Tổng quan ngành IT

Duyệt các bài viết được gắn thẻ Tổng quan ngành IT

21 bài viết

Mức lương Lập trình viên tại Việt Nam năm 2022

Mức lương Lập trình viên tại Việt Nam năm 2022

Thực tế hiện nay, khi Công nghệ hiện hữu hầu hết khắp nơi trong đời sống con người, nghề làm IT càng trở nên thu hút hơn bao giờ hết. Và nghe đến “làm IT”, thì có lẽ thu nhập và cơ hội thăng tiến sẽ là những chủ đề được quan tâm nhất. Trong bài viết này, hãy cùng mình tham khảo mức lương các vị trí Lập trình 2022 qua những thống kê từ Báo cáo thị trường IT Việt Nam – Tech Hiring 2022 do Station D phát hành nhé! Giờ thì… bắt đầu thôi nào! Báo cáo thị trường IT Việt Nam – Tech Hiring 2022 do Station D phát hành đã đưa ra bảng so sánh mức lương giữa các vị trí lập trình mới nhất trong năm 2022. Các vị trí ngành lập trình có mức lương dao động từ 8 – 140 triệu/tháng . Mức lương lập trình viên theo Công nghệ & lĩnh vực Xếp hạng các công nghệ được trả lương cao nhất có thể được chia thành 2 nhóm lớn: High-tech liên quan đến xu hướng AI / ML (Kubernetes, Tensor Flows, Python) và Điện toán đám mây (AWS, GCP, Azure). Nhóm thứ hai là các công nghệ mới nổi – Unity và xu hướng play-to-earn & NFT. Theo Báo cáo thị trường IT Việt Nam – Tech Hiring 2022 , Lập trình viên với từ 1 đến 3 năm kinh nghiệm làm về AWS có mức lương Gross trung bình $1,775 ; đối với GCP là $1,698; với Azure là $1,526 . Mức lương Lập trình viên làm về các công nghệ thuộc nhóm High Tech bao gồm Tensor Flows, Kubernetes, Python, lần lượt đạt mức $1,732 , $1,669 , $1,389 . Mức lương Gross của Lập trình viên...

By stationd
Những thuật ngữ chuyên ngành khi đi làm cần biết

Những thuật ngữ chuyên ngành khi đi làm cần biết

Bài viết được sự cho phép của tác giả Tin Tran Mỗi ngành khác nhau đều có những thuật ngữ mà chỉ những người trong ngành mới hiểu, bạn là người vừa mới đi làm thì sẽ khá lạ lẫm với những thuật ngữ chuyên ngành của lập trình nên tôi viết bài này để chia sẻ này để bạn có thể hiểu được những anh chị trong công ty đang nói về chủ đề gì. 10 câu nói cực hay về lập trình 10 hiểu lầm tai hại về lập trình 1. Source code Source code dịch ra tiếng việt đó là mã nguồn, khi nói về source code thì ta hiểu là đang nói về những tất cả những cái mà mình lập trình ở trong một dự án nhé. 2. Commit code Trong mỗi dự án của chúng ta thì đều sử dụng SVN hoặc GIT. SVN/GIT công cụ để quản lý source code, là nơi để chứa source code, tất cả lập trình viên mà làm chung một dự án sẽ sử dụng chung một nguồn này. Tại sao người ta dùng nó thì tôi sẽ có một bài viết chi tiết hơn nói về những tính năng hay ho của nó. Phần này đang nói về thuật ngữ commit code. Commit code có nghĩa là mình sẽ đẩy hết những cái gì mình vừa code được lên nơi chứa source code của SVN/GIT. 3. Testcase Thường thì sau khi kết thúc giai đoạn code thì sẽ đến một giai đoạn nữa đó là test(kiểm thử) sản phẩm của mình xem có làm đúng theo yêu cầu của khách hàng chưa, có bug gì hay không. Testcase là các trường hợp kiểm tra cho những đoạn mã (code) của mình đảm bảo rằng nó đã chạy...

By stationd
[Update] 5 xu hướng tuyển dụng IT 2024 không thể bỏ qua

[Update] 5 xu hướng tuyển dụng IT 2024 không thể bỏ qua

Vượt qua những khó khăn từ làn sóng Covid-19, giờ đây các doanh nghiệp CNTT tiếp tục bước vào cuộc đua tìm kiếm và giữ chân nhân tài. Vậy bức tranh tuyển dụng nhân sự IT năm 2024 sẽ như thế nào? Nhà tuyển dụng cần phải hành động gì để thu hút được nhân sự chất lượng? Bài viết này sẽ cho bạn góc nhìn tổng quát về xu hướng tuyển dụng IT 2024 , từ đó giúp doanh nghiệp xây dựng các chiến lược tuyển dụng hiệu quả nhất. ­Hình thức làm việc từ xa tiếp tục dẫn đầu xu hướng trong tuyển dụng IT 2024 Với tác động của dịch bệnh kéo dài đã ảnh hưởng trực tiếp đến lực lượng lao động, mô hình công việc truyền thống giờ đây đã không còn phù hợp trong bối cảnh hiện tại. Theo Báo cáo thị trường IT Việt Nam – Tech Hiring 2022 của Station D, Gần 75% các lập trình viên đang làm công việc toàn thời gian, thấp hơn con số trước đó năm 2021. Lý do không phải do thất nghiệp, mà bởi xu hướng làm việc từ xa (remote)/ tự do (freelance) gia tăng. Nhiều công ty đã chính thức đưa mô hình hybrid (kết hợp giữa làm việc tại công ty và làm việc từ xa) vào quá trình vận hành, điều này đã tạo ra nhiều phản hồi tích cực từ phía nhân viên trong năm 2022. Với mô hình này, nhân viên có thể linh hoạt làm việc từ bất kỳ đâu, tăng tính hiệu quả và sự thoải mái trong công việc. Nhưng mô hình hybrid này cũng đứng trước nhiều thách thức như sự gắn kết của các nhân viên, sự thiếu tin tưởng từ nhà quản lý...

By stationd
Ngành IT rất rộng, bạn đang ở đâu?

Ngành IT rất rộng, bạn đang ở đâu?

Bài viết được sự cho phép của tác giả Lê Nhật Thanh Anh ơi, qua cài win cho em với! Anh ới, máy tính em bị màn hình xanh đỏ tím vàng rồi! Máy tính em bị virus rồi, anh qua cứu em với, huhu! Hình như anh học ngành IT mà phải không? Trong cuộc sống thường nhật của mình, mình rất rất hay bị nhờ những chuyện như vậy. Chỉ vì một thứ, mình là dân IT (Bạn chắc chắn cũng như thế, đúng chưa?) Mấy ai hiểu nổi khổ của dân trong ngành IT. Trong khi mình là một thằng lập trình viên. Làm gì mà biết sửa máy tính, ống nước này nọ! Thông qua câu chuyện trên, mình muốn nhắn nhủ một điều rất quan trọng. Dành cho những bạn ĐANG PHÂN VÂN. Không biết đi đâu về đâu trong thế giới IT. Chính là,… thế giới IT cực kì rộng, và bạn đang ở đâu? Nào là web, nhúng, mobile, data, AI, blockchain, IT helpdesk, Security, System admin, tester,… Đây chắc chắn là một nỗi lo lắng, phân vân của hầu hết sinh viên ngành IT. Vì trong trường, bạn được dạy rất nhiều, bao quát hầu hết các ngành học. Nếu bạn là một người biết đầu tư cho tương lại. Bạn có thể đã tìm ra được hướng đi cho mình ngay trong trường. Nhưng bạn là số ít trong đó. Đa số các bạn sinh viên chưa biết được mình sẽ làm gì khi ra trường. Thậm chí chưa biết ở ngoài các công ty họ làm gì. Đó là sự thật! [Thảo Luận] Ngành IT liệu có hết “HOT” trong vài năm tới? Ngành trí tuệ nhân tạo từ A - Z: Tiềm năng và cơ hội nghề nghiệp #1...

By stationd
[Thảo Luận] Ngành IT liệu có hết “HOT” trong vài năm tới?

[Thảo Luận] Ngành IT liệu có hết “HOT” trong vài năm tới?

Bài viết được sự cho phép của blogchiasekienthuc.com Chào các bạn, một vài hôm trước mình có đọc được một bài báo thống kê rằng năm học 2021 ngành IT nói riêng và khối ngành công nghệ kỹ thuật nói chung là một trong những ngành có tỷ lệ chọi cao nhất (khoảng 1/64). Nói đến đây đủ để thấy rằng trong những năm trở lại đây thì ngành công nghệ thông tin đã trở nên “hot” như thế nào! Một câu hỏi đặt ra là liệu với số lượng lớn học sinh có ý định theo học ngành IT như vậy thì trong một vài năm tới, ngành IT có còn “hot” như vậy được nữa hay không? Liệu nhân lực ngành này có bị bão hòa hay không? "Ngành IT này học rất dễ, tài liệu ko bao giờ thiếu. Quan trọng là phải có đam mê và chịu cày" 10 Add-on Google Sheets phải có dành cho các Recruiters Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ một vài quan điểm của cá nhân mình dưới cái nhìn của một người đang học và làm về IT về hai câu hỏi trên. #1. Nhiều người đang “ảo tưởng” về ngành IT Có lẽ những câu chuyện về sinh viên IT mới ra trường làm lương 2000 – 3000$ một tháng, hay những bài báo giật tít về mức thu nhập “khủng” của dân IT đã khiến nhiều người ảo tưởng về ngành này. Điều này cũng dễ hiểu thôi vì người dân Việt Nam mình thường có xu hướng làm theo đám đông. Nhiều người không chịu bỏ thời gian tìm hiểu gốc rễ vấn đề mà luôn tin vào hiệu ứng đám đông, ủng hộ số đông. Sợ thật ◔◡◔ Là một người học và làm...

By stationd
Chân Dung Lập Trình Viên Gen Z – Lực Lượng Lao Động Tương Lai

Chân Dung Lập Trình Viên Gen Z – Lực Lượng Lao Động Tương Lai

Theo số liệu trong “ Báo Cáo Thị Trường IT Việt Nam 2022 – Tech Hiring 2022 ” do Station D phát hành, hiện nay nhân sự ngành IT tại Việt Nam phần lớn là các lập trình viên trẻ thuộc thế hệ Millennials (Gen Y). Tuy nhiên, các nhà tuyển dụng cũng cần chuẩn bị cho Centennials (GenZ), theo sau Millennials. Thế hệ này được dự báo như một làn sóng mới có thể thay đổi thị trường nhân sự, chắc chắn ngành IT không phải là trường hợp miễn trừ vì nhu cầu về lập trình viên sẽ tiếp tục tăng mạnh trong vòng 5 năm tới. Hãy cùng Station D khám phá chân dung của lập trình viên Gen Z tại Việt Nam ngay bên dưới đây nhé! Tổng quan về Gen Z Thế hệ Z (Gen Z hay Centennial) là tập hợp nhóm người thuộc thế hệ trẻ có năm sinh từ 1997 đến 2012. Các thành viên lớn tuổi nhất của thế hệ Z đang bắt đầu những năm đầu sự nghiệp (lớn nhất là 23 tuổi và trẻ nhất là 10 tuổi). Hiện tại, số lượng nhân sự trong ngành CNTT ở Việt Nam chiếm đa số với 53,97% ở độ tuổi 20 – 29 tuổi. Dự đoán đến năm 2025, thế hệ Z dự kiến sẽ chiếm 30% lực lượng lao động tại Việt Nam. Vì vậy trong tương lai gần (từ 5 đến 10 năm) sẽ là thời đại của Gen Z vào thị trường IT. Tuy nhiên, sự khác biệt trong các thế hệ làm cho việc tuyển dụng các nhân sự Gen Z trở nên khó khăn hơn bao giờ hết dù đây là thế hệ có đủ các yếu tố có thể tạo ra các bứt phá góp phần...

By stationd
Tham khảo điểm chuẩn ngành CNTT cho năm 2022

Tham khảo điểm chuẩn ngành CNTT cho năm 2022

Vừa qua, các thí sinh đã hoàn thành kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2022. Đề thi các môn năm nay được đánh giá có sự phân hóa cao hơn so với năm ngoái. Tuy nhiên, để có chiến lược chọn trường thông minh, các bạn học sinh cần dự đoán được số điểm của bản thân, đồng thời đánh giá khả năng đậu vào trường dựa vào điểm chuẩn năm ngoái. Cho đến thời điểm hiện tại, ngành Công nghệ thông tin vẫn chiếm được sự quan tâm của nhiều bạn trẻ đam mê khối ngành Kỹ thuật với mức điểm đầu vào cao nhất trong nhóm ngành này. Điểm chuẩn ngành CNTT – IT của những trường thuộc top đầu được dự đoán không có biến động nhiều so với các năm trước. Tuyển sinh ngành Công nghệ Thông tin, bạn đã biết? Top các trường Đại học có chất lượng đào tạo ngành CNTT được đánh giá cao Tại khu vực phía Nam, top 3 ngôi trường về chất lượng đào tạo là: Đại học Bách Khoa – ĐH Quốc gia TP. HCM Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc gia TP. HCM Đại học Công nghệ Thông tin – ĐH Quốc gia TP. HCM Ở miền Bắc, những ngôi trường nổi tiếng đào tạo CNTT bao gồm: Đại học Bách Khoa Hà Nội Đại học Công nghệ – ĐH Quốc gia Hà Nội Học viện công nghệ Bưu chính viễn thông Dưới đây là danh sách điểm chuẩn ngành Công nghệ thông tin của một số trường Đại học năm 2021, để các bạn tiện tham khảo: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc Gia (Hà Nội) Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Hà...

By stationd
“Ngành IT này học rất dễ, tài liệu ko bao giờ thiếu. Quan trọng là phải có đam mê và chịu cày”

“Ngành IT này học rất dễ, tài liệu ko bao giờ thiếu. Quan trọng là phải có đam mê và chịu cày”

Diễn ra đều đặn trên fanpage của Station D , sự kiện AMA (Ask Me Anything) là 1 sự kiện Q&A (Hỏi đáp trực tiếp) là cơ hội tuyệt vời để các bạn yêu thích công nghệ nói chung & lập trình nói riêng được tiếp xúc, học hỏi kinh nghiệm với các diễn giả hàng đầu trong ngành Tech. Tuần này, AMA quay trở lại với 1 nhân vật chuyên về .Net và .Net Core, đã có trên 10 năm kinh nghiệm làm nghề. Đó chính là anh Nguyễn Lê Quỳnh Thiện – Engineering Manager của Harvey Nash. Anh đã từng có 7 năm “thăng trầm” tại Pyramid Consulting Vietnam với những vị trí như: Senior Software Developer, Technical Lead, Technical Architect và .NET Team Manager. Nhưng con thuyền sự nghiệp của anh đã rời bến Pyramid Consulting để đến với NashTech từ tháng 6 năm 2014 đến nay – tại đây anh đảm nhiệm chức vụ Engineering Manager. Đặc biệt ngoài những giờ làm việc ở công ty, hàng đêm anh Thiện đều kiên trì, hăng say nghiên cứu và phát triển một sản phẩm e-commerce mã nguồn mở có tên là SimplCommerce. Đây là một hệ thống e-ecommerce ĐẦU TIÊN được viết trên .NET core có thể chạy tốt trên Windows, Linux và MacOS và là 1 mã nguồn mở được cộng đồng IT rất quan tâm trong thời gian gần đây. Bên cạnh đó, anh Thiện đã từng góp mặt tại các sự kiện công nghệ hàng đầu tại Việt Nam với vai trò Speaker, điển hình như sự kiện Vietnam Web Summit 2016 vừa qua. Lĩnh vực chuyên môn trao đổi của anh trong AMA lần này là .NET, .NET Core và Simplcommerce. Q: Anh có thể so sánh ưu nhược điểm của ASP.NET MVC...

By stationd
Có còn nên học Công nghệ thông tin thời điểm hiện tại?

Có còn nên học Công nghệ thông tin thời điểm hiện tại?

Người viết: Phiêu Vũ Tôi không khuyên bạn bỏ học đại học giống như Bill Gates, nhưng với một ngành đặc biệt như công nghệ thông tin, bí quyết thành công không phải là tấm bằng đại học, mà là một điều khác… Aspires Minds National Employment (AMNE), một công ty chuyên đánh giá năng lực nhân sự toàn cầu, mới đây vừa phát hành một báo cáo về thực trạng năng lực kĩ sư ngành IT trên thế giới, báo cáo xoay quanh năng lực các kĩ sư CNTT của Hoa Kỳ, Trung Quốc và Ấn Độ; 3 quốc gia có tỉ trọng nhân lực lớn nhất trong ngành lập trình phần mềm. Những số liệu gây sốc… Việc chính của lập trình viên là viết mã, tất nhiên; báo cáo AMNE chia năng lực lập trình ra làm nhiều cấp độ, từ cấp cao nhất là viết mã hoàn hảo, viết mã với một chút cẩu thả, viết mã nhiều lỗi; cho đến cấp kém nhất là … viết không nổi đoạn mã ra hồn. Yêu cầu tưởng như đương nhiên “viết mã đúng chức năng và đúng logic đã mô tả”; chỉ 2,1% lập trình viên Trung Quốc đạt yêu cầu này, con số của Mỹ là 18,8%. Yêu cầu được “hạ chuẩn” một chút, chỉ cần viết mã đúng, có thể có một ít lỗi hiếm; thêm 15,3% lập trình viên của Mỹ đạt yêu cầu còn Trung Quốc chỉ thêm được 0,5% mà thôi. Mức độ giữa giữa, lập trình ở trình độ cơ bản, phạm nhiều lỗi cơ bản: 81% lập trình viên Trung Quốc, 61,8% lập trình viên Mỹ. Có đến 10,4% kĩ sư IT người Trung Quốc bị đánh giá là lập trình kém, không viết nổi một đoạn mã; con số...

By stationd