Chuyên gia nói
Duyệt các bài viết được gắn thẻ Chuyên gia nói
117 bài viết

Ai nói làm lập trình cho Startup không thú vị?
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và internet đã xóa nhòa khoảng cách về địa lí cũng như đánh dấu cho sự chớm nở và phát triển vượt bậc của E-Business. Chopp là một công ty công nghệ cung cấp dịch vụ shopping online dành cho mặt hàng bách hóa. Với mục tiêu biến công việc đi chợ hàng ngày trở nên tiện lợi hơn cũng như mang tới một trải nghiệm hoàn toàn mới, Chopp được đánh giá là một trong những startup đầy tiềm năng. Hôm nay, Station D hợp tác cùng Chopp để gởi tới bạn đọc buổi phỏng vấn với anh Nguyễn Minh Trường – CEO & Founder của Chopp về những vấn đề và khúc mắc của lập trình viên khi đi xin việc cũng như nhận định về tương lai của ngành công nghệ thông tin đặc biệt là ở lĩnh vực E-commerce. Anh có thể giới thiệu một chút về quá trình làm việc của mình? Chuyên ngành chính của mình thật ra là Design. Sau khi tốt nghiệp bên Mỹ thì mình có làm việc cho 1 công ty startup ở Cali trong 2 năm trước khi công ty đó được Facebook mua lại. Sau đó, Trường tới New York để làm việc cho một công ty starup khác nhưng một thời gian cảm thấy không hợp nên lại quay trở lại Cali. Tại đây mình cùng 1 người bạn quyết định làm thử một sản phẩm tại Vancouver- Canada, sau đó cùng 1 người bạn khác mở 1 công ty ở San Francisco giống mô hình Uber nhưng dành cho việc đậu xe. Không may là cả 2 dự án đều không được như mong đợi. Tuy vậy, mình rút ra được rất nhiều bài học quí giá, với...

Lời khuyên từ Việt Trần – CTO DOF Hunt “Cách quản trị tốt nhất chính là không quản trị”
Là CTO của công ty DOF Hunt, ít ai biết anh Việt từng kinh qua vị trí Software Architect tại trang thương mại điện tử Sendo. Trong mục “Chuyên gia nói” tuần này, hãy lắng nghe những kinh nghiệm được anh chia sẻ về con đường phát triển để trở thành Software Architect, cùng những góc nhìn độc đáo của một DevOps Manager khi quản lý dự án và hơn hết là kinh nghiệm triển khai hệ thống Microservices từ anh Việt nhé. Những công việc của Software Architect Chào anh Việt. Khi còn là Software Architect thì anh thường xử lý những công việc gì? Chính xác thì vị trí của tôi là Technical Architect , hay còn gọi là Solution Architect nhiều hơn, và trang thương mại điện tử như mọi người biết đó là Sendo. Software Architect sẽ lo về mảng thiết kế và làm bên hệ thống là phần lớn, tuy nhiên thì Software Architect và Solution Architect có điểm khác nhau, nằm ở chủ yếu Solution Architect thì chúng ta phải thiết kế về hệ thống nhiều hơn còn Software Architect thì chúng ta thiết kế về phần mềm nhiều hơn . Anh có thể chia sẻ cho độc giả biết thêm hành trình đến với vị trí Software Architect của anh như thế nào? Hành trình đến Architect của bản thân tôi khá là nhiều bước và vất vả, thông thường để làm 1 Architect thì chúng ta phải đưa ra những quyết định về giải pháp, về kinh nghiệm để lựa chọn giải pháp đó, theo tôi thì chúng ta bắt buộc phải đi qua một số thứ như từ 1 vị trí lập trình, đôi khi là tester nữa, cho đến thiết kế hệ thống. Anh có thể chia sẻ thêm về...

Tính Bền Vững: Yếu Tố Chất Lượng Mới Trong Kiến Trúc Phần Mềm
Trong bối cảnh thế giới ngày càng chú trọng đến sự bền vững và giảm thiểu tác động môi trường, các yếu tố chất lượng của kiến trúc phần mềm cũng đang dần thay đổi để thích ứng với yêu cầu này. Bài viết này sẽ trình bày chi tiết về tính bền vững như một yếu tố chất lượng mới trong kiến trúc phần mềm và những bước cần thiết để đạt được điều này. Các thuộc tính chất lượng Các yêu cầu không chức năng (non-functional requirements) là các tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thiện của một hệ thống phần mềm. Chúng bao gồm hơn 80 thuộc tính đáng chú ý như tính sẵn sàng, độ tin cậy, khả năng mở rộng, bảo mật và bảo trì. Dưới đây là một số bộ thuộc tính chất lượng chính: Bảo mật (Security): Bảo mật thông tin, tính toàn vẹn và tính sẵn sàng. Khả năng bảo trì (Maintainability): Tính mô-đun, khả năng tái sử dụng và khả năng phân tích. RASUI: Độ tin cậy, tính sẵn sàng, khả năng phục vụ, tính dễ sử dụng, và khả năng cài đặt. FURPS: Tính năng, tính dễ sử dụng, độ tin cậy, hiệu suất và khả năng hỗ trợ. Tính Bền Vững Trong Các Yếu Tố Chất Lượng Trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển và yêu cầu về bảo vệ môi trường ngày càng cao, tính bền vững đã trở thành một yếu tố quan trọng trong các yếu tố chất lượng của kiến trúc phần mềm. Tính bền vững không chỉ đảm bảo hệ thống phần mềm hoạt động hiệu quả và đáng tin cậy mà còn giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Dưới đây là chi tiết về...

Gặp gỡ Charles Lee – Founder tại CoderSchool
Tốt nghiệp tại đại học Berkeley với tấm bằng Computer Science và trải qua nhiều năm kinh nghiệm làm việc với vị trí Software Developer tại Silicon Valley, Charles Lee đã mang tất cả những kiến thức tích lũy được trong quá trình làm việc vào trong sứ mệnh mới của mình: công việc giảng dạy tại CoderSchool. Với “Chuyên gia nói” kỳ này, hãy cùng tìm hiểu thị trường IT Việt Nam tiềm năng qua phần chia sẻ của cựu kỹ sư Silicon Valley – anh Charles Lee nhé. 6 điều tôi vỡ lẻ khi tự học code (P1) Về khách mời Charles Lee: Mình là Charles Lee, tên tiếng Việt là Sang, hiện mình là CEO của CoderSchool . Mình là một người gốc Hàn và lớn lên ở Hoa Kỳ. Mình học về Computer Science và có kinh nghiệm làm việc, ở vị trí Software Developer tại Silicon Valley. Hiện tại mình đã sống tại Việt Nam được gần 5 năm, mình thì có sở thích là chơi bóng rổ, chạy bộ, và mình có một chú chó poodle nhỏ tên là Chuồn Chuồn. Anh đã từng làm Software Developer, tại sao anh lại ngưng sự nghiệp kỹ sư và bắt đầu với việc giảng dạy? Mình cho rằng, bạn thực sự sẽ không bao giờ ngừng việc trở thành một kỹ sư lập trình. Việc trở thành một kỹ sư giống như một cách sống, giống như nói: bạn sẽ không ngưng việc mình là một nhà thám hiểm hay một người thích phiêu lưu. Tuy nhiên, thực sự mình cũng ít lập trình hơn khi trước, và câu trả lời thực sự là bởi vì mình cảm thấy bản thân có mối liên kết với công việc giảng dạy. Ở vị trí Engineer, mình cảm...

“Khi công nghệ không chỉ dành cho nam giới” – Lea Trúc, Founder của Women Meet Tech
Là diễn giả nổi tiếng trong các sự kiện, hội thảo của TEDx, Google, Facebook, ít ai biết chị Lea Trúc từng xuất thân với chuyên ngành quản lý thiết kế và từng là giảng viên tại một trường đại học danh tiếng ở Boston, Mỹ. Bước chân vào lĩnh vực công nghệ từ con số 0, Lea Trúc đã tự tìm hiểu về lập trình – công nghệ, không phải với mong muốn trở thành một thợ code giỏi mà để có thể thay đổi suy nghĩ của cộng đồng về bình đẳng giới, nhất là trong lĩnh vực IT. Với chuyên mục “Chuyên gia nói”, hãy cùng Station D tìm hiểu với mục tiêu đưa Việt Nam lên bản đồ Women Techmakers thế giới, chị Lea Trúc đã và đang thực hiện điều đó như thế nào? Về khách mời Lea Trúc: Thật ra mình không tự nhận bản thân là developer mà giống như một người ủng hộ công nghệ và xây dựng cộng đồng hơn. Mình hiện đang là đại sứ của Google Women Techmaker tại Việt Nam, và cũng là founder của chương trình Women Meet Tech . Đây là chương trình đào tạo S.T.E.M toàn diện và đa dạng đầu tiên được công nhận và tài trợ bởi Lãnh sự quán Hoa Kỳ, và được ủng hộ bởi Google Women Techmakers. Từ đầu xuất phát điểm của chị không phải trở thành lập trình viên. Vậy đâu là động lực và cơ duyên của chị khi theo đuổi lĩnh vực này? Có thể nói computer science từng là một bí ẩn đối với mình, và trong quá khứ, một trong những điều mình sợ nhất là những thứ về công nghệ vì mình không hiểu đó là gì cả. Làm việc thông qua ngôn...

Trò chuyện cùng Lê Minh Nghĩa – Solution Architect tại TIKI
Để trở thành Solution Architect thì nên bắt đầu từ đâu? Đâu là những hiểu lầm và suy nghĩ sai về nghề Solution Architect ? Làm sao để tiến xa hơn với vị trí Solution Architect? Hãy cùng trò chuyện và gặp gỡ “thủ lĩnh” Solution Architect tại TIKI – anh Lê Minh Nghĩa, sẽ chia sẻ tất cả những kinh nghiệm và góc nhìn lâu năm trong nghề mà bất cứ Architect nào cũng quan tâm. Solution Architect là gì? Theo anh một Solution Architect có vai trò như thế nào ở một công ty Thương mại điện tử (TMĐT)? Anh có thể giới thiệu một cách khái quát về công việc của mình ở thời điểm hiện tại? Mình gia nhập team cách đây 3 năm từ hồi cuối 2016 với vai trò là Solution Architect, hiện nay mình đang là Senior Technical Architect tại TIKI. Đối với mình, công việc Architect khá thú vị, và điều mà mình thích nhất đó là trải nghiệm – mình có thể nhìn thấy toàn bộ hệ thống phát triển như thế nào, mở rộng làm sao và mình có thể có tầm nhìn đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty bằng cách nào. Phần này khá thú vị, song cũng khá thách thức. Thách thức ở đây nằm ở chỗ làm việc vừa phải tổng thể vừa phải chi tiết. Architect không giống như nhiều bạn nghĩ vì không nhiều người từng trải qua công việc này. Architect thực chất là người “ master builder ”, là người phải hiểu rõ công việc xây dựng hệ thống đến mức nhìn thấy những thành phần nhỏ nhất, và biết rõ những thành phần ấy được cấu tạo ra sao . Đó không phải là công việc đơn thuần kiểu...

Xây dựng nội dung và tận dụng Google Assistant theo nhiều cách khác nhau
Google Assistant là trợ lý ảo của Google. Đây là kết quả phát triển từ tính năng Android Google Now, mục đích là cung cấp cho người dùng những thông tin mà không cần bạn phải hỏi. Google Assistant được xem là đối thủ cạnh tranh với Siri của Apple, Alexa của Amazon và Cortana của Microsoft. Google Assistant hiện đang hỗ trợ với hơn 19 ngôn ngữ ở hơn 80 quốc gia. Google Assistant cũng có mặt trên các thiết bị smart display, android phone, iphone, google home và rất nhiều các thiết bị khác. Chúng ta có thể tận dụng các lợi thế đó của Google Assistant để phục vụ cho công việc và sử dụng platform này cho việc hoạt động trên Google. Google Assistant giúp các lập trình viên thuận lợi hơn trong quá trình làm việc Nếu là một web content owner, bạn có thể sử dụng Content Actions: recipes, how-tos, podcasts, news,… Nếu là lập trình viên Android app, bạn có thể sử dụng App Actions. Hoặc với Innovator cho các nền tảng chat, bạn có thể sử dụng Conversational Actions trong Interactive Canvas. Ngược lại, nếu là một Hardware developer, bạn có thể sử dụng Smart home SDK. 10 Add-on Google Sheets phải có dành cho các Recruiters AWS, Azure và Google Cloud là gì? Chứng chỉ nào tốt nhất cho sự nghiệp của bạn? Content Actions – giải pháp cho nội dung trở nên tuyệt vời hơn cùng Google Assistant Bạn có thể build website bằng cách tìm kiếm các giả định trên Google để phục vụ cho công việc. Với một website, podcasts, news, recipes, FAQs, how-to bạn có thể đồng bộ thông tin thông qua Google Assistant. Đánh dấu cấu trúc dữ liệu để làm cho các contact available trong...

Sự kiện trực tuyến: “Tech Talk: The Evolution of Scalable Mobile Application Development at Home Credit Vietnam”
Hơn 12 năm vận hành và phát triển tại Việt Nam, Home Credit không ngừng ứng dụng công nghệ nhằm giúp khách hàng “Dự định trong tầm tay – Sống vui thêm mỗi ngày”. Và tối ưu hóa trải nghiệm của người dùng trên ứng dụng di động là một phần quan trọng trong việc hiện thực hóa mục tiêu thay đổi cách thế giới mua sắm. Tham gia ngay sự kiện “Tech Talk: The Evolution of Scalable Mobile Application Development at Home Credit Vietnam” để tìm hiểu về cách vận hành team và cách triển khai các công nghệ mới mà các chuyên gia công nghệ tại Home Credit đã và đang sử dụng trong việc phát triển ứng dụng di động cho hàng triệu người dùng. Thời gian : 02/12/2021 | 18:30 – 20:00 Hình thức : Sự kiện trực tuyến qua Zoom Ngôn ngữ : Tiếng Việt và tiếng Anh Đăng ký : bit.ly/HomeCreditTechTalk Nhận được gì khi tham gia sự kiện? Tham gia sự kiện “ The Evolution of Scalable Mobile Application Development at Home Credit Vietnam” , bạn sẽ có cơ hội: Tìm hiểu về sự phát triển ứng dụng di động tại Home Credit Việt Nam đã thay đổi ra sao. Khám phá cách áp dụng Flutter vào ứng dụng di động để đồng bộ trải nghiệm người dùng, chia sẻ nguồn lực nhằm tối ưu quá trình phát triển của các chức năng cốt lõi được sử dụng bởi hàng triệu người dùng và hàng ngàn nhân sự tại nhiều quốc gia. Giao lưu và đặt câu hỏi trực tiếp với các chuyên gia đầu ngành để hiểu rõ hơn về các công nghệ, cách thức triển khai và vận hành chúng. Tham dự mini game và nhận những phần quà hấp dẫn....

Trò chuyện cùng Phú Trần – Solution Architect tại Sendo và tìm hiểu con đường sự nghiệp của Solution Architect
Với những trang thương mại điện tử lớn, có những ngày lượt truy cập lên tới hàng triệu mỗi giây. Vậy cách giải quyết của những kiến trúc sư – architect trong những tình huống trên là gì? Cùng trò chuyện cùng anh Trần Phong Phú – Solution Architect đến từ Sendo để học hỏi kinh nghiệm của anh khi đưa ra được cái nhìn tổng quát để có những giải pháp cho từng vấn đề của hệ thống. Xem thêm Solution Architect là gì? Vai trò của họ trong vận hành hệ thống? Vài nét về khách mời Trần Phong Phú Về công ty Sendo: Là một công ty công nghệ do chính đội ngũ kỹ sư con người Việt Nam xây dựng nên. Vai trò và sứ mệnh của Sendo được đóng gói rất đơn giản, dùng thương mại điện tử đại diện cho quốc gia. Đảm nhận vai trò Solution Architect, công việc của anh xoay quanh: Đóng góp vào sự phát triển tốt lên mỗi ngày của công ty, theo hướng cải thiện những gì chưa tốt. Phát hiện ra những yếu tố bất thường để tìm cách giải quyết nó. T húc đẩy planning và chiến lược, làm thế nào để giúp công ty phát triển về mặt công nghệ, sự tăng trưởng. Đáp ứng mục tiêu, thay đổi về mặt tổ chức hay về mô hình hoạt động của công ty. Một ngày làm việc bình thường của mình là sáng đến công ty, mình tham dự các buổi DSM chung với mọi người để nắm bắt công việc, các issue nào đó. Sau đó mình sẽ tìm kiếm trưởng bộ phận khác để trao đổi và thảo luận vấn đề cần giải quyết như thế nào. Sau đó mình về bàn làm việc...

Lập trình viên có cần biết thuật toán không?
Tại các công ty công nghệ lớn, thuật toán là một trong những “cửa ải” mà nhà tuyển dụng đặt ra để thử thách tư duy logic của ứng viên IT. Vậy lập trình viên giỏi có cần “luyện” thuật toán hay không, và nên học thuật toán như thế nào? Cùng Station D trò chuyện cùng anh Phạm Nguyễn Sơn Tùng – CEO tại trung tâm giảng dạy thuật toán BigO và cũng là giảng viên tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM. Những khái niệm xung quanh thuật toán Trước hết, anh hãy giải thích Thuật toán là gì? Cách mà thuật toán hoạt động là như thế nào. Thuật toán thực ra cũng đơn giản, không phải cái gì đó phức tạp. Nó là những phương pháp, những cách mà người ta yêu cầu mình làm đúng theo những quy trình như vậy thì nó sẽ ra được kết quả tối ưu. Phương pháp này có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau, có thể là một nhà khoa học họ sáng chế ra, cũng có thể là một nhóm người nào đó hoặc kinh nghiệm truyền nhiều năm, khi mà mình áp dụng đúng quy cách như vậy thì mình sẽ có những kết quả tốt hơn là những cái gì đó mình tự làm. Thuật toán khác gì với cách lập trình thông thường? Nếu không biết về thuật toán thì có thể lập trình được không? Bạn không biết thuật toán, bạn vẫn có thể lập trình và cũng có thể lập trình giỏi, tuy nhiên nếu bạn biết thuật toán bạn sẽ có thêm những phương pháp hay hơn. Tôi ví dụ thuật toán đơn giản như vậy, tôi cho bạn dãy số, và tôi yêu cầu bạn hãy tìm một...

AI giúp cuộc sống tương lai tốt đẹp hơn như thế nào?
AI với tương lai sẽ ra sao? AI có thể giúp cho cuộc sống tốt đẹp hơn, giúp chúng ta hiểu rõ cuộc sống của chính mình hơn. Đó chính là cách AI được mang đến với mọi người và hiện đang được nghiên cứu, phát triển ngày một rộng mở. "Cơ hội phát triển sự nghiệp AI với các ngành nghề là tương đồng" - Bảo Đại, AI Researcher tại Knorex 5G & IoT hứa hẹn điều gì trong tương lai? AI có thể giúp gì cho các hoạt động của mỗi cá nhân? AI với hoạt động thường nhật Hãy tưởng tượng buổi sáng bạn thức dậy và AI chơi một bản nhạc nhẹ để bạn có thể khởi đầu ngày mới vui vẻ hơn. Tiếp theo đó, khi trên đường đi làm, AI có thể tự động điều hướng và tìm kiếm cho bạn lộ trình đường đi sao cho nhanh chóng và an toàn nhất, tránh được kẹt xe. Sau khi kết thúc một ngày làm việc, bạn có thể tham gia các hoạt động thể dục thể thao và AI sẽ hỗ trợ thông qua các thiết bị như đồng hồ. Từ đó AI thu thập các chỉ số cơ thể và giới thiệu những bài tập phù hợp với tình trạng cơ thể hiện tại mà vẫn đáp ứng được các bài tập mà trainer giao cho bạn. Khi chuẩn bị đi ngủ vào ban đêm, AI có thể dựa vào sở thích âm nhạc và các chỉ số cơ thể hiện tại của bạn để chọn ra những bài nhạc phù hợp nhất tại thời điểm đó, giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ và có một giấc ngủ sâu hơn. Bên cạnh đó, AI cũng giúp lưu giữ chất lượng giấc ngủ...

THÔNG BÁO THAM DỰ Sự kiện Thương mại điện tử LỚN NHẤT năm 2019!
Tháng 3 này, Hiệp Hội Thương mại điện tử Việt Nam – VECOM sẽ tổ chức sự kiện LỚN NHẤT mở đầu năm 2019: DIỄN ĐÀN TOÀN CẢNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM Vietnam Online Bussiness Forum 2019 (VOBF 2019) >>> Xem chi tiết: http://vobfhcm.vecom.vn/ Sự kiện với quy mô toàn quốc, quy tụ cộng đồng thương mại điện tử trong và ngoài nước. Với sự góp mặt đến từ các đại diện: VECOM, NIELSEN, AMAZON, TIKI, SHOPEE và FACEBOOK, GOOGLE. Chỉ diễn ra 1 lần duy nhất trong năm, đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tiến lên bước mở rộng quy mô với chủ đề “ Scaling Up Your Bussiness – Vươn ra toàn cầu ”. Bạn sẽ được nghe và cũng tham gia trao đổi với các chuyên gia hỗ trợ mở rộng quy mô kinh doanh, giúp bạn tiếp cận khách hàng cả nước, hoặc khách hàng toàn cầu. Nội dung chi tiết, bạn có thể tham khảo tại đây! 200 người đăng ký sớm nhất sẽ được ƯU ĐÃI mức vé EARLY BIRD – Giá thấp nhất * Thời gian : Ngày 28 Tháng 03 năm 2019, 8.30AM – 5PM * Địa điểm : Trung tâm Hội nghị Capella Parkview, Số 3 Đặng Văn Sâm, Phường 9, Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh Lưu ý : Số lượng chỗ ngồi có hạn, BTC chỉ ưu tiên giữ chỗ cho những ai đăng ký và hoàn tất thanh toán sớm nhất! Hotline : 0902940969 – Ms. Thạch