Tổng quan ngành IT
Duyệt các bài viết được gắn thẻ Tổng quan ngành IT
21 bài viết

Băn khoăn ngành lập trình: Lựa chọn nào ở ngưỡng 30?
Một lập trình viên 30 tuổi sẽ có những suy nghĩ gì về tương lai? Những định hướng nào sẽ là sự lựa chọn phù hợp? Đó là những tâm sự chung của nhiều anh em lập trình chạm ngưỡng 30. Dựa vào tình hình thực tế, Station D sẽ phân tích những lối đi riêng mà dân lập trình lựa chọn. Đó là chặng đường kế tiếp họ sẽ trải qua trên hành trình nghề nghiệp của mình. Sau 30, có lẽ bạn sẽ nhận ra nhiều điều. Hết hứng thú với việc học và trải nghiệm lập trình? Lập trình dường như trở thành một công việc để nuôi sống bản thân? Vậy sự hứng thú trong nghề nghiệp liệu có tồn tại? Có phải là do sự xáo trộn hay những áp lực còn bủa vây chăng? T rải qua nhiều biến thăng trầm giai đoạn 20 – 30 tuổi, đây là lúc phù hợp nhất để dân lập trình có một định hướng rõ ràng và lâu dài. Tất nhiên, song hành cùng đó, niềm vui công việc rất quan trọng. Nhiều anh em lập trình họ chọn cách tiếp tục code để phát triển khả năng, nâng cao năng lực của bản thân. Họ chọn đó là công việc mà họ sẽ tiếp tục trải nghiệm. Một người bạn của tôi đã ngoài 40, anh ấy giờ đây xem việc code là một người bạn hằng ngày. Lúc này có lẽ động lực về niềm vui thể hiện rõ và những áp lực không còn quá lớn. Lối rẽ từ sự am hiểu chuyên môn lập trình – Hướng đi phổ biến định hình một chuyên gia Đã đến lúc có một chuyển mình mới cho sự nghiệp . Đó có thể là sự liều...

Làm thế nào để tối ưu chi phí vận hành doanh nghiệp dưới tác động của đại dịch Covid-19
Hiện nay, khi nền kinh tế đang dần bước sang giai đoạn thích ứng với những tác động kéo dài của đại dịch Covid-19, việc chuyển đổi số và áp dụng các giải pháp số mang tầm quan trọng về chiến lược. Chủ doanh nghiệp, đặc biệt là ở quy mô vừa và nhỏ, mong muốn các khoản đầu tư vào giải pháp công nghệ sẽ tạo ra giá trị cao hơn số tiền bỏ ra ban đầu, đồng thời tiết kiệm được chi phí trong giai đoạn dịch bệnh còn diễn biến phức tạp. Quyết định giải pháp nào phù hợp với doanh nghiệp thật sự là bài toán khó khi trên thị trường có quá nhiều sự lựa chọn. Trong bối cảnh đó, Giải pháp phần mềm tích hợp – nhiều phần mềm chức năng cùng hoạt động trên một nền tảng duy nhất – đang là xu hướng được thế giới quan tâm. Đây cũng là đáp án phù hợp nhất mà các doanh nghiệp Việt cần ở thời điểm hiện tại. Giải pháp phần mềm tích hợp có thể đơn giản hóa quá trình thích ứng của doanh nghiệp và giảm thiểu đáng kể chi phí đầu tư công nghệ trên mỗi nhân viên. Doanh nghiệp tìm kiếm giải pháp tiết kiệm chi phí Các khoản đầu tư về phần mềm và công nghệ rất khó tính toán do có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chi phí trên mỗi nhân viên (cost per employee). Một số phần mềm tính chi phí dựa trên số lượng tài khoản truy cập mà công ty sử dụng. Một số khác tính dựa trên đơn vị tổ chức, khiến cho chi phí trên mỗi nhân viên của doanh nghiệp nhỏ cao hơn so với doanh nghiệp lớn. Hơn nữa,...

Ngành IT: Việc nhẹ lương cao?
Bài viết được sự cho phép của tác giả Khiêm Lê Trong những năm vừa qua, ngành Công nghệ thông tin ( IT ) vẫn luôn giữ được sức hút mạnh mẽ của mình. Điều đó được thể hiện qua số nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học ở các ngành Công nghệ thông tin luôn tăng qua các năm, đặc biệt là trong năm 2020 vừa qua. Thông tin từ Cục quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT cho biết trong năm 2020 vừa qua có tất cả 2.490.171 nguyện vọng trên cả nước, trong đó có 640.638 nguyện vọng 1 và 519.449 nguyện vọng 2 xét tuyển vào các ngành Công nghệ thông tin. Có phải ngành IT được các bạn học sinh yêu thích là vì “việc nhẹ lương cao”? Ngành IT: Việc nhẹ lương cao? Có nhiều người không có kiến thức về IT, họ nghĩ rằng IT là chỉ cần ngồi trên máy tính, gõ phím 8 tiếng một ngày, không tốn nhiều sức mà vẫn có lương tháng 1000$. Điều này có đúng? Không, rõ ràng là không! Việc gì cũng có cái giá của nó, bề ngoài của ngành IT mà người khác nhìn thấy chỉ đơn giản là gõ phím, nhưng chúng ta là dân IT, chúng ta biết nhiều hơn thế, chúng ta phải cho họ thấy chúng ta được đào tạo trường lớp, chúng ta làm công việc không phải ai cũng có thể học và làm được và mức lương tương xứng với công sức của chúng ta bỏ ra. Đối với những bạn sinh viên năm 3 và năm 4, các bạn sẽ đi thực tập ở các công ty, startup, các bạn sẽ thấy, các bạn cũng học IT và mức lương thực tập rất là thấp...

Các vị trí tuyển dụng ngành IT khiến nhà tuyển dụng đau đầu
Tuyển dụng nhân viên IT (hay công nghệ) được xem là ngành có tỷ lệ nhảy việc rất cao, chưa kể đến một số vị trí công việc trong ngành công nghệ rất khó tuyển dụng được nhân tài. Nhân lực không thiếu nhưng rất nhiều công ty trong tình trạng thiếu hụt nhân sự trầm trọng. Trước tình trạng này, việc tuyển dụng cần phải được thay đổi theo chiến lược bài bản và hoạch định lâu dài. 7 bước cấp thiết của chiến lược tuyển dụng IT trên social media hiệu quả Bước vào một thập kỷ mới, các CIO tiếp tục gánh vác trách nhiệm lớn hơn đối với nhiều nhiệm vụ kinh doanh chiến lược, bao gồm cả những nhiệm vụ liên quan đến an ninh mạng, phân tích và khoa học dữ liệu, AI/machine learning. Với trách nhiệm to lớn đó, cần tìm được nhân tài với các kỹ năng cần thiết để thúc đẩy những sáng kiến chiến lược đó. Trong thời buổi này, tìm ứng viên phù hợp khó như mò kim đáy biển. Mỗi ngành lại có đặc thù riêng, nhất là trong ngành IT, ngành có tỷ lệ nhảy việc cao nhất thì việc tuyển dụng với những vị trí quan trọng thì càng lại khó nhằn hơn. Sau đây là 12 vị trí IT khó tuyển dụng nhất khiến nhà tuyển dụng đau đầu. 12 vị trí IT khiến các nhà tuyển dụng đau đầu Theo báo cáo IT của Station D , năm 2020 Việt Nam sẽ cần hơn 400,000 nhân lực ngành IT, và con số này có thể sẽ tăng lên đến 500,000 vào năm 2021, trong đó có khoảng 39% các nhà lãnh đạo IT dự đoán khó tìm thấy người có kỹ năng bảo mật...

Chuyện OT trong ngành IT
Bài viết được sự cho phép của vntesters.com Chia sẻ thẳng thắn, góc nhìn đa chiều của bạn Nguyễn Dương Hải về chuyện OT (overtime). OT có lẽ khá quen thuộc với một số bạn trong ngành IT (Information Technology). 10 theme Sublime Text tốt nhất Hiểu thêm về Deep Learning thông qua 12 khóa học online miễn phí Mình từng làm OT rất nhiều. Trong năm thứ 2 mình làm việc ở công ty đầu tiên, có những dự án mình làm ngày thường thì cứ 2 ngày OT liên tục, ngủ lại ở công ty (khoảng 4-5 tiếng/ngày), mình về nhà một buổi sáng rồi chiều hôm đó lên công ty tiếp tục cái vòng xoay ấy. Thứ 7 và chủ nhật thì mỗi tháng cũng phải làm fulltime 2-3 tuần. Hồi đó công ty mình chủ yếu trả lương theo kiểu nếu anh làm OT thì tính lương 150%, 100% là lương và 50% cộng vào ngày nghỉ phép. Lúc đó phải 3 – 4 tháng liền tháng nào mình cũng lãnh gấp đôi lương. Còn ngày nghỉ phép? Sau 2.5 năm làm việc mình xin nghỉ 1 kỳ nghỉ lớn, 2 tháng được ăn lương không phải đi làm, và mình vẫn còn thừa ra một ít ngày nghỉ khi chuyển hợp đồng sang công ty con. Chuyên đó là bình thường! Đó là suy nghĩ của 1 đứa nhóc 2.5 năm tuổi nghề. Dự án cần, bạn không làm tức là bạn không yêu dự án, không hết lòng với công ty. Sau 1 năm rưỡi từ khi bước vào công ty, mình từ QC Junior level 1 trở thành QC senior level 2. Rồi mình thay đổi. Cũng chính đứa nhân viên làm hết lòng vì công ty đó, sau này khi trở thành...

Ngành IT: Làm việc “trên mây” kiếm nhiều tiền nhất hiện nay
Kết quả từ cuộc khảo sát đầu năm của Station D về lương bổng của lập trình viên cho thấy nhiều thay đổi đã và đang diễn ra trong ngành IT – cuộc khảo sát tập trung vào các câu hỏi về khối lượng công việc, triển vọng cũng như sự hài lòng của họ về việc làm và nhiều câu khác. Báo cáo lương bổng ngành IT quý 1/2017 sẽ cho các bạn những cái nhìn sát thực nhất về thị trường hiện nay. Đa phần các nhân viên lập trình đều cho rằng lương của họ có tăng nhưng vẫn chưa đủ so với những gì họ đã cống hiến cho công ty. Ngoài ra, nhiều người lo lắng với thị trường việc làm hiện nay dù có nhu cầu lập trình rất cao nhưng các công ty có vẻ đang giảm ngân sách chi tiêu cũng như thuê nhân viên IT. Nhìn chung lương tăng nhưng đang ở chậm hơn so với trước Sau giai đoạn tăng trưởng bèo bọt từ năm 2009 đến 2014, mức lương ngành IT đã được chú trọng hơn nhiều trong hai năm vừa qua, với mức tăng trung bình từ 3,6% đến 3,9%. Năm 2017 cũng cho dấu hiệu khả quan khi lương IT vẫn đtăng nhưng tốc độ đã giảm xuống còn 3%. Mặt khác, hơn 67% người tham gia cuộc khảo sát xác nhận họ được tăng lương, giảm 16% so với cùng kì năm ngoái (71% – 2016). Dựa trên những số liệu trên, một số các nhà phân tích cũng như chuyên gia lập trình lo ngại các công ty đang có kế hoạch cắt bớt ngân sách cho IT. Số lượng nhân sự IT sẽ tiếp tục tăng Ngoài ra cuộc khảo sát còn cho thấy...

10 dự đoán hàng đầu của ngành IT trên toàn thế giới
Theo báo cáo thứ ba từ International Data Corporation (IDC), đến năm 2023, gần như mọi doanh nghiệp sẽ hoạt động theo cơ chế ‘digital native’ khi nền kinh tế toàn cầu số hóa tiếp tục mở rộng. Tổ chức này đã đưa ra 10 dự đoán cho bối cảnh nền công nghiệp IT chuyển sang năm 2022 và hơn thế nữa, khi các nhà lãnh đạo CNTT và doanh nghiệp tiếp tục trải qua chuyển đổi kỹ thuật số (Digital Transformation). Các tổ chức đang được xây dựng lại xung quanh các công nghệ nền tảng thứ 3 như Cloud, Mobile, phân tích big data, phương tiện truyền thông xã hội và được kích hoạt thêm bởi các “công cụ tăng tốc đổi mới” như Internet of Things (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI) và tăng cường và thực tế ảo (AR / VR). Mặc dù nhiều tổ chức đang trên đường chuyển đổi bằng cách sử dụng các công nghệ này, nhưng chương tiếp theo về đổi mới công nghệ sẽ yêu cầu các công ty mở rộng phạm vi kỹ thuật số, cải thiện trí thông minh, tăng phát triển ứng dụng và dịch vụ cũng như đáp ứng nhu cầu bảo mật và nhu cầu của khách hàng. Còn bây giờ, hãy điểm qua 10 dự đoán hàng đầu của ngành IT trên toàn thế giới của IDC. Đến năm 2022, hơn 60% GDP toàn cầu sẽ được số hóa với sự tăng trưởng trong mọi ngành được thúc đẩy bởi các dịch vụ, hoạt động và mối quan hệ được tăng cường kỹ thuật số. Theo báo cáo, các nỗ lực chuyển đổi kỹ thuật số phải dẫn đầu trong danh sách ưu tiên của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cấp cao. Và những...