Chuyên gia nói
Duyệt các bài viết được gắn thẻ Chuyên gia nói
117 bài viết

Coffee Talk: Anh Trần Thiện Khiêm – Từ Việt Nam đến GAFA
Bài viết được sự cho phép của tác giả Huy Trần Đến hẹn lại lên, cũng tròn 2 năm kể từ bài Coffee Talk lần trước , hôm nay mình mời được anh Trần Thiện Khiêm , một nhân vật cũng khá nổi tiếng và sôi nổi để cùng trò chuyện về chủ đề mà rất nhiều bạn quan tâm: Đó là sống và làm việc ở nước ngoài. # Hành trình xuất ngoại làm việc Huy: Hello a Khiêm, cảm ơn anh đã dành thời gian để ngồi chém gió với em hôm nay. A với e thì nhẵn mặt nhau rồi, trên mạng thì a cũng khá là nổi rồi, nhưng cho bạn nào chưa biết, thì a có thể giới thiệu một tí về mình được ko? Khiêm: Chào Huy và các bạn, anh là Khiêm, một lập trình viên đến từ Đà Nẵng, hiện tại đang làm việc tại Canada. Mình đã làm khá nhiều công ty ở nhiều lĩnh vực khác nhau: Gameloft, Clearpath, Visa, Amazon và hiện tại đang làm việc tại Facebook được vài tháng rồi. Rất vui được nói chuyện trao đổi với Huy. 😃 Huy: Hình như đến thời điểm này, Gameloft là công ty anh gắn bó lâu nhất. Sau đó thì xuất ngoại vào Visa luôn. Có vẻ là một bước thay đổi khá lớn cả về công việc lẫn cuộc sống, anh có thể chia sẻ một chút về quyết định này không? Khiêm: Trước khi sang VISA Singapore thì mình có làm cho công ty thiên đường Clear Path 2 năm ở vị trí .NET Architect. Mình chưa từng nghĩ sẽ ra nước ngoài làm việc, nhưng khi mấy đứa như Huy Trần đi Mỹ làm mình cũng sốt ruột lắm. Quyết định đi qua Singapore của...

Business Intelligence (BI) là gì? Trò chuyện cùng chuyên gia Trường Phan để hiểu hơn về vai trò của BI trong hệ thống
Business Intelligence – BI là gì? Để hiểu đơn giản, BI (hay còn được gọi là trí tuệ doanh nghiệp) là một dạng công nghệ giúp doanh nghiệp hiểu biết về quá khứ, qua đó đưa ra quyết định, hành động và dự đoán tương lai. Trong đó BI bao gồm các kỹ năng, quy trình, công nghệ hay ứng dụng để hỗ trợ ra quyết định. BI là các hoạt động kết hợp giữa phân tích kinh doanh, khai thác dữ liệu, trực quan hóa dữ liệu, công cụ dữ liệu và cơ sở hạ tầng và thực tiễn để giúp tổ chức ra các quyết định-dựa trên data (data-driven decision). Trong mục chuyên gia nói kỳ này, cùng Station D trò chuyện với một chuyên gia về Business Intelligence – anh Phan Nguyễn Minh Trường – Technical Architect tại NashTech để hiểu hơn về cách mà nó hoạt động, cũng như những bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình áp dụng và triển khai. Tuyển dụng business intelligence lương cao cho bạn Đôi nét về khách mời Phan Nguyễn Minh Trường Khởi đầu sự nghiệp với nghề web designer tại Saigon Postel Chuyển hướng sang data analysis trong lĩnh vực ngân hàng Trải qua các vị trí developer, anh Trường hiện là Technical Architect tại NashTech. Phần 1: Chia sẻ về quan điểm “gắn bó với công ty hay nhảy việc tìm cơ hội mới” Vì sao anh lựa chọn gắn bó trong thời gian khá dài tại các công ty ấy? Và quan điểm của anh về “xu hướng nhảy việc” ở người trẻ như thế nào? Thật ra mình lười đi tìm việc mới, lười tìm công ty khác. Với lại thực ra lúc đầu mình cũng hạnh phúc với công việc hiện tại,...

UI UX là gì? Công việc của một UX/UI designer
UI UX là gì ? – UX UI Design là một ngành khá hot và có tiềm năng rất lớn trong thời đại công nghệ số ngày nay. Vậy bạn có từng tự hỏi rằng công việc của một UX/UI designer là như thế nào? Một UX UI Designer thì phải có những tính cách hay tố chất như thế nào? Người làm UX UI Design sẽ phối hợp với những chức năng khác như thế nào? Bài viết này sẽ giải đáp những câu hỏi đó. UX UI là gì? UX (User Experience) và UI (User Interface) là hai khái niệm quan trọng trong lĩnh vực thiết kế và phát triển ứng dụng, trang web và các sản phẩm số. UX là gì? UX (User Experience – Trải nghiệm người dùng) : Đây là khái niệm liên quan đến cách mà người dùng tương tác với sản phẩm của bạn và cảm nhận về trải nghiệm đó. Mục tiêu chính của UX design là đảm bảo người dùng có trải nghiệm dễ sử dụng, hiệu quả và thỏa mãn khi sử dụng sản phẩm của bạn. Điều này bao gồm việc xem xét về cách mà sản phẩm được tổ chức, cách thức tương tác của người dùng với sản phẩm, và cảm xúc mà họ có sau khi sử dụng sản phẩm đó. UI là gì? (User Interface – Giao diện người dùng) : UI là phần của sản phẩm mà người dùng tương tác trực tiếp. Điều này bao gồm các yếu tố như nút bấm, hình ảnh, biểu đồ, màu sắc, kiểu chữ, và mọi thứ mà người dùng có thể nhìn thấy và chạm vào khi sử dụng sản phẩm. Mục tiêu của UI là tạo ra một giao diện thẩm mỹ, dễ nhìn, dễ...

Chỉ sau 4 tháng đọc FreeCodeCamp, tôi đã là một full-stack developer
Bài viết được biên dịch từ lời chia sẻ của một web developer đến từ miền Nam Châu Âu nhận được gần 13k lượt xem trên FreeCodeCamp Xin chào tất cả anh em đang quan tâm đến câu hỏi làm thế nào để trở thành một lập trình viên, Tôi là một gã khờ 33 tuổi vừa được nhận vào vị trí full-stack developer lần đầu tiên trong cuộc đời sự nghiệp của tôi. Tôi thấy cần chia sẻ những kinh nghiệm quý giá này trên FreeCodeCamp – nơi đã giúp tôi thực hiện giấc mơ này. Việc nghiền ngẫm tất cả những chia sẻ của những người đi trước đã giúp tôi có động lực rất nhiều trên hành trình gian nan này. Kẻ thất bại có “học thức” Hành trình sự nghiệp của tôi những năm đầu đời quả không mấy tốt đẹp. Dù có trong tay tấm bằng đại học chuyên ngành xã hội học và tờ giấy chứng chỉ IT, tôi vẫn không thể kiếm cho mình một công việc tử tế. Thậm chí lúc cuộc khủng hoảng kinh tế đang diễn ra, tôi còn suýt phải đi đặt tờ rơi ở cửa kính trước của ô tô để kiếm sống. Cuối cùng, sau nhiều tháng ngập trong vô vọng, tôi chấp nhận làm việc tại một văn phòng bán bất động sản giá rẻ với mức lương bèo bọt vì không muốn tiếp tục phụ thuộc tài chính vào ba mẹ. Thời gian trôi qua, công ty này trở nên tồi tệ hơn tôi nghĩ. Bất chấp sự đầu tư chăm chỉ vào công việc, mức lương không hề nhúc nhích, môi trường làm việc ngày càng xuống cấp, cũng chẳng tồn tại sự phát triển chuyên sâu về kiến thức nào cả. Tôi đã...

Gặp gỡ Nguyễn Sơn Tùng CTO Viec.co – Quán quân StartupViet 2019
Đôi nét về anh Tung NS – Nguyễn Sơn Tùng – CTO/Founder | Việc Có Anh Sơn Tùng từng có 5 năm kinh nghiệm giữ vị trí Head of Technology (Giám đốc kỹ thuật) tại Tiki.vn – sàn giao dịch TMĐT lớn nhất hiện nay. Hiện tại đang nắm giữ vị trí Co-founder & CTO của Viec.co – ứng dụng cùng tên để kết nối người lao động làm việc ngắn với các doanh nghiệp một cách nhanh chóng và đơn giản. Từ vị trí là một Manager của một trong những trang TMĐT hàng đầu Việt Nam cho đến việc trở thành Founder/CTO của một Startup đoạt giải quán quân Startup Việt và gọi vốn thành công 300.000 USD tại Thương vụ bạc tỷ – Shark Tank Việt Nam. Trong cuộc nói chuyện hôm nay, anh Sơn Tùng sẽ chia sẻ 1 số kinh nghiệm quý giá trong lĩnh vực công nghệ cũng như phác họa chân dung của 1 người làm CTO ở nhiều môi trường khác nhau. Hãy cùng Station D gặp gỡ anh Sơn Tùng trong chương trình Chuyên Gia Nói ngày hôm nay nhé! Chào anh, anh có thể chia sẻ với mọi người về công việc hằng ngày của mình cho mọi người được hiểu thêm về công việc của anh được không? Mỗi ngày việc đầu tiên khi tới công ty, tôi sẽ lập 1 cái danh sách (blue-list) để xem mình dùng thời gian cho việc gì trong ngày cho nó chất lượng. Cụ thể hơn như là tôi sẽ xem công việc tiến độ ra sao, mọi người có cần tôi hỗ trợ gì không, rồi review công việc của mọi người, sau đó tôi sẽ trao đổi với các team về kinh doanh khác, coi có gì cần cập nhật...

“Startup công nghệ fail vì sản phẩm không phù hợp với market hoặc làm không tới”
AMA (Ask Me Anything) là 1 sự kiện Q&A (Hỏi đáp trực tiếp) diễn ra vào mỗi chiều thứ 6 hằng tuần trên fanpage của Station D , để các chuyên gia hàng đầu trong ngành Tech giải đáp những thắc mắc về công nghệ và lập trình của các bạn có quan tâm. Ngoài vị trí Android Tech Leader tại VCCorp, anh Lê Văn Giáp cũng đảm nhiệm vị trí Mentor của Vietnam Android Academy 2015 và là Tech Advisor của GDG Hanoi. Đặc biệt anh Giáp là Founder của VietAndroid.com – Cộng đồng lập trình Google Android đầu tiên tại Việt Nam. Tất tần tật những câu hỏi về Mobile apps solution, IoT solution, Tech startup sẽ là trọng tâm giải đáp của anh Giáp trong AMA lần này. Q: Theo em thấy có rất nhiều doanh nghiệp startup công nghệ nhưng hầu hết đều thất bại, vậy theo anh lí do lớn nhất dẫn đến thất bại của các doanh nghiệp startup trong lĩnh vực công nghệ là gì ạ? Em cảm ơ n anh nhiều ạ Startup fail thì có nhiều lí do lắm. Mình chỉ đưa ra 2 lí do chính: 1. Sản phẩm không phù hợp với market (có thể idea hay nhưng sai thời điểm, chọn sai target market,…), 2. Làm không tới (ko giải quyết được bài toán khó về công nghệ trong khi triển khai, thiếu tầm nhìn và thiếu tiền) Q: Anh ơi các Tech Startup thường gặp phải những khó khăn gì và cách khắc phục những khó khăn đó là gì ạ? Có 2 khó khăn chính: 1. là giải pháp công nghệ tối ưu cho ý tưởng sản phẩm. 2 là tài chính Nhiều tech startup có idea tốt nhưng khi triển khai lại gặp các bài...

Tôi đã lên trình senior thế đấy!
Một bí kíp nho nhỏ được đúc kết từ một senior developer với nhiều năm kinh nghiệm xông pha chiến trường. Ngã ở đâu – đứng dậy từ chỗ đấy Có công mài sắt có ngày nên kim! Không phải tự nhiên một lão làng trong giới lập trình lại có thể chễm chệ ngồi ở vị trí đấy. Sau đây tôi sẽ chia sẻ cho anh em một chu trình để tu luyện đến cảnh giới bất khả chiến bại: mắc sai lầm – sửa lỗi sai – học được gì từ những lỗi sai đó – chia sẻ với anh em và quay lại bước 1. >>> Xem thêm: Senior Developer là gì ? Những điều thú vị về Senior Developer Ma cũ liệu có hơn ma mới?! Nhiều anh em dev nghĩ rằng chỉ cần trưng cái CV cộp mác +2, +5 năm thì các nhà tuyển dụng sẽ bị mờ mắt bởi những con số. Thực chất, khi thật sự bắt tay vào công việc, một điều sẽ sớm lộ ra rằng thực chiến mới sử dụng được trong cuộc chiến mạng khốc liệt ngày nay. Sẽ thật đáng buồn nếu trong số 5 năm kinh nghiệm bạn trải qua, bạn chưa từng vấp ngã và rút ra bài học cho những sai lầm đó. Biết người biết ta – trăm trận trăm thắng Dù không phải là một điều trong list dài dặc JD, nghiên cứu thị trường là công việc một dev chuyên nghiệp dành thời gian để thực hiện. Nếu chỉ dựa vào kinh nghiệm cá nhân, các dev sẽ dễ “chủ quan khinh địch” và dễ bị tấn công bởi những lỗi mới chưa gặp. Khi mang những “đứa con” của bạn ra thử nghiệm thực tế, bạn sẽ biết được ưu...

Trí Tuệ Nhân Tạo Sinh Tạo (GenAI) – Thực trạng và tương lai
Trí tuệ nhân tạo sinh tạo (GenAI) là một lĩnh vực của trí tuệ nhân tạo (AI) tập trung vào việc tạo ra nội dung mới và sáng tạo dựa trên dữ liệu và mô hình học máy. GenAI không chỉ có khả năng phân tích và xử lý dữ liệu, mà còn có thể tạo ra các sản phẩm mới như văn bản, hình ảnh, âm thanh và video mà không cần sự can thiệp của con người trong từng bước sáng tạo. Trí tuệ nhân tạo sinh tạo (GenAI) đang thu hút sự chú ý ngày càng lớn trong cộng đồng doanh nghiệp, nhờ vào tiềm năng cách mạng hóa các quy trình và chiến lược kinh doanh. Khái Niệm GenAI Trí tuệ nhân tạo sinh tạo Generative AI (GenAI) sử dụng các mô hình học sâu (deep learning) và các thuật toán học máy tiên tiến để mô phỏng quá trình sáng tạo của con người. Điều này có nghĩa là các hệ thống GenAI có khả năng “học hỏi” từ dữ liệu đầu vào để tạo ra các kết quả mới, chẳng hạn như viết một bài báo, tạo hình ảnh nghệ thuật, hoặc sản xuất âm nhạc. GenAI có thể hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm: Tạo nội dung văn bản : Các mô hình GenAI như GPT-4 có khả năng viết bài, trả lời câu hỏi, và tạo nội dung dựa trên yêu cầu của người dùng. Sáng tạo hình ảnh và video : GenAI có thể tạo ra hình ảnh và video mới dựa trên mô tả bằng văn bản hoặc các mẫu hình ảnh hiện có. Phát nhạc và âm thanh : GenAI có thể sáng tác nhạc hoặc tạo âm thanh theo phong cách và yêu cầu...

Trò chuyện cùng Viễn Nghiêm, CEO tại GoStream để hiểu về công nghệ Livestreaming và những tiềm năng
Livestreaming dần trở thành công nghệ phổ biến, và được nhiều marketer cân nhắc để đưa vào chiến lược của các doanh nghiệp. Theo Go-Global, đến cuối năm 2020, livestreaming dự kiến sẽ chiếm 82% tổng lưu lượng truy cập Internet. Vậy đâu là lý do khiến livestreaming phổ biến như vậy và công nghệ đứng đằng sau một hệ thống livesteaming cũng như vai trò của developer trong việc vận hành livestreaming là gì? Hãy cùng Station D trò chuyện cùng Viễn Nghiêm | Founder tại GoStream để hiểu hơn về chủ đề này. Đôi nét về khách mời Anh Nghiêm Tiến Viễn hiện là CEO của Công ty Cổ phần Công nghệ GoStream. GoStream hiện nay đang là công ty chuyên về livestream trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Youtube, Twitter. Hiện nay, GoStream đang là ứng dụng top 1 ở Việt Nam trong lĩnh vực này. Khi làm việc tại GoStream không, anh có khoảnh khắc đáng nhớ không? Mình đã đi làm từ rất sớm, từ khi còn là năm nhất sinh viên. Sau khi ra trường mình đã đi làm 2 năm ở công ty cũng về streaming nhưng là streaming VoD, tức là những video đã quay sẵn như những website phim bây giờ, từ đó mình có những kinh nghiệm và kiến thức về lĩnh vực streaming. Xem thêm Sinh viên IT cần trang bị gì khi tìm việc Sau đó do nhu cầu công việc mình cũng phải livestream trên Facebook, Youtube, Twitter và mình cảm thấy công việc livestream cần rất nhiều công cụ khác nhau và khá là phức tạp đối với một người dùng bình thường. Và mình là một IT Developer thì mình cảm thấy cái này mình có thể fix được, cuối cùng thì...

Hành trình chuyển đổi của Elsa từ Native sang Flutter
ELSA , ứng dụng học phát âm tiếng Anh hàng đầu với hàng triệu người dùng toàn cầu, đã và đang đối mặt với những thách thức lớn trong việc mở rộng mobile app của mình để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dùng. Bằng cách chuyển đổi từ nền tảng Native sang Flutter, một framework đa nền tảng, có khả năng tối ưu hiệu suất và đẩy nhanh tốc độ phát triển sản phẩm, ELSA đã giải quyết được bài toán scale up của mình. Thách thức scale up và bài toán của ELSA Trong bối cảnh thị trường ứng dụng di động cạnh tranh khốc liệt, việc mở rộng ứng dụng là yếu tố then chốt để giữ vững vị thế và thu hút người dùng mới. Khả năng mở rộng (scalability) của ứng dụng được đánh giá dựa trên khả năng hoạt động ổn định, mượt mà khi: Số lượng người dùng tăng đột biến : Ứng dụng phải đảm bảo hiệu suất ổn định khi có hàng triệu người dùng truy cập và sử dụng đồng thời. Lượng dữ liệu xử lý ngày càng lớn : Việc lưu trữ, xử lý và phân tích lượng dữ liệu khổng lồ từ người dùng là một bài toán khó. Quy mô đội ngũ phát triển mở rộng : Quản lý hiệu quả và duy trì sự phối hợp nhịp nhàng giữa các đội ngũ kỹ thuật là điều cần thiết. ELSA, với vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực edtech và hơn 50 triệu lượt tải xuống trên toàn cầu, cũng phải đối mặt với những thách thức không nhỏ trong việc mở rộng ứng dụng. Ứng dụng native ban đầu của ELSA, được phát triển riêng biệt trên hai nền tảng iOS và Android,...

Khoa Học Dữ Liệu và Hành Vi Thanh Toán Di Động
Trong thời đại công nghệ số, thanh toán di động đang ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt tại Việt Nam. Theo báo cáo, đến cuối năm 2023, Việt Nam có khoảng 36 triệu tài khoản ví điện tử đang hoạt động, nắm giữ khoảng 3000 tỷ đồng. Vậy làm thế nào để khoa học dữ liệu có thể thay đổi hành vi thanh toán di động? Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn chi tiết về cách khoa học dữ liệu có thể thay đổi hành vi thanh toán di động. Tầm Quan Trọng của Thanh Toán Di Động Thanh toán di động không chỉ tiện lợi mà còn nhanh chóng và an toàn, giúp người dùng tiết kiệm thời gian và công sức. Việc sử dụng ví điện tử và các ứng dụng thanh toán di động ngày càng phổ biến, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 thúc đẩy sự phát triển của các phương thức thanh toán không tiếp xúc. Khoa Học Dữ Liệu Là Gì? Khoa học dữ liệu là một lĩnh vực liên ngành sử dụng các phương pháp, quy trình, thuật toán và hệ thống khoa học để trích xuất tri thức và hiểu biết từ dữ liệu. Trong lĩnh vực thanh toán di động, khoa học dữ liệu giúp phân tích hành vi người dùng, tối ưu hóa các dịch vụ và cải thiện trải nghiệm người dùng. Khoa Học Dữ Liệu Ảnh Hưởng Đến Thanh Toán Di Động Như Thế Nào? Trong thời đại số hóa hiện nay, thanh toán di động đã trở thành một phương thức giao dịch phổ biến và tiện lợi. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ khoa học dữ liệu đã mở ra những khả năng mới để cải thiện và...

Tăng trưởng thị phần nhờ phân loại khách hàng và tối ưu theo thời gian
Sau hơn 6 năm làm việc ở những công ty tăng trưởng rất mạnh mẽ, giành được nhiều thị phần trong khoảng thời gian ngắn, mình muốn chia sẻ với mọi người cách để tối ưu trải nghiệm người dùng, những hướng tiếp cận có thể áp dụng vào doanh nghiệp của mình trong thời gian tới. Mẫu số chung của những doanh nghiệp thành công là gì và làm thế nào để áp dụng vào công ty của bạn, liệu chúng ta có bị cản trở vì thiếu tiền hay chọn sai thị trường hay không? Các công ty hiện tại đang phát triển không chỉ nhờ lựa chọn đúng thời điểm, đúng thị trường mà còn vì họ làm việc một cách tối ưu hóa và rất chi tiết. Mọi thông tin và số liệu đều được cập nhật theo từng ngày. Họ làm document rất tốt, theo dõi tất cả mọi thứ rất cặn kẽ. Làm thế nào để đạt được hiệu quả khi tối ưu trải nghiệm người dùng? Trước tiên là sự khác biệt trong cách tiếp cận vấn đề. Mỗi một giai đoạn bạn sẽ được giao một ngân sách nhất định và mục tiêu là làm thế nào để với ngân sách giới hạn đó, bạn có thể tối ưu hóa hiệu quả công việc. Phân tích Business view Khách hàng từ hai nơi là Hồ Chí Minh hoặc Hà Nội mua hàng thông qua hình thức offline hoặc online (app/web). Khi mua hàng online, dữ liệu khách hàng sẽ được lưu trữ trong hệ thống Data Warehouse, lúc đó mình sẽ biết được khách hàng đã mua hàng như thế nào, tính toán được lợi nhuận so với mức chi phí đã bỏ ra. Hiện tại hầu hết các doanh nghiệp đang...