhất và sớm nhất ( lúc lạnh, mát, hay để nguội) Vị trí : Product Design Engineer 2/ Tòa nhà Empire State Building có trọng lượng bao nhiêu? Vị trí: Solutions Consultant 3/ Làm cách nào để kiểm tra cây nhị phân nếu nó là hình ảnh phản chiếu của sub-trees trái & phải? Vị trí : Research scientist 4/ Bạn muốn là siêu anh hùng nào? Tại sao? Vị trí Retail 5/ Giải thích cho đứa trẻ 5 tuổi về RAM? Vị trí: Apple Genius 6/ Cánh máy bay hoạt động như thế nào? Vị trí: Lead Systems Engineer 7/ Vẽ cấu trúc bên trong của 1 chiếc iPhone. Vị trí:...