Tài Nguyên

Kho báu template, e‑book và tool miễn phí – “vũ khí bí mật” giúp dân code tăng tốc dự án trong một nốt nhạc.

75 bài viết

Học lập trình nên mua laptop hay PC (máy tính để bàn)?

Học lập trình nên mua laptop hay PC (máy tính để bàn)?

Một trong những câu hỏi lớn mà những ai bắt đầu học lập trình thường đặt ra là: “ Học công nghệ thông tin nên mua laptop hay PC ? Việc lựa chọn một thiết bị phù hợp để đồng hành cùng hành trình chinh phục thế giới lập trình là quyết định quan trọng. Mỗi thiết bị, dù là laptop hay máy tính để bàn, đều sở hữu những ưu điểm và hạn chế riêng, phù hợp với từng nhu cầu và mục tiêu khác nhau. Bài viết này của Station D sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan và sâu sắc về hai lựa chọn này, giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt nhất. Tại sao nên sử dụng Laptop để lập trình? Laptop ra đời để giải quyết các vấn đề về kích thước, khối lượng cũng như tính di động mà PC không thể đáp ứng được. Laptop với thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng mang theo và sử dụng ở bất kỳ đâu. Thông thường, laptop được trang bị pin, giúp người dùng có thể sử dụng mà không cần kết nối với nguồn điện liên tục. Đây là một lợi thế lớn cho những ai cần di chuyển thường xuyên hoặc học tập ở nhiều không gian khác nhau. Ưu điểm Tính di động: Laptop cho phép bạn học lập trình ở bất kỳ đâu, từ lớp học, văn phòng làm việc hay quán cà phê. Tiết kiệm không gian: Nếu bạn sống trong không gian nhỏ, laptop là lựa chọn tối ưu hơn so với PC. Không cần nguồn điện: Laptop thường được trang bị pin, cho phép sử dụng mà không cần kết nối với ổ điện. Điều này rất hữu ích khi bạn ở những nơi không có ổ...

By stationd
Product Manager là gì? Chân dung của một Product Manager

Product Manager là gì? Chân dung của một Product Manager

Cụm từ “ Product Manager ” không còn là thuật ngữ xa lạ với cộng đồng IT – Lập trình trong những năm gần đây. Đối với nhiều bạn đã trong ngành một thời gian đang muốn thăng tiến nghề nghiệp, thì giấc mơ Product Manager là vô cùng có sức hấp dẫn. Tại Việt Nam hiện không ít các sự kiện về Product Manager , các buổi sharing cũng như định hướng nghề cho một Product Manager. Vị trí là cánh cửa đối với gần như mọi background ngành nghề: Bạn có thể đi từ lập trình, thiết kế, hoặc mới tốt nghiệp ngành kinh doanh, phân tích viên tại công ty,… Gần như không có giới hạn. Tuy nhiên, bề nổi có sang có hay đấy, nhưng để đến được đấy thì còn nhiều thứ cần làm rõ – hiểu sâu & mài dũa thì mới bước tiếp được. Bài viết bên dưới sẽ “vẽ” ra chi tiết hơn về “bức tranh” Product Manager cho những ai đang đuổi mây và những gì họ cần chuẩn bị nếu như đang hướng đến vị trí này. Hiểu về Product Manager là gì? Nói về Product Manager (Người quản lý sản phẩm) không dễ để có được một định nghĩa chính xác và đầy đủ nhất, bởi mỗi công ty có một kiểu định nghĩa khác nhau. Trên thực tế, Product Manager chính là người quản lý sản phẩm, chịu trách nhiệm chính, dẫn dắt và liên kết các bộ phận với nhau để cùng thực hiện mục tiêu nhất định. Nói một cách chính xác hơn thì PM chính là cầu nối giữa UX, Technology và Business. Business – Ưu tiên trên hết của việc quản lý sản phẩm là business: tập trung vào tối đa hóa giá trị...

By stationd
Kỹ thuật phần mềm vs Khoa học máy tính – Nên chọn ngành nào/

Kỹ thuật phần mềm vs Khoa học máy tính – Nên chọn ngành nào/

Xin chào mọi người! Tên tôi là YK, hiện đang quản lí CS Dojo, một kênh YouTube giáo dục lập trình với hơn 200.000 người đăng ký. Tôi cũng từng là một nhà phát triển phần mềm tại Google. Trong quá trình làm ra các video, tôi thường được hỏi hai câu hỏi phổ biến: “Sự khác biệt giữa khoa học máy tính và phần mềm kỹ thuật phần mềm là gì?” Và … “Tôi có nên chọn khoa học máy tính hay kỹ thuật phần mềm để trở thành một kỹ sư phần mềm?” Trong bài viết này, tôi sẽ trả lời các câu hỏi trên và đưa cho bạn phân tích nhanh về những chuyên ngành này. Tổng quan nhanh về hai chuyên ngành này Khoa học máy tính là nghiên cứu về cách các máy tính hoạt động, chủ yếu từ quan điểm lý thuyết và toán học. Bạn nên chọn Khoa học máy tính nếu bạn thích toán học, logic hoặc nếu bạn muốn tham gia vào một lĩnh vực chuyên biệt trong CS chẳng hạn như trí tuệ nhân tạo, học máy, an ninh, hoặc đồ họa. Kỹ thuật phần mềm là nghiên cứu về cách thức các hệ thống phần mềm được xây dựng, bao gồm các chủ đề như quản lý dự án, đảm bảo chất lượng và kiểm tra phần mềm. Bạn nên chọn kỹ thuật phần mềm nếu bạn quan tâm nhiều hơn đến cách thực hành và nếu bạn muốn tìm hiểu chu kỳ sống chung của phần mềm được xây dựng và duy trì như thế nào. Cả Khoa học máy tính và kỹ thuật phần mềm đều dạy các nguyên tắc cơ bản của lập trình và khoa học máy tính, vì vậy bạn vẫn có thể chọn...

By stationd
Quy tắc 333 hay là phiếm đàm về chuyện phỏng vấn Senior Developer

Quy tắc 333 hay là phiếm đàm về chuyện phỏng vấn Senior Developer

Có thể nói vào những năm gần đây, phỏng vấn không còn đơn thuần là hoạt động một chiều, với việc các công ty có toàn quyền đánh giá ứng viên theo các tiêu chí mà mình đưa ra, mà giờ đây các ứng viên thông qua buổi phỏng vấn còn đánh giá ngược lại công ty, xem có đủ tốt, phù hợp để mình quyết định gắn bó không. Trong phạm vi của bài viết này, tôi cũng cho rằng phỏng vấn lập trình viên senior là một công việc khá thú vị và thách thức. Bởi đó không chỉ là việc đánh giá năng lực của ứng viên xem có đạt được các yêu cầu, tiêu chuẩn mong đợi, mà còn xem xét đến các yếu tố, về sự thích nghi với môi trường, văn hoá, sự phù hợp với đường hướng phát triển trong tương lai của công ty hay không. Thật khó để làm tốt việc này nếu không có sự chuẩn bị chu đáo. Quy tắc 333 Sau rất nhiều tự đánh giá bản thân, rằng mình đã làm tốt vai trò của một nhà tuyển dụng hay chưa. Tôi phải thú nhận một sự thật là: không ít lần tôi đã làm không tốt. Đôi lần cảm thấy xấu hổ vì những ngớ ngẩn của mình. Liệu có lần nào đó đã đánh giá sai lầm làm tuột mất người giỏi, hoặc là làm ứng viên nghĩ không tốt về công ty. Đó đã là những áp lực không nhỏ, và sau khoảng thời gian khủng hoảng đó, tôi tạo ra một bộ quy tắc 333 nhằm giúp mình làm tốt việc này. Quy tắc 1, nhằm để định nghĩa, xác định như thế nào là một Senior. Quy tắc 2, nhằm để chứng...

By stationd
‘Toát mồ hôi’ phỏng vấn tuyển dụng vào Apple

‘Toát mồ hôi’ phỏng vấn tuyển dụng vào Apple

Apple là một trong những môi trường làm việc phấn khích nhất, nhưng cũng thách thức nhất thế giới. Vì thế, được làm việc tại đó hiển nhiên không phải chuyện dễ dàng. Cũng như ở Google và các đại gia công nghệ khác, ứng viên xin việc vào Apple nhận được những câu hỏi chuyên môn kỹ thuật dựa trên kinh nghiệm của họ, nhưng không thể tránh được những bài toán “siêu xoắn não”, tùy vào vị trí mà họ nhắm đến. “Hãy giải thích với một em bé 8 tuổi modem/router là cái gì và chức năng của nó” – là câu hỏi cho ứng viên vị trí tư vấn tại gia. “Ai là bạn thân nhất của bạn?” – chuyên gia phòng sinh hoạt gia đình. “Nếu như bạn có 2 quả trứng, bằng cách nào bạn xác định được tầng cao nhất mà khi thả trứng, trứng vẫn không vỡ? Đâu là giải pháp tối ưu nhất?” – kỹ sư phần mềm. “Hãy kể lại một vấn đề thú vị và cách bạn đã giải quyết nó” – kỹ sư phần mềm. “Mỗi ngày có bao nhiêu em bé được sinh ra?” – giám đốc nguồn cung ứng toàn cầu. “Hãy mô tả về bản thân, điều gì khiến bạn phấn khích?” – kỹ sư phần mềm. “Nếu chúng tôi tuyển bạn, bạn muốn làm việc gì?” – kỹ sư phần mềm cấp cao. “Có 3 chiếc hộp, một hộp chỉ đựng táo, một hộp chỉ đựng cam, hộp còn lại có cả táo lẫn cam. Các hộp này đã bị dán nhãn sai nên không nhãn nào phản ánh đúng loại quả bên trong. Chỉ mở một hộp và không nhìn vào bên trong, lấy ra 1 quả. Nhìn vào quả đó, liệu bạn...

By stationd
Đi phỏng vấn vị trí React Native cần trang bị những gì?

Đi phỏng vấn vị trí React Native cần trang bị những gì?

Bài viết này Station D sẽ tổng hợp một loạt các câu hỏi phỏng vấn React Native , phù hợp với mọi cấp độ lập trình viên React Native. Dưới đây là danh sách 30 câu hỏi phỏng vấn về React Native kèm theo câu trả lời ngắn gọn. Câu hỏi phỏng vấn React Native cơ bản React Native khác gì so với ReactJS? React Native là một framework cho phép phát triển ứng dụng di động đa nền tảng bằng cách sử dụng cùng một mã nguồn, trong khi ReactJS là một thư viện JavaScript chủ yếu dùng để xây dựng giao diện người dùng cho các ứng dụng web. React Native sử dụng các thành phần UI native, trong khi ReactJS sử dụng DOM ảo để tối ưu hóa việc cập nhật giao diện người dùng trên web. Liệt kê các điểm chính để tích hợp React Native vào ứng dụng Android hiện có. Các điểm chính bao gồm: thêm các dependencies cần thiết vào dự án Android, thiết lập môi trường React Native CLI, tạo và liên kết một gói mới từ React Native vào dự án, và cuối cùng là tích hợp mã React Native với mã Android gốc. Mô tả mạng trong React Native và cách thực hiện các cuộc gọi mạng AJAX trong React Native? Mạng trong React Native được quản lý bằng cách sử dụng các phương thức AJAX tiêu chuẩn như fetch hoặc thư viện Axios. Các cuộc gọi mạng có thể được thực hiện bằng cách sử dụng fetch để lấy dữ liệu từ một API, xử lý nó và cập nhật state của ứng dụng. Props Drilling là gì và làm thế nào để tránh nó? Props Drilling là hiện tượng truyền props qua nhiều cấp của component, có thể...

By stationd
Sinh viên CNTT làm thế nào để học tốt ở trường đại học?

Sinh viên CNTT làm thế nào để học tốt ở trường đại học?

Tôi vẫn còn nhớ rõ thời điểm này cách đây đúng bốn năm. Khi ấy, tôi và các bạn cùng khoá vừa bước vào giảng đường đại học. Nỗi băn khoăn lớn nhất của tôi vào lúc ấy là câu hỏi trên. Tôi đã từng thấy rất nhiều người tài giỏi xuất thân ngành CNNT , nhưng cũng nghe rất nhiều anh chị than thở về việc học ở đây, học CNTT như thế nào cho đúng. Phải có điều gì tạo nên sự khác biệt, và tôi luôn thôi thúc bản thân mình tìm ra câu trả lời chính xác nhất. Trong suốt thời gian học CNTT, tôi quan sát những người học trên mình vài khoá, học hỏi từ các bạn bè, và tự rút tỉa từ các kinh nghiệm bản thân. Qua những điều đã học, tôi nhận ra rằng hoàn toàn có thể học tốt ngành CNTT, và điều tạo nên sự khác biệt chính là phương pháp. Vài hôm trước, có bạn sinh viên khoá dưới hỏi tôi rằng: “Làm sao để học tốt CNTT?” Thật thú vị. Bốn năm đã qua, giờ đây tôi gặp lại câu hỏi trên. Đó chính là động lực khiến tôi phác thảo ra bài viết này. Bài viết này phục vụ cho ai? Thứ nhất, tôi muốn truyền đạt những kinh nghiệm của mình cho các bạn sinh viên chuẩn bị vào trường. Kể cả các bạn sang năm hai cũng có thể tìm thấy những điều bổ ích ở đây. Các bạn còn rất nhiều cơ hội phía trước. Ngoài ra, các bạn sinh viên năm ba, bốn vẫn có thể cùng tôi chia sẻ những phương pháp được giới thiệu ở đây. Bởi vì, không có gì là quá muộn để bắt đầu. Hy vọng bài...

By stationd
13 điều giúp ứng viên… rớt phỏng vấn xin việc

13 điều giúp ứng viên… rớt phỏng vấn xin việc

Chuyên viên tuyển dụng tại Glassdoor, cho biết cô đã được chứng kiến vô vàn các sai lầm mà các ứng viên mắc phải, với hậu quả là họ tự đánh mất cơ hội xin việc của mình. Hichens cho biết: “Điều tồi tệ nhất là nhiều người đến phỏng vấn mà không hề chuẩn bị trước. Ví dụ như, họ không nghiên cứu về công ty, họ không tìm hiểu về vị trí ứng tuyển, về người đang trực tiếp phỏng vấn mình, và cũng chẳng buồn chuẩn bị câu hỏi ngược lại cho nhà tuyển dụng.” Tuy nhiên, theo Hichens, việc thiếu chuẩn bị vẫn chưa phải là lý do lớn nhất để nhà tuyển dụng loại bỏ một ứng viên. Thay vào đó, việc đến muộn, hay thậm chí không thèm đến phỏng vấn, sẽ gần như đảm bảo cho bạn một suất “ra về tay không” dù bạn có là một ngôi sao sáng tới đâu đi chăng nữa. Hichens cho rằng: “Đến trễ cuộc phỏng vấn mà không có bất kì lời giải thích nào, hoặc không gửi email/gọi điện trước thông báo việc đến trễ là một điều tối kỵ. Điều này chắc chắn sẽ hạ knock out 99% số người phỏng vấn. Ít nhất, nếu đến trễ như vậy, hãy gọi và đưa ra một lời giải thích, hoặc bạn có thể đề nghị lên lịch lại chẳng hạn. Quan trọng nhất, hãy nhớ gửi lời xin lỗi đến nhà tuyển dụng vì sự bất tiện này”. Với nỗ lực giúp đỡ những người đang tìm việc tránh những sai lầm có thể xảy ra, Hichens đã soạn ra danh sách 13 điều bạn nên tránh, dù là bạn đang phỏng vấn cho vị trí thực tập hay giám đốc: 1. Nói xấu...

By stationd
Kiến thức C cho người mới và cách tự học lập trình C

Kiến thức C cho người mới và cách tự học lập trình C

Ngôn ngữ lập trình C là một trong những ngôn ngữ lập trình được ưa chuộng nhất hiện nay, từ các dự án nhỏ đến các dự án lớn và phức tạp. Cùng Station D tìm hiểu tất tần tật về ngôn ngữ lập trình này, bên cạnh đó chúng tôi cũng tổng hợp một số tài liệu và cách học lập trình C hiệu quả nhất. Khái niệm ngôn ngữ lập trình C Ngôn ngữ lập trình C là một ngôn ngữ lập trình bậc cao, đa chức năng (general-purpose), cung cấp giao diện trực tiếp, nhất quán và mạnh mẽ cho các hệ thống lập trình. Đây là lý do vì sao ngôn ngữ C được áp dụng rộng rãi trong việc phát triển phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng và các hệ thống nhúng. Sự linh hoạt và mạnh mẽ của ngôn ngữ C khiến nó được gọi là “mẹ của mọi ngôn ngữ”. Nhiều ngôn ngữ lập trình khác được phát triển dựa trên C như C++ , PHP, JavaScript, Java , Python, và Perl. Bởi vì là một ngôn ngữ có tính chất general-purpose, C có khả năng thích ứng tốt với phát triển hệ thống, ví dụ như hệ điều hành, trình biên dịch và trình điều khiển mạng. Tuy nhiên một số người cho rằng cú pháp của C có thể phức tạp và khó học, trong khi những người khác nhấn mạnh vấn đề thiếu chuẩn hóa. Cùng tìm hiểu sâu hơn về ngôn ngữ lập trình C ở các phần tiếp theo cũng Station D! Việc làm lập trình C mới nhất tại Station D Lịch sử hình thành và phát triển của C programming language Lịch sử hình thành và phát triển của ngôn ngữ lập trình C...

By stationd
Tiếng Anh dành cho lập trình viên

Tiếng Anh dành cho lập trình viên

Trong suốt thời gian đi học, đi làm, trao đổi cùng nhiều anh em trên các cộng đồng lập trình trên thế giới. Trước đó mình học tiếng Anh theo cách khá sai lầm . Nên mình đã nghiên túc nghiên cứu và sưu tầm một “kho tài liệu” học tiếng Anh giao tiếp, để tiện trao đổi về những vấn đề mình gặp khi lập trình. Kèm theo đó là khi trao đổi với client không bị sót thông tin do qua một bạn thông dịch. Hôm nay mình sẽ share bộ bí kíp này, nhưng anh em nhớ đừng chỉ tải về rồi để đó. Nên tải từng cuốn rồi đọc cho thấy ít ít nha. 1/ Giải thích ngữ pháp tiếng Anh Như tiêu đề thì mục đích của cuốn sách này là phân tích ngữ pháp giúp anh em biết sử dụng các loại “thì” đúng trường hợp. Giúp cuộc hội thoại bớt “kì” hơn Download tại đây 2/ 3000 cụm động từ Với 3000 cụm động từ này, các câu giao tiếp của anh em sẽ đa dạng hơn. Download tại đây 3/ Từ vựng thường gặp trong đề thi TOEIC Anh em nào đang cần bằng TOEIC thì có thể tham khảo nha Download tại đây 4/ Từ vựng theo chủ đề trong đề thi IELTS Đã có TOEIC thì phải có IELTS cho anh em chứ Download tại đây 5/ Từ vựng tiếng Anh theo chuyên ngành Có thêm vốn từ thì không bao giờ là thừa nhỉ anh em? Download tại đây Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp anh em cải thiện vốn tiếng Anh hơn. Ngoài ra, còn tài liệu hay ho nào mà mọi người sưu tầm được thì chia sẻ tại phần bình luận nhé. Tìm việc...

By stationd
30 laptop lập trình tốt nhất cho lập trình viên (Phần 2)

30 laptop lập trình tốt nhất cho lập trình viên (Phần 2)

Bạn có đang tìm cho mình 1 laptop lập trình? Thực sự với cùng mức giá thì 1 con máy bàn lúc nào cũng mạnh và bền hơn so với 1 chiếc laptop, nhưng nói về tính linh hoạt và tiện lợi cho học tập và làm việc trong thời đại này thì việc sở hữu 1 con laptop với cấu hình phù hợp cho lập trình luôn là ưu tiên hàng đầu. Các bạn có thể xem Phần 1 của 30 laptop lập trình tốt nhất cho lập trình viên năm 2023 tại đây nhé! 11. Acer Chromebook CB515-1HT Acer Chromebook CB515-1HT là 1 trong những laptop lập trình tốt nhất. Vì không có khe hở không khí, cho phép các lập trình viên trải nghiệm độ rõ nét của màn hình được cải thiện ngay cả dưới ánh mặt trời. Điều tuyệt nhất về laptop này là nó có bộ xử lý 2.48GH vừa đủ tốt cho làm việc với nhiều ngôn ngữ lập trình như C, C++ và các framework như ASP.NET. Nếu bạn đang làm việc với những ứng dụng vừa và nhỏ thì đây chính là laptop hoàn hảo cho bạn. Kích cỡ màn hình 15.6” Độ phân giải màn hình 1366 x 768 Độ phân giải màn hình tối đa 1366 x 768 Bộ xử lý 1.6 GHz Celeron D Processor 360 RAM 2 GB DDR3 SDRAM Tốc độ bộ nhớ 1600 MHz Ổ cứng 256 SSD Bộ đồng xử lý đồ họa HD Graphics 400 Nhãn hiệu chipset Intel Mô tả card Tích hợp Kết nối không dây 802.11 bgn, Bluetooth Thời lượng pin trung bình 7 tiếng Những tính năng đặc biệt của Acer Chromebook CB515-1HT: – Intel® Pentium® (N4200, 1.10 GHz, 2 MB) và 4 GB LPDDR4 RAM làm cho laptop...

By stationd
Nguồn tự học web front-end và web configuration ngon bổ rẻ

Nguồn tự học web front-end và web configuration ngon bổ rẻ

Lập trình web là công việc đòi hỏi nhiều kĩ năng và kiến thức chuyên môn khó. Có rất nhiều phương pháp để tự học, nhưng đa phần trong số đó đều đã lỗi thời và không còn có ích cho các lập trình viên bởi sự phát triển chóng mặt của ngành công nghệ này. Nếu bạn đang tìm kiếm những nguồn tài liệu miễn phí trên Internet thì xin chúc mừng, bạn đã đến đúng địa chỉ. Bài viết này sẽ cung cấp cho thần dân nhà dev những nguồn tự học giúp anh em thoát khỏi thời gian dài vừa fix bug vừa tìm hiểu nguyên nhân tại sao framework của bạn ngừng hoạt động. Front-end căn bản Interneting is Hard Đây là trang web với đầy đủ tài liệu hướng dẫn cách sử dụng HTML và CSS để xây dựng những website hiện đại. Nó sẽ bắt đầu từ góc nhìn của những học viên chưa biết gì về HTML hay CSS. Nếu bạn đang tìm kiếm một nơi cung cấp cho bạn về kiến thức nền tảng như thế thì hãy tham khảo ngay link phía trên. Mozilla Developer Network Đây có lẽ là nguồn tham khảo tốt nhất cung cấp các kiến thức tổng quát về lập trình web và thay thế được cho W3 Schools trong thư viện điện tử của tôi. CSS Diner Luyện tập CSS selector cũng giống như chọn lựa trái cây và rau củ vậy! CSS selector rất quan trọng để xây dựng nên một nền tảng CSS sạch và bền vững. Front-end tuyển dụng lương cao trên Station D Sự tương thích của các đặc tính của browser CanIUse Thực tế là không phải browser nào cũng được tạo ra theo cách giống nhau. CanIUse sẽ chỉ rõ...

By stationd