Tài Nguyên

Kho báu template, e‑book và tool miễn phí – “vũ khí bí mật” giúp dân code tăng tốc dự án trong một nốt nhạc.

75 bài viết

TypeScript thoáng qua

TypeScript thoáng qua

Khi mình viết bài này rõ ràng thì TypeScript không còn là một thư viện đang nổi lên nữa. mà nó đã là thư viện đứng đầu về strong typing cho JavaScript . Hiện giờ nó và Flow của Facebook là 2 thư viện nổi tiếng nhất về strong typing cho Javascript. Nhưng có lẽ Microsoft với kinh nghiệm cùng ngôn ngữ ‘C#’,cái ngôn ngữ mà với mình nó là một ngôn ngữ đẹp, mạnh mẽ và khá chặt chẽ đã đem lại thành công cho TypeScript . Hiện nay rất nhiều thư viện đã và đang được viết mới hoặc viết lại bằng TypeScript như Angular , Vue 3 , Aurelia … Mặc dù Javascript là một ecosystem thay đổi chóng mặt, các chuẩn thay đổi liên tục, sóng sau sô sóng trước, cộng đồng hoạt động rất sôi nổi, rất nhiều concept được liên tục đưa ra, cũng như rất nhiều thư viên hỗ trợ cho nó nhưng tương lai là của nó vẫn là bất định 😅, thật sự tiếp cận và làm việc với Javascript khá là hứng thú cũng như tương đối là dễ dàng, nhưng cũng đã có những dự án đi xa được với nó, cũng có những anh tài đã dừng lại khi project thực sự trở nên quá lớn (nguồn: đọc tùm tà la bài của người ta). Có nghĩa dạo đầu thì dễ, còn sau sau thì khá là khó. Nhưng có lẽ với TypeSript thì Javascript ít nhất cũng đã tốt hơn khá khá là nhiều. Nhưng TypeScript cuối cùng cũng chỉ là một thư viện superset của Javascript nên bài này sẽ điểm qua các syntax của TypeScript cũng như giải thích đơn giản đi kèm theo kinh nghiệm của bản thân mình. Các bạn có thể tham...

By stationd
7 tuyệt kỹ giúp lập trình viên đậu phỏng vấn

7 tuyệt kỹ giúp lập trình viên đậu phỏng vấn

Làm thế nào để bạn có thể viết code thật hay khi làm bài test vào vị trí lập trình viên của các công lớn? Theo các chuyên gia phỏng vấn tại Gainlo , phần lớn các ứng viên khi được yêu cầu viết code thử thì chất lượng khá là thấp, bao gồm bug, cách viết dở, phức tạp, không nhất quán,… Một điều đáng quan tâm hơn là nếu bạn có khả năng code gọn và “sạch” thì rất dễ được nhận vào làm bởi vì ứng dụng của bạn sẽ ít bị bug, lỗi mà lại dễ sửa. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra những tip và trick thực tiễn nhằm giúp bạn cải thiện chất lượng code nhanh nhất có thể. Thậm chí, một số cách chỉ tốn của bạn 30 phút thôi nhưng chúng đều rất hữu ích và không đòi hỏi bạn phải có kiến thức thâm sâu mới làm được. Chọn ngôn ngữ lập trình Đa phần các công ty đều cho phép ứng viên được tự do chọn bất cứ ngôn ngữ nào mà họ thích và thường gặp nhất chính là C++ và Java . Mặc dù chúng không có sự cách biệt mấy bởi cả hai đều quá nổi tiếng, tuy nhiên từ dữ liệu thu thập được, C++ lại có những thế mạnh nổi trội hơn hẳn so với Java. Đầu tiên, C++ có cú pháp ngắn gọn hơn. Các bạn nên biết rằng, thông thường, công ty sẽ chỉ cho khoảng 20 phút để giải một vấn đề code và nếu lược ra khoảng thời gian ta suy nghĩ, thì chỉ còn xấp xỉ 10 phút để code thôi. Như vậy, C++ sẽ cho phép bạn giải quyết vấn đề nhanh hơn và gọn hơn....

By stationd
Tổng hợp các tài liệu về Convolutional Neural Network – chuẩn bị cho Quiz 02 Kambria Code Challenge

Tổng hợp các tài liệu về Convolutional Neural Network – chuẩn bị cho Quiz 02 Kambria Code Challenge

Có thể bạn chưa biết, Quiz 02 của Kambria Code Challenge sẽ tập trung vào chủ đề Convolutional Neural Networks. Cuộc thi sẽ diễn ra vào cuối tuần sau ngày 29/02/2020 . Convolutional Neural Network (CNNs – Mạng nơ-ron tích chập) là một trong những mô hình Deep Learning trong công nghệ trí tuệ nhân tạo. Thuật ngữ “convolutional – tích chập” có nghĩa là các hàm toán học tích hợp từ những hàm riêng biệt. Các ứng dụng của CNNs chủ yếu ở các hệ thống AI cấp cao như trong Robot có ứng dụng AI, các trợ lý ảo, xe tự lái. Trong bài viết này, Station D sẽ tổng hợp những nội dung về Convolutional Neural Network để giúp bạn nhanh chóng ôn tập kiến thức trước khi tham gia Quiz 02. Serie các bài viết cơ bản về CNN – dành cho những bạn mới tìm hiểu về Deep Learning và mô hình Convolutional Neural Network: Thuật toán CNN – Convolutional Neural Network Mạng nơ-ron tích chập Phần 1 Mạng nơ-ron tích chập Phần 2 Convolutional Neural Networks cheetsheet (Tiếng Anh) Serie các bài viết về ứng dụng của CNN trong thực tế: Ứng dụng Convolutional Neural Network trong bài toán phân loại ảnh Phát hiện giả mạo khuôn mặt bằng Deep Learning Deep Learning quá khó? Đừng lo, đã có Keras Deep Learning quá khó? Đừng lo, đã có Keras (Part 02) Sentence Vector: Các phương pháp mô hình hóa câu văn lên không gian vector Chúc bạn chuẩn bị tốt trước khi dự thi Quiz 02 – Kambria Code Challenge! —– Thông Tin Quiz 02 ⏰Thời gian: 14h00 – 14h45 (giờ Việt Nam) ngày 29/2/2020 📌Đăng ký tại: http://bit.ly/KambriaQuiz02 📢Thông tin chi tiết tại: http://bit.ly/KambriaQuiz02Announcement

By stationd
400+ Khoá học Online hot nhất Ivy League “giết thời gian” trong mùa đại dịch

400+ Khoá học Online hot nhất Ivy League “giết thời gian” trong mùa đại dịch

Hệ 08 trường Ivy League là một trong số các trường cao đẳng uy tín hàng đầu trên thế giới. Hệ thống bao gồm các trường ĐH Brown, ĐH Harvard, ĐH Cornell, ĐH Princeton, ĐH Dartmouth, ĐH Yale, ĐH Columbia, và ĐH Pennsylvania. Tất cả 8 trường đều nằm trong Top 15 của Truyền thông Mỹ và Báo cáo toàn cầu (U.S. News and World Report). Các trường Ivy League cũng nổi tiếng về việc chọn lọc rất cao và cực kỳ khó để đậu vào. Nhưng tin tốt là tất cả các trường đại học này hiện đã cung cấp các khóa học trực tuyến miễn phí trên nhiều nền tảng trực tuyến. Các khóa học này có tên là Massive Open Online Courses hoặc được gọi tắt là MOOCs. Đến nay, họ đã cho ra 500 khóa học, trong đó khoảng 450 vẫn còn hoạt động. Class Central đã thực hiện một bộ tổng hợp tất cả những khoá này, bạn có thể khám phá dưới đây. Tôi đã chia các khóa học này thành các loại sau: Computer Science Data Science (Khoa học Dữ liệu) Programming (Lập trình) Humanities (Nhân văn) Business (Kinh doanh) Art & Design Science (Khoa học) Social Sciences (Khoa học Xã hội) Health & Medicine (Y học) Engineering Mathematics (Toán học) Education & Teaching (Giáo dục) và Personal Development (Phát triển bản thân) Tôi cũng đã sắp xếp các khóa học này trên trang tổng hợp của Class Central cho Ivy League MOOCs . Bộ này sẽ được cập nhật tự động mỗi khi các khóa học mới được thêm vào. Bạn có thể đăng ký để nhận được cập nhật mới bằng cách nhấp vào “FOLLOW” màu xanh nút. Lưu ý rằng một số các khóa học Coursera thì hơi khó truy...

By stationd
Golang là gì? Top 07 Framework tối ưu “cực căng” cho Golang

Golang là gì? Top 07 Framework tối ưu “cực căng” cho Golang

Golang là một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất trên thế giới, đứng sau thành công của nhiều phần mềm nổi tiếng như Docker hay Kubernetes. Độ “nóng” của ngôn ngữ ngữ này giúp cho việc phát triển nguồn mở của dân dev ngày càng trở nên dễ dàng hơn. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về Golang và cung cấp danh sách top framework hàng đầu giúp bạn đi xa hơn trong lĩnh vực GO. Hãy lưu lại lại để dùng dần nha! Giới thiệu về ngôn ngữ Golang Golang (hay còn gọi là Go) là một ngôn ngữ lập trình được phát triển bởi Google vào năm 2007 và ra mắt chính thức vào năm 2009. Golang được thiết kế để có thể xử lý các công việc đa nhiệm và đa luồng một cách hiệu quả, đồng thời hỗ trợ tốt việc lập trình hệ thống. Điểm khác biệt của Golang so với các ngôn ngữ lâp trình khác là cú pháp đơn giản và dễ đọc, hỗ trợ nhiều tính năng, bao gồm cả hỗ trợ đa nền tảng, tốc độ thực thi nhanh và khả năng quản lý bộ nhớ tự động. Nó được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng đòi hỏi tốc độ cao, bao gồm các hệ thống web, game, máy chủ, các ứng dụng về đám mây và các dịch vụ liên quan. Thủ thuật xử lý lỗi trong Golang Flutter cơ bản - Framework di động được yêu thích nhất hiện nay? 7 Framework tốt nhất cho Golang bạn cần biết Gin/Gin-Gonic Gin là một framework được xây dựng trên nền tảng HTTP router và middleware, cung cấp các tính năng giúp đơn giản hóa việc phát triển các ứng dụng web với Golang....

By stationd
2/9 này làm gì? Làm hiệu ứng “lá cờ bay trong gió” bằng JavaScript cực đơn giản

2/9 này làm gì? Làm hiệu ứng “lá cờ bay trong gió” bằng JavaScript cực đơn giản

Giới thiệu Chào anh em. Hôm nay mình xin chia sẻ về một hiệu ứng rất thú vị. Đó là Flying flag effect: Làm hiệu ứng lá cờ bay trong gió bằng JavaScript , HTML và CSS. Bắt tay vào làm nào! Bí kíp tạo ra một tokenizer về toán học bằng Javascript Cách làm hiệu ứng lá cờ bay trong gió bằng JavaScript Mình sẽ demo trên http://jsfiddle.net cho anh em dễ theo dõi nhé. Về phần HTML của effect rất đơn giản: <div class='flag'> </div> Còn đây là CSS: .flag { width:300px; height:200px; margin:50px; } .flag-element { -webkit-animation:oscill 1s ease-in-out infinite alternate; -moz-animation:oscill 1s ease-in-out infinite alternate; -ms-animation:oscill 1s ease-in-out infinite alternate; animation:oscill 1s ease-in-out infinite alternate; background: url('http://i.imgur.com/8VSL8Ve.gif'); background-size: 300px 100%; position:relative; height:100%; width:1px; display:inline-block; box-shadow:0 1px grey, 0 -1px gray; } @-webkit-keyframes oscill { 0% { top: 5%; } 100% { top: -5%; } } @-moz-keyframes oscill { 0% { top: 5%; } 100% { top: -5%; } } @-ms-keyframes oscill { 0% { top: 5%; } 100% { top: -5%; } } @keyframes oscill { 0% { top: 5%; } 100% { top: -5%; } } Cuối cùng, tuy ngắn nhưng rất quan trọng đó là JavaScript: var h = $('.flag').width(); for(var i = 0; i < h; i++){ var flagElement = $("<div class='flag-element'>"); flagElement.css('background-position', -i + "px 0"); flagElement.css('-webkit-animation-delay', i * 10 + 'ms'); flagElement.css('-moz-animation-delay', i * 10 + 'ms'); flagElement.css('-ms-animation-delay', i * 10 + 'ms'); flagElement.css('animation-delay', i * 10 + 'ms'); $('.flag').append(flagElement); } Và kết quả là: Kết Như vậy là mình đã hướng dẫn cách làm hiệu ứng là cờ bay trong gió bằng JavaScript . Rất dễ phải không các bạn. Chúc các bạn thành công và vui vẻ trong ngày Quốc Khánh nhé !! Đừng bỏ lỡ những bài viết...

By stationd
10 tài liệu lập trình Android miễn phí từ cơ bản đến nâng cao

10 tài liệu lập trình Android miễn phí từ cơ bản đến nâng cao

Station D chọn lọc và giới thiệu các tài liệu lập trình Android miễn phí từ cơ bản đến nâng cao cùng những công cụ dành cho các bạn muốn tìm hiểu và bắt đầu lập trình Android, cũng như muốn nâng cao “tay nghề” và dấn thân vào con đường lập trình Android chuyên nghiệp. Khám phá Top các vị trí lập trình Android hấp dẫn Android Programming for Beginners Đây là tài liệu Android dành cho những người mới sử dụng JAVA và lập trình Android. Tác giả cung cấp hơn 40 ứng dụng nhỏ trong suốt cuốn sách để đi cùng với lời giải thích đơn giản và rõ ràng về các chủ đề. Từ Android Studio đến JAVA đến vòng đời sản phẩm, cuốn sách này bao gồm tất cả các khái niệm cơ bản bạn cần nắm để bắt đầu xây dựng ứng dụng Android đầu tiên của mình. 2. Head First Android Development Tuyển tập seri Head First đã mang đến cuốn sách tuyệt vời cho các lập trình viên. Head First Android Development thể hiện cách tiếp cận độc đáo, hướng dẫn bằng hình ảnh để việc học lập trình Android trở nên thú vị và hấp dẫn. Ngay cả đối với người mới bắt đầu làm quen Android, cuốn sách này sẽ giúp bạn nắm bắt cách xây dựng ứng dụng Android đầu tiên của mình một cách nhanh chóng. 3. The Android Developer’s Cookbook – Building Applications with the Android SDK Quyển sách dành cho các bạn muốn bắt tay vào xây dựng app trên nền tảng Android. Cập nhật các chương mới về phát triển giao diện người dùng và luồng nâng cao, thanh toán trong ứng dụng,…cùng với các kỹ thuật mới truy cập phần cứng NFC đến sử...

By stationd
TOP 10+ laptop cho lập trình viên dưới 20 triệu

TOP 10+ laptop cho lập trình viên dưới 20 triệu

Chọn một chiếc laptop phù hợp là bước đầu tiên và quan trọng nhất trên con đường trở thành lập trình viên chuyên nghiệp. Với ngân sách 20 triệu đồng, bạn hoàn toàn có thể sở hữu một chiếc laptop mạnh mẽ, đáp ứng tốt các nhu cầu lập trình và làm việc hàng ngày. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá những mẫu laptop cho lập trình viên dưới 20 triệu , giúp bạn dễ dàng đưa ra quyết định sáng suốt và hiệu quả. Những lưu ý khi lựa chọn laptop lập trình 20 triệu Với ngân sách 20 triệu đồng, điều này thật tuyệt vời vì bạn có thể chọn một chiếc laptop có cấu hình mạnh mẽ để học lập trình mà hầu như không cần quan tâm lắm về giá tiền, tầm giá 20 triệu bạn có thể chọn máy theo các cấu hình như sau. CPU : Chọn các dòng vi xử lý Intel Core i5 hoặc AMD Ryzen 5 trở lên, thậm chí còn có một số model được trang bị chip core i7 vô cùng mạnh mẽ. Các dòng CPU này đủ mạnh để xử lý các tác vụ lập trình và chạy các môi trường phát triển tích hợp (IDE) mượt mà. RAM : Tốt nhất là 16GB và có khe nâng cấp để đảm bảo khả năng đa nhiệm, xử lý các dự án lớn và khả năng mở rộng. Ổ cứng : SSD 512GB để đảm bảo tốc độ khởi động máy và truy xuất dữ liệu nhanh chóng. Nếu có thể, bạn có thể chọn SSD 1TB để có thêm không gian lưu trữ. Màn hình : Màn hình Full HD (1920×1080) với kích thước từ 14 đến 15.6 inch. Điều này giúp bạn có...

By stationd
Lập trình đâu chỉ có những dòng code

Lập trình đâu chỉ có những dòng code

Lập trình đâu chỉ là những dòng code – Station D via Persol

By stationd
Lạm Bàn Về Mindset

Lạm Bàn Về Mindset

Bài viết được sự cho phép của tác giả Nguyễn Văn Trọng Mindset là gì thì chắc ai cũng nghe tới, nhưng có thực sự hiểu rõ về nó không thì cũng cần phải đào sâu một chút. Trong bài viết này mình sẽ đi vào các tình huống thường gặp trong công việc để các bạn có cái nhìn gần hơn về tác động tốt-xấu của nó. Vì Sao Mindset Lại Cần Thiết Hãy cùng xem ví dụ về mindset tệ. Có thể mọi người sẽ cười nhưng trong thực tế thì không hiếm đâu, thậm chí nhiều là đằng khác. Ai cũng nói về đam mê, nhưng ít khi nào thành công tách rời với trách nhiệm. Một người có mindset sai, thiếu tinh thần trách nhiệm sẽ để lại hậu quả cực kỳ nghiêm trọng không chỉ cho bản thân mà còn “đào hố” đồng đội. Riêng trường hợp ngồi chơi 4 ngày làm 1 ngày thì đôi khi lại do tính chủ quan, tự tin thái quá. Đúng ra nếu tự tin làm trong 1 ngày thì nên nói với PM /Team Lead là “task này dễ quá, cho em thêm vài cái nữa làm cho vui”. Sợ bị bốc lột? kệ chứ, còn trẻ ai muốn bốc gì bốc. Cứ cắm đầu làm chả lo thiệt thân đâu. Với leader giỏi thì họ nhìn là biết ngay ai chăm chỉ, tất nhiên là được việc nữa chứ chỉ chăm thôi thì chưa đủ. Còn gặp leader tệ quá, họ không thấy bản thân ưu tú thì bảo họ nhường chỗ cho mình lên thay muahaaaa … giỡn chứ đôi lúc người ta nhiều cái để lo nên không để ý, mình nhắc khéo, không được mới tìm phương án khác như … nhảy việc. Đây...

By stationd
Tài liệu làm chủ Python trong vòng 4 tuần (Phần 2)

Tài liệu làm chủ Python trong vòng 4 tuần (Phần 2)

Python là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, thông dịch, mã nguồn mở, đa mục đích và là ngôn ngữ lập trình được dùng khá phổ biến trên thế giới hiện nay. Là một ngôn ngữ có danh tiếng rất tốt trong giới lập trình, đã được sử dụng để viết nhiều chương trình phổ biến như Youtube, DropBox, Google, Instagram, và Spotify. Việc làm python lương cao cho bạn Hai lợi thế chính của Python nằm ở sự đơn giản và linh hoạt của ngôn ngữ. Với cú pháp đơn giản của nó giúp các developer dễ dàng tìm hiểu, đọc và chia sẻ. Theo một báo cáo, có tới 145.000 custom-built software package đã được tải lên cho online repository. Chúng trải dài từ nhiều lĩnh vực bao gồm từ phát triển trò chơi đến thiên văn học, và có thể được cài đặt và thêm vào một Python program chỉ trong tích tắc. Sự linh hoạt này này có nghĩa là những cơ quan tình báo có thể sử dụng nó cho hacking, Google cho thu thập dữ liệu các trang web, Pixar để tạo phim và Spotify để giới thiệu các bài hát. Một trong số các gói phổ biến nhất là “machine learning”, được dùng cho những task với các gói data số lượng lớn mà vốn sẽ bất khả thi nếu dùng sức người. Sau Phần 1 , Station D tiếp tục giới thiệu đến bạn series video “LÀM CHỦ PYTHON TRONG VÒNG 4 TUẦN” phần 2: 4. Các vòng lặp 5. Cách sử dụng một số hàm quan trọng thường gặp 6. Cách xây dựng hàm Station D sẽ tiếp tục phần tiếp theo của “series” khi bạn đã “tinh thông” Phần 2 nhé! Tài liệu làm chủ Python trong vòng 4...

By stationd
Web server là gì? Hiểu rõ về web server

Web server là gì? Hiểu rõ về web server

Web server là gì? Web server là máy chủ cài đặt các chương trình phục vụ các ứng dụng web. Webserver có khả năng tiếp nhận request từ các trình duyệt web và gửi phản hồi đến client thông qua giao thức HTTP hoặc các giao thức khác. Có nhiều web server khác nhau như: Apache, Nginx , IIS, … Web server thông dụng nhất hiện nay: Web server hoạt động như thế nào? Mô hình hoạt động cơ bản của 1 web server Bất cứ khi nào bạn xem một trang web trên internet, có nghĩa là bạn đang yêu cầu trang đó từ một web server. Khi bạn nhập URL trên trình duyệt của mình (ví dụ: https://Station D.vn ) nó sẽ tiến hành các bước sau để gửi lại phản hồi cho bạn. 1. Trình duyệt phân giải tên miền thành địa chỉ IP Trình duyệt web của bạn trước tiên cần phải xác định địa chỉ IP nào mà tên miền Station D.vn trỏ về. Trình duyệt sẽ yêu cầu thông tin từ một hoặc nhiều máy chủ DNS (thông qua internet). Máy chủ DNS sẽ cho trình duyệt biết địa chỉ IP nào tên miền sẽ trỏ đến cũng là nơi đặt trang web. Lúc này trình duyệt web đã biết địa chỉ IP của trang web, nó có thể yêu cầu URL đầy đủ từ webserver. 2. Webserver gửi lại client Trang được yêu cầu Web server phản hồi bằng cách gửi lại những thông tin client yêu cầu… Nếu trang không tồn tại hoặc có lỗi khác xảy ra, nó sẽ gửi lại thông báo lỗi thích hợp. 3. Trình duyệt hiển thị trang web Trình duyệt web của bạn nhận lại được các tập tin html css (nhiều file khác)… và render...

By stationd