Interview Tips
Duyệt các bài viết được gắn thẻ Interview Tips
31 bài viết

Bí mật giúp bạn thành công khi phỏng vấn (P2)
Bí mật giúp bạn thành công khi phỏng vấn (P1) Glassdoor: Theo chị, việc ứng viên không trả lời được câu hỏi trong buổi phỏng vấn có ảnh hưởng đến kết quả hay không? Nếu ứng viên không biết câu trả lời, cách phản hồi tốt nhất là gì? Những cơ hội làm Machine Learning với mức lương cực cao McDowell: Hoàn toàn bình thường! Tôi cho rằng việc bạn không biết trả lời một câu hỏi là chuyện rất bình thường. Tôi khuyên bạn nên dành một chút thời gian suy nghĩ và đảm bảo rằng hiểu rõ tất cả các chi tiết của vấn đề một cách chính xác. Sau đó sử dụng bảng ghi chép lại các chi tiết và đưa ra các ví dụ để tìm ra cách giải quyết của vấn đề. Hãy tưởng tượng bạn hỏi những người không biết gì về code các câu hỏi chuyên sâu về mảng này, chắc chắn họ sẽ không biết câu trả lời – nhưng nếu bạn nói với họ rằng hãy đọc tài liệu và tìm thử đi, thì tỷ lệ cao là họ sẽ làm được. Vì vậy, hãy xem xét kĩ các thông tin trong câu hỏi để tìm ra đáp án hợp lí nhất. Khi bạn đã có một số hướng giải quyết, ngay cả khi chúng không phải là cách tốt nhất, hãy nghĩ về những trường hợp tệ nhất và cách tối ưu hóa chúng. Nếu hướng giải quyết của bạn không thành công, hãy suy nghĩ lại thật kĩ để xác định lí do thất bại. Khi đã tìm ra giải pháp, đừng vội vàng code liền tay. Bạn có biết rằng, một trong những điều làm con người chậm lại là tính hấp tấp – họ có một ý...

Lời khuyên sau khi phỏng vấn hơn 100 Kỹ sư Phần mềm
Tác giả: Hugo Rocha Trong những năm vừa qua tôi đã thực hiện hơn 100 cuộc phỏng vấn về kỹ sư phần mềm – software engineer . Nếu các bạn thắc mắc cách mà nhà phỏng vấn hiểu ứng viên, làm thế nào họ đánh giá ứng viên có phù hợp với vị trí công việc hay không, hãy đọc hết bài viết này. Mặc dù mỗi công ty có một quy trình của riêng họ, nhưng vẫn có một số bẫy rất quen thuộc mà ứng viên thường không vượt qua được, và sau đây là lời khuyên chân thành để tránh được chúng. 8 câu hỏi phỏng vấn dành cho các lập trình viên Mobile app Software engineer giỏi Colin R. Davis từng nói “Con đường dẫn đến thành công và thất bại là gần như nhau”. Không có một tiêu chuẩn độc nhất nào để miêu tả một SE – software engineer giỏi cả. Nó còn phụ thuộc vào nhu cầu vị trí ấy và mức độ đa dạng sản phẩm và tuổi đời của một công ty. Một công ty startup dĩ nhiên thì cần marketing trong thời gian ngắn, trong khi một công ty lão làng đã có lượng khách hàng lớn và ổn định sẽ đối mặt với những thách thức khác về quy mô và cấu trúc công ty. Từ đó, xây dựng product với sự hiểu biết về doanh nghiệp sẽ khác với chuyện giải quyết những challenge công nghệ phức tạp. Biến Git và GitHub trở thành công cụ đắc lực cho Software Engineer Một engineer cầu toàn đến từng chi tiết sẽ khác với engineer phải thực hiện công việc trong thời gian gấp rút. Vì thế bài toán ở đây là phải hiểu được công ty nào đang tìm...

7 tuyệt kỹ giúp lập trình viên đậu phỏng vấn
Làm thế nào để bạn có thể viết code thật hay khi làm bài test vào vị trí lập trình viên của các công lớn? Theo các chuyên gia phỏng vấn tại Gainlo , phần lớn các ứng viên khi được yêu cầu viết code thử thì chất lượng khá là thấp, bao gồm bug, cách viết dở, phức tạp, không nhất quán,… Một điều đáng quan tâm hơn là nếu bạn có khả năng code gọn và “sạch” thì rất dễ được nhận vào làm bởi vì ứng dụng của bạn sẽ ít bị bug, lỗi mà lại dễ sửa. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra những tip và trick thực tiễn nhằm giúp bạn cải thiện chất lượng code nhanh nhất có thể. Thậm chí, một số cách chỉ tốn của bạn 30 phút thôi nhưng chúng đều rất hữu ích và không đòi hỏi bạn phải có kiến thức thâm sâu mới làm được. Chọn ngôn ngữ lập trình Đa phần các công ty đều cho phép ứng viên được tự do chọn bất cứ ngôn ngữ nào mà họ thích và thường gặp nhất chính là C++ và Java . Mặc dù chúng không có sự cách biệt mấy bởi cả hai đều quá nổi tiếng, tuy nhiên từ dữ liệu thu thập được, C++ lại có những thế mạnh nổi trội hơn hẳn so với Java. Đầu tiên, C++ có cú pháp ngắn gọn hơn. Các bạn nên biết rằng, thông thường, công ty sẽ chỉ cho khoảng 20 phút để giải một vấn đề code và nếu lược ra khoảng thời gian ta suy nghĩ, thì chỉ còn xấp xỉ 10 phút để code thôi. Như vậy, C++ sẽ cho phép bạn giải quyết vấn đề nhanh hơn và gọn hơn....

5 mẹo và mẫu CV IT để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng!
CV của bạn chỉ có 5 giây để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng! “Rất nhiều CV của ứng viên ngành công nghệ thông tin đều viết quá dài và trình bày không được mạch lạc. Họ luôn cố gắng chia sẻ nhiều thông tin để có một hồ sơ thật ấn tượng. Tuy nhiên, trong một đợt tuyển dụng có rất nhiều CV được gửi về, nhà tuyển dụng chỉ có thời gian rất ngắn lướt qua và lựa chọn hồ sơ phù hợp để cân nhắc tiếp theo. Vì vậy để được nhận lời mời phỏng vấn, những gợi ý và mẫu dưới đây có thể giúp bạn nhanh chóng lọt vào mắt của nhà tuyển dụng” chia sẻ từ Mr. Xuân Sơn, Product Manager của Tuổi Trẻ Online. 1. ĐỘ DÀI CV IT của bạn chỉ nên gói gọn trong 1 trang giấy khổ A4, nếu quá trình công tác của bạn lâu năm có thể kéo dài lên thành 2 trang để thể hiện rõ chi tiếp hơn. 2. CẤU TRÚC Để thuận tiện cho nhà tuyển dụng, hãy đặt phần thông tin liên lạc ở phần đầu của hồ sơ, kế đến là tóm tắt về chuyên môn, những kỹ năng và kinh nghiệm của bạn, cuối cùng là phần học vấn và bằng cấp. Hiện nay, bạn có thể tham khảo một số mẫu CV IT Tiếng anh và tiếng Việt phổ biến để tiết kiệm thời gian hơn cho việc thiết kế của bạn. 3. NỘI DUNG VÀ TỪ NGỮ Phần tóm tắt chuyên môn hãy mô tả ngắn gọn về định hướng công việc và vị trí mong muốn sắp tới. Trong mục kỹ năng, chỉ liệt kê từ 4 đến 6 kỹ năng quan trọng nhất mang đến thành công...

Cách viết CV giúp lập trình viên ghi điểm với nhà tuyển dụng
Một CV tốt, đồng nghĩa với cơ hội bạn được nhà tuyển dụng để mắt đến càng cao. Để nâng cao khả năng trúng tuyển thì một bản CV chuyên dụng của từng ngành là điều không thể thiếu, nhất là đối với ngành đòi hỏi chuyên môn cao như công nghệ thông tin. Để viết CV xin việc IT thì có rất nhiều cách, và một CV IT gây ấn tượng thông thường có các đề mục cơ bản sau: Thông tin cá nhân: Liệt kê đơn giản họ tên, năm sinh, địa chỉ, email, số ĐT kèm ảnh đại diện nên rõ mặt, nghiêm túc, chất lượng rõ nét, không nên là ảnh selfie. Email cũng cần nghiêm túc và tốt nhất là bằng tên thật của bạn để thể hiện sự chuyên nghiệp. Mục tiêu nghề nghiệp: Nêu rõ định hướng của bạn trong con đường nghề nghiệp của mình. Hãy tóm tắt trong vòng 2-3 câu mục tiêu ngắn hạn/dài hạn của bạn đối với công việc đang ứng tuyển. Với mục này nhà tuyển dụng có thể đánh giá được phần nào năng lực cũng như tầm nhìn, và quyết định xem có nên đọc tiếp CV của bạn hay không. Kỹ năng: Liệt kê những gì bạn biết và/hoặc có kinh nghiệm và nêu chính xác mức độ hiểu biết của bạn trong từng mục. Phần này cũng quan trọng không kém trong CV ngành công nghệ thông tin. Kinh nghiệm làm việc: Tóm tắt, liệt kê những dự án, công ty mà bạn đã từng làm việc, kèm chức vụ và sắp xếp theo trình tự thời gian từ mới nhất đến cũ nhất. Đây có thể nói là phần quan trọng nhất của một CV IT . Thành tựu: Liệt kê thành...

Lập trình đâu chỉ có những dòng code
Lập trình đâu chỉ là những dòng code – Station D via Persol

Cách viết CV dành cho Software Developer
Bài này do mình, một IT Technical Recruiter viết; đối tượng hướng tới là các bạn Software Developers đã có kinh nghiệm làm việc. Bài này cũng thể hiện quan điểm và sở thích cá nhân khi nhận và đọc CV của ứng viên, nó không phải là chuẩn chung cũng như sẽ có thể khác hoặc trái ngược quan điểm của các recruiter hay nhà tuyển dụng khác, vậy nên các bạn đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, đừng chết vì lười đọc. Bài này được viết do ngẫu hứng, không được chuẩn bị trước, chủ yếu dựa trên những bức xúc bấy lâu khi đọc CV của ứng viên, nên chắc chắn sẽ có nhiều vấn đề chưa đề cập đến. Ai muốn bổ sung hay góp ý hay gì gì đó thì cứ email cho mình (khuyen.le-minh @ jobseeker.vn) Mình viết dựa trên kinh nghiệm làm việc với các công ty nước ngoài, nên bài viết có thể sẽ không đúng với các bạn muốn apply vào các cty Việt Nam hay Nhà nước. Không có cách viết hay mẫu CV/Resume nào gọi là chuẩn cho tất cả, mà nó tùy thuộc và kinh nghiệm bản thân, ngành nghề cũng như yêu cầu của nhà tuyển dụng. Đầu tiên cần phân biệt giữa CV (Curriculum Vitae) và Resume (or Résumé) CV: Viết dài, ghi chi tiết về thời gian, các kinh nghiệm, kỹ năng, quá trình học tập, etc .. CV cover toàn bộ quá trình sự nghiệp của bạn. Thường thì CV tốn nhiều trang A4 để viết (tầm 2~4 trang là đẹp). CV chuyên dùng để bạn show hàng đến từng sợi lông cho nhà tuyển dụng thấy Resume: Ngắn gọn, súc tích, chỉ thể hiện những ý chính, thành tích nổi...