PHP

Duyệt các bài viết được gắn thẻ PHP

58 bài viết

10 Frameworks tốt nhất hiện nay cho PHP

10 Frameworks tốt nhất hiện nay cho PHP

PHP được biết đến như một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất trên thế giới với sự phát triển mạnh mẽ kể từ khi xuất hiện lần đầu tiên dưới dạng 1 đoạn ngắn trong tập tin HTML. Trong thời gian này, giới lập trình viên đã bắt đầu xuất hiện nhu cầu xây dựng những websites và webapps với độ phức tạp nhất định. Điều đó đồng nghĩa với việc sẽ tốn rất nhiều thời gian cũng như công sức để hoàn tất sản phẩm từ lúc nó chỉ còn là ý tưởng. Những framework của PHP cung cấp cho các developer một giải pháp tương đối để tạo ra một hướng đi tự nhiên hơn. Trong bài viết này, chúng tôi đã cẩn thận chọn ra 10 framework cho PHP phổ biến nhất, với khả năng mạnh mẽ giúp việc phát triển Backend web trở nên thuận lợi và hợp lý hơn. Lý do nên dùng Framework PHP Đầu tiên, chúng ta hãy điểm qua những lí do quan trọng nhất mà phần lớn các developer thích sử dụng framework PHP, và cách mà những framework này tôi ưu hóa quá trình phát triển sản phẩm. Tăng tốc quá trình phát triển. Tổ chức, sắp xếp, duy trì và tái sử dụng code. Cho phép sản phẩm của bạn phát triển từng ngày, bởi những web apps chạy trên framework đều có khả năng mở rộng. Giúp bạn giảm bớt căng thẳng về vấn đề an ninh của site. Đảm bảo tính logic và khả năng trình bày nhờ đi theo khuôn mẫu MVC (Model-View-Controller) 1. Laravel Mặc dù Laravel là framework PHP mới (tung ra năm 2011), tuy nhiên theo khảo sát online mới đây của Sitepoint thì Laravel là framework được sử dụng...

By stationd
Ngôn ngữ lập trình PHP là gì? Tất tần tật những điều bạn cần biết về PHP

Ngôn ngữ lập trình PHP là gì? Tất tần tật những điều bạn cần biết về PHP

PHP là một ngôn ngữ lập trình rất phổ biến với dân IT, vậy ngôn ngữ lập trình PHP là gì ? Vai trò của PHP trong việc phát triển các phần mềm? Những ưu, nhược điểm của ngôn ngữ PHP? Bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về ngôn ngữ lập trình PHP cũng như các kiến thức liên quan đến loại ngôn ngữ này nhé! Ngôn ngữ lập trình PHP là gì? Ngôn ngữ PHP là từ viết tắt của Personal Home Page nay đã chuyển thành Hypertext Preprocessor. Thuật ngữ này là một dạng mã lệnh hoặc một chuỗi ngôn ngữ kịch bản được dùng để phát triển các ứng dụng web chạy trên máy chủ. Khi các lập trình viên PHP viết chương trình, chuỗi lệnh sẽ được xử lý trên server sau đó sinh ra mã HTML trên client. Dựa vào đó, các ứng dụng trên website sẽ hoạt động một cách dễ dàng. Ngôn ngữ PHP thường được dùng trong việc xây dựng và phát triển website bởi nó có thể kết nối dễ dàng với các website khác có sử dụng HTML . PHP cũng là ngôn ngữ lập trình có mã nguồn mở, tương thích với nhiều nền tảng khác nhau như MacOS, Linux, Windows,… PHP được nhiều người dùng đánh giá là dễ đọc nên đa số các lập trình viên sẽ lựa chọn học PHP trước khi bắt đầu vào nghề. Những câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn lập trình php Ứng dụng của ngôn ngữ PHP trong lập trình Ngôn ngữ lập trình PHP thường tập trung vào việc thiết lập chương trình cho máy chủ, tạo các cơ sở dữ liệu, xây dựng nội dung website, nhận dữ liệu cookie. Chưa hết,...

By stationd
Kết quả chung cuộc benchmark hiệu năng giữa PHP 7.0 và HHVM

Kết quả chung cuộc benchmark hiệu năng giữa PHP 7.0 và HHVM

Thật tuyệt vời cho tất cả những ai sử dụng PHP mỗi ngày, không chỉ các developer hay các công ty hosting mà còn cả user nữa. Chúng ta có những website nhanh hơn và dịch vụ web cho tất cả mọi người. Vì nghiện việc tối ưu thời gian load của các website và để xem phiên bản mới của PHP này cải tiến và đáp ứng được bao nhiêu so với mong đợi, chúng ta sẽ đưa một phiên bản đã public của PHP 7.0 vào kiểm tra và so sánh với PHP 5.6.16 và HHVM 3.10.1 trên một server vật lý(vì ảo hóa không phân biệt được kết quả). Việc kiểm tra bao gồm WordPress 4.3.1, Drupal 8, Magento 2.0 CE, OctoberCMS build 309, PyroCMS v3 beta2, và Flarum v0.1.0-beta.4. Server vật lý dùng để benchmark có cấu hình Intel Xeon E5-2630v3 processor (8 CPU cores và 16 threads), 64 GB RAM và 2 x 4 TB SAS 7200 rpm HGST disks in RAID 0. Chúng tôi dùng MariaDB 10.1.9 cho MySQL server và Nginx 1.9.7 cho web server. WordPress 4.4 Dùng dummy content từ wptest.io và đã benchmark trang home trong một phút với 15 CCU. WordPress là lần test duy nhất chúng tôi có thể sử dụng chế độ Repo Authoritative của HHVM mà không cần tốn thời gian sửa đổi phần mềm này. Nó giúp tăng thêm một chút tốc độ nữa nhưng không dành cho mọi người vì đòi hỏi phải thêm một số bước nâng cao để có thể chạy được. Kết quả benchmark của WordPress 4.4 HHVM RepoAuthoritative: 358.33 trans/sec Kết quả benchmark của WordPress 4.4 HHVM: 335.13 trans/sec Kết quả benchmark của WordPress 4.4 PHP 7.0: 287.92 trans/sec Kết quả benchmark của WordPress 4.4 PHP 7.0 không dùng opcache: 84.87...

By stationd
Lập trình web cơ bản với PHP (P2)

Lập trình web cơ bản với PHP (P2)

Bài viết được sự cho phép của smartjob.vn Lập trình web cơ bản với PHP – Giải thích một số thuật ngữ Thế nào là lập trình hướng đối tượng? Để học lập trình web cơ bản với PHP, trước hết nên hiểu việc lập trình hướng đối tượng (OOP) là gì. Với nhiều sinh viên, đó là khái niệm khá trừu tượng, khó hiểu, khiến họ khó nắm bắt được PHP hay các ngôn ngữ khác. Tuy nhiên nếu bạn đã hiểu bản chất của nó thì công việc lập trình của bạn sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Lập trình hướng đối tượng là phương pháp viết mà cho phép người lập trình nhóm các action tương ứng vào các class. Việc này khiến cho mã lệnh có thể giữ vững nguyên lý DRY – don’t repeat yourself (không lặp lại chính nó) và dễ dàng hơn trong việc bảo trì. Xem thêm nhiều việc làm PHP lương cao trên Station D Nguyên lý DRY có rất nhiều lợi ích, một trong số đó là nếu 1 phần thông tin bị thay đổi thì bạn chỉ cần một thay đổi để cập nhật lại mã lệnh. Biến và hằng Biến Là vùng nhớ dữ liệu tạm thời, giá trị của biến có thể thay đổi được Được bắt đầu bằng ký hiệu $, sau đó là một từ hoặc một cụm từ viết liền hay gạch dưới Biến được bắt đầu bằng 1 ký tự hoặc dấu gạch dưới “_” Tên biến chỉ được phép chứa các ký tự từ a đến z, không được bắt đầu bằng một ký tự số, trong biến có thể viết các số từ 0 đến 9 và dầu gạch dưới Tên biến phân biệt chữ hoa và chữ thường...

By stationd
Cách thiết lập JIT trong PHP 8

Cách thiết lập JIT trong PHP 8

Bài viết được sự cho phép của tác giả Lê Chí Dũng PHP 8: Cách thiết lập JIT PHP 8 bổ sung một trình biên dịch JIT vào lõi của PHP có khả năng tăng tốc hiệu suất đáng kể. Có một số chú thích được thực hiện về tác động thực tế đối với các ứng dụng web trong thực tế. Tôi cũng muốn dành một bài đăng trên blog về cách thiết lập JIT, vì có một số điều cần chia sẽ. 10 điều bạn cần biết về PHP7 10 Frameworks tốt nhất hiện nay cho PHP Thành thật mà nói, thiết lập JIT là một trong những cách cấu hình tiện ích mở rộng PHP khó hiểu nhất mà tôi từng thấy. May mắn thay, có một số phím tắt cấu hình có sẵn để dễ thiết lập hơn. Vẫn tốt để biết sâu về cấu hình JIT. Trước hết, JIT sẽ chỉ hoạt động nếu opcache được bật , đây là mặc định cho hầu hết các cài đặt PHP, nhưng bạn nên đảm bảo rằng nó opcache.enable được đặt thành 1 trong php.ini tệp của bạn . Việc kích hoạt bản thân JIT được thực hiện bằng cách chỉ định opcache.jit_buffer_size trong php.ini . Việc kích hoạt bản thân JIT được thực hiện bằng cách chỉ định opcache.jit_buffer_size trong php.ini . Lưu ý nếu bạn đang chạy PHP qua dòng lệnh, bạn cũng có thể chuyển các tùy chọn này qua cờ -d , thay vì thêm chúng vào php.ini : php -dopcache.enable=1 -dopcache.jit_buffer_size=100M Nếu chỉ thị này bị loại trừ, giá trị mặc định được đặt thành 0 và JIT sẽ không chạy. Nếu bạn đang thử nghiệm JIT trong tập lệnh CLI, bạn sẽ cần sử dụng opcache.enable_cli thay thế để bật opcache:...

By stationd
Substr trong php là gì? Ví dụ về substr

Substr trong php là gì? Ví dụ về substr

Anh em làm việc hoặc có một thời gian tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình php chắc không còn lạ gì với các phương thức trong php, tuy nhiên với những anh em mới bắt đầu thì phương thức nào cũng có ví dụ, có người giải thích sẽ dễ hiểu hơn, bài viết này giải thích cụ thể và đem tới nhiều ví dụ về substr trong php . Php còn nhiều điều hay ho lắm, anh em cứ chờ đón từ từ. =))) Substr là phương thức trong ngỗn ngữ lập trình php . Cụ thể về cú pháp cũng như các ví dụ sử dụng như thế nào. Tất cả sẽ có trong bài viết này. 1. Substr trong php là gì? Đầu tiên như phía trên đã có nói qua với anh em, substr là phương thức, tức là một hàm được cung cấp sẵn trong các version của ngôn ngữ php. Chia thành 2 phần nhỏ, đầu tiên là sub , sub ở đây hiểu la một phần nhỏ của một cái gì đó lớn. Str là viết tắt của String , là chuỗi dài. Vậy substr trong php là chuỗi con ngắn trong chuỗi con dài lấy được. Giống y chang như định nghĩa luôn nha. The substr() function returns a part of a string. Hàm substr trả về một phần của chuỗi. Hướng dẫn viết code PHP chuẩn – PSR tiêu chuẩn khi lập trình PHP Chuẩn coding convention trong PHP với PSR 2. Cú pháp và giải thích ví dụ Về cú pháp thì substr trong php tương đối rõ ràng và dễ sử dụng về mặt cú pháp. substr(string,start,length) Giải thích các parameter cho function này như sau: Đầu tiên là string: cái này là bắt buộc, tìm chuỗi con...

By stationd
Thói quen viết code an toàn trong khi xây dựng ứng dụng PHP

Thói quen viết code an toàn trong khi xây dựng ứng dụng PHP

Bài viết được sự cho phép của tác giả Lê Chí Dũng Bất cứ khi nào bạn xây dựng một hệ thống xong xui và hệ thống đang chạy ngon lành đều bị phá hoại vào ngày đẹp trời nào đó.!? Vì lý do bla, bla,… gì đó họ sẵn sàng dùng mọi cách phá hoại dự án kỳ công của bạn chính vì thế xây dựng code an toàn từ lúc xuất xưởng là cần thiết, hãy áp dụng thói quen này để đảm bảo rằng các ứng dụng của bạn là an toàn mức cao nhất có thể nhé. Kiểm tra hợp lệ đầu vào (validate ngoài form) Bảo vệ post form (validate trong file xử lý) Bảo vệ hệ thống file (ghi logs khi phát sinh tải file mà mình giới hạn) Bảo vệ cơ sở dữ liệu (Chống lại sự tấn công SQL INJECTION) Bảo vệ dữ liệu phiên làm việc (đảm bảo hệ thống luôn chạy tốt) Bảo vệ chống lại các sơ hở của ứng dụng lệnh xuyên các trang (Cross-Site Scripting – XSS) Bảo vệ chống lại các giả mạo yêu cầu xuyên các trang (Cross-Site Request Forgeries – CSRF) 10 Frameworks tốt nhất hiện nay cho PHP Kiểm tra hợp lệ đầu vào (validate ngoài form) Đây là quy tắc cơ bản trong lập trình và nó cũng có 4 bước cơ bản, bạn làm theo thì chắc chắn sẽ K.O. Lập ra danh sách hợp lệ(while list) vs bất hợp lệ (black list) Luôn luôn kiểm tra hợp lệ trong black list. Kiểm tra kiểu dữ liệu đúng. ví dụ như là các số, chuỗi,… Trong quá trình xử lý danh sách bất hợp lệ cần dùng hàm thoát để giảm tải quá trình xử lý. Tuy nhiên hiện nay các...

By stationd
5 tính năng mới trong PHP 7 cần phải biết

5 tính năng mới trong PHP 7 cần phải biết

Sau khi PHP 5 ra mắt vào năm 2004 thì từ đó đến 2015 không hề có một phiên bản nâng cấp lớn nào của PHP, chủ yếu là các bản vá lỗi, cải thiện hiệu suất và một vài tính năng mới mới như lập trình hướng đống tượng, … cộng đồng PHP luôn luôn mong chờ có một cái gì đó thật sự đổi mới đối với PHP và vào cuối tháng 12 năm 2015 PHP 7 đã ra mắt chính thức với hàng loạt tính năng mới sau một thời gian dài beta (PHPNG). Trong bài này mình sẽ nói về 5 điểm mới trong PHP 7 mà theo mình là rất đáng giá. 1. PHP 7 cho tốc độ nhanh hơn 2 lần PHP 5 Tốc độ trong PHP 7 được cải thiện đến đáng kinh ngạc khi nó nhanh hơn PHP 5 ít nhất 2 lần, nếu bạn biết tối ưu thì nó còn nhanh hơn nữa, có thể lên đến 3-4 lần. Bảng benmark tốc độ dưới đây sẽ cho bạn thấy điều đó, khi test thử trên 2 CMS nổi tiếng đó là Drupal và WordPress, chưa cần tối ưu gì tốc độ cũng đã nhanh hơn 2 lần, đặc biệt hiện có 25% các trang web đang chạy trên WordPress, đây là điều tuyệt vời cho tất cả mọi người. 2. PHP 7 cho phép khai báo kiểu của biến Tính năng này trong PHP7 gọi là Tyle Declarations, nó cho phép khai báo kiểu của biến thay vì để PHP tự động quyết định kiểu như trước kia. Trước PHP 7 nó vẫn bị chê là ngôn ngữ không chặt chẽ, weak typed language nhưng với tính năng này bạn có thể sử dụng để ràng buộc biến vào một kiểu...

By stationd
11 cách tăng tốc nhanh cho WordPress bằng file wp-conig.php

11 cách tăng tốc nhanh cho WordPress bằng file wp-conig.php

Việc tối ưu lại cơ sở dữ liệu luôn là một trong các việc quan trọng nhất cần phải làm khi một website đã có quá nhiều dữ liệu và có quá nhiều lượt truy cập. Bởi vì bạn biết rằng website càng có nhiều lượt truy cập thì website sẽ càng gửi nhiều truy vấn (query) về database để lấy dữ liệu ra (đa phần là truy vấn SELECT ). Mà đã nhiều truy vấn rồi mà dữ liệu lại lớn, chưa được sắp xếp gọn gàng thì nó lại càng mất thêm thời gian để xử lý các truy vấn đó. Ngoài việc dọn dẹp database , chúng ta còn một cách khác nhưng cũng rất quan trọng đó là tối ưu lại bảng wp_options của database. Bảng này sẽ chứa toàn bộ các thiết lập bên trong website, bao gồm các thiết lập theme và plugin. Điều đó có nghĩa là bạn đã từng cài nhiều plugin và theme vào website thì bảng này sẽ rất nặng mặc dù bạn đã tắt các plugin hoặc theme đó đi vì đa phần các plugin không hỗ trợ “làm sạch” chiến trường khi ta tắt đi để có thể sử dụng lại sau này. Xem ngay tin tuyển dụng PHP lương cao trên Station D wp-config.php là một tập tin PHP nằm trong thư mục chứa website WordPress của bạn, bạn có thể tìm thấy file wp-config.php theo như danh sách như hình 1 bên dưới đây : Station D Techtalk #54: PHP & PHP7 – Secrets behind Optimization *Hồ Chí Minh: 18h00 – 21h00 thứ 5, ngày 12/01/2017 [HCM] (Senior) PHP Developers – Tiki.vn | From $800 — Tiki Corp [GẤP] Graphic Designer (hoặc Thực tập Full-time) | Lương cạnh tranh — Applancer JSC [HN] Software Engineers (AngularJS/...

By stationd
Thiết lập môi trường phát triển Laravel/PHP tốc độ ánh sáng trên Windows 10 với Windows Subsystem for Linux (WSL)

Thiết lập môi trường phát triển Laravel/PHP tốc độ ánh sáng trên Windows 10 với Windows Subsystem for Linux (WSL)

Bài viết được sự cho phép của tác giả Nguyễn Trần Chung WSL là gì WSL (Windows Subsystem for Linux) là một tính năng có trên Windows x64 (từ Windows 10, bản 1607 và trên Windows Server 2019), nó cho phép chạy hệ điều hành Linux (GNU/Linux) trên Windows. Với WSL bạn có thể chạy các lệnh, các ứng dụng trực tiếp từ dòng lệnh Windows mà không phải bận tâm về việc tạo / quản lý máy ảo như trước đây. Cụ thể, một số lưu ý mà Microsoft liệt kê có thể làm với WSL Bạn có thể làm gì với WSL Chạy được từ dòng lệnh các lệnh linux như ls, grep, sed … hoặc bất kỳ chương trình nhị phân 64 bit (ELF-64) nào của Linux Chạy được các công cụ như: vim, emacs …; các ngôn ngữ lập trình như NodeJS, JavaScript, C/C++, C# …, các dịch vụ như PHP, Nginx, MySQL, Apache, … Có thể thực hiện cài đặt các gói từ trình quản lý gói của Distro đó (như lệnh apt trên Ubuntu, yum trên CentOS) Từ Windows có thể chạy các ứng dụng Linux thông qua command line Từ Linux có thể gọi ứng dụng của Windows Yêu cầu WSL1: Windows 10 1607 (window + R -> winver) WSL2: Kích hoạt chế độ hỗ trợ ảo hóa của CPU (CPU Virtualization), bạn kích hoạt bằng cách truy cập vào BIOS của máy, tùy loại mainboard mà nơi kích hoạt khác nhau Việc làm Laravel hấp dẫn trong tháng lương 2000USD Kích hoạt Windows Subsystem Linux dism.exe /online /enable-feature /featurename:Microsoft-Windows-Subsystem-Linux /all /norestart Mở windows store lên cài đặt Ubuntu 18.04 Khởi động sau khi cài đặt Login vào WSL với user mặc định là root ubuntu1804 config --default-user root Truy cập vào WSL...

By stationd