Chuyên gia nói
Duyệt các bài viết được gắn thẻ Chuyên gia nói
117 bài viết

Sử dụng Google Assistant để tạo ra các Interactive Games
Thông qua chủ đề này, bạn sẽ biết được cách Google Assistant có thể giúp lập trình viên build các Interactive Games như thế nào? Hiện tại, Google Assistant có thể hỗ trợ làm việc với 19 ngôn ngữ và hơn 80 quốc gia, có mặt trên hơn 1 tỷ thiết bị do đó bạn sẽ dễ dàng hơn cũng như có nhiều cách để làm việc với các thiết bị hơn. Sự phổ biến của Google Assistant giúp công việc thuận lợi hơn Tổng quan về Google Assistant và Interactive Games Mỗi ngày chúng ta sử dụng và tương tác với nhiều thiết bị thông minh khác nhau với nhiều cách khác nhau. Dựa vào kết quả nghiên cứu được thực hiện bởi AoGDevs, phần lớn người dùng sử dụng các thiết bị thông minh cho âm nhạc và các hoạt động thường nhật như cập nhật thông tin thời tiết,… Nhưng cũng có một lượng lớn người dùng sử dụng các thông tin này cho những trò đố vui hay để chơi game. Trong đó, 55% người dùng sử dụng Google Assistant cho những câu hỏi vui và 20% người dùng chơi games. Vừa học vừa chơi! Top 15+ game lập trình miễn phí 7 game miễn phí giúp bạn nâng cao kỹ năng lập trình Google Assistant tạo ra hướng đi mới cho Interactive Games Smart Display ra mắt năm 2019 và trong suốt năm này, tỷ lệ những gia đình có ít nhất một thiết bị smart display đã tăng lên gấp 4 lần . Vậy có những games gì trên Assistant ngày nay? 2 năm trước chúng ta tiếp cận với voice game trên Assistant. Nó giúp tạo ra những trải nghiệm mang tính tương tác cao hơn, bằng cách tận dụng các lợi thế...

Thị trường Outsourcing Vietnam – Thiên đường Outsourcing mới của thế giới
Với hơn 90 triệu dân và độ tuổi trung bình dưới 30, Việt Nam tự hào là quốc gia có dân số trẻ, số sinh viên tốt nghiệp mỗi năm là hơn 40.000 người và tiếp tục tăng nhanh. Sinh viên Việt Nam với tư duy mạnh về khối tự nhiên, phù hợp với ngành IT; trong khi khả năng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Nhật được đánh giá tốt. Đào tạo về CNTT cũng đang được chú trọng. Hơn nữa, các doanh nghiệp phần mềm tại Việt Nam được chính phủ tạo điều kiện với các ưu thế không thể chối bỏ. Là một trung tâm của BPO cùng với outsourcing phần mềm CNTT, hiện nay các lĩnh vực đang rất cần nguồn nhân lực thường xuyên là: IT, dịch vụ tài chính, truyền thông, game, tích hợp phần mềm và các doanh nghiệp đang tìm kiếm các xu hướng mới nổi như AI , machine learning và blockchain . Rào cản lớn trước mắt Đối với hầu hết các doanh nghiệp, thách thức tại Việt Nam chính là sự cách biệt địa lí. Thành công đòi hỏi phải thiết lập các cách giao tiếp thông minh để làm việc nhóm thật sự mang lại hiệu quả. Điều quan trọng là tận dụng sự khác biệt múi giờ với một lợi thế về năng suất. Ví dụ, thay vì chơi trò đuổi bắt, các doanh nghiệp nên chủ động lập kế hoạch phân chia khối lượng công việc. Công việc mà một nhóm outsourcing làm vào đêm hôm trước sẽ là tiền đề cho nhóm khác vào ngày hôm sau. Đó là điểm đặc biệt của outsourcing tại các nước Đông Nam Á: chu kỳ sản xuất gần 24 giờ với vòng đời phát triển...

Từ Web2 đến Web3: Xu Hướng Công Nghệ Mới
Trong thập kỷ qua, thế giới công nghệ đã chứng kiến sự chuyển đổi mạnh mẽ từ Web1 sang Web2, và hiện tại là sự nổi lên của Web3. Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn chi tiết về sự tiến hóa này và cách các doanh nghiệp có thể tận dụng lợi thế từ Web3. Sự Tiến Hóa Từ Web1 đến Web3 Sự tiến hóa từ Web1 đến Web3 đại diện cho những thay đổi lớn trong cách chúng ta sử dụng Internet. Từ các trang web tĩnh của Web1, chúng ta đã chuyển sang một thế giới mạng xã hội và nội dung do người dùng tạo ra của Web2, và hiện tại, chúng ta đang bước vào kỷ nguyên của Web3 với các ứng dụng phi tập trung, blockchain, và trí tuệ nhân tạo. Cùng đi vài chi tiết từng giai đoạn: 1. Web 1.0 (1990 – 2005) Đặc điểm chính Trang Web Cơ Bản: Web1.0 chủ yếu là các trang web tĩnh với nội dung cố định, không có tính tương tác cao. Ngôn Ngữ Sử Dụng: HTML là ngôn ngữ chính được sử dụng để xây dựng các trang web. Ứng Dụng Chính: Thương mại điện tử bắt đầu xuất hiện, nhưng chủ yếu là các trang web thông tin và tài liệu. Các công nghệ hỗ trợ HTML: Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản để tạo cấu trúc trang web. Java & Javascript: Các ngôn ngữ lập trình giúp tăng tính tương tác cho các trang web. 2. Web 2.0 (2006 – Hiện Tại) Đặc điểm chính Mạng Xã Hội: Sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Twitter, và YouTube đã thay đổi cách chúng ta tương tác trực tuyến. Nội Dung Do Người Dùng Tạo Ra:...

Sinh viên Mobile nên trang bị những gì, vì sao nên chọn Mobile App?
Lập trình di động ( Mobile developer ) và lập trình web ( web developer ) hiện đang là 2 mảng phổ biến với nhu cầu tuyển dụng cao nhất trong lĩnh vực lập trình. Theo báo cáo từ Station D, mức lương trung bình của Mobile Developer là $1,178, cao hơn so với Backend và Frontend Developer ($901 & $897). Thực tế thì thị trường Mobile App đang diễn ra thế nào? Cùng Station D trò chuyện với anh Trần Duy Thanh – giảng viên, phó trưởng bộ môn khoa Hệ thống thông tin Đại học Kinh tế – Luật để nghe câu chuyện nghề nghiệp của anh và những góc nhìn từ giảng đường đến thực tế. Về khách mời Trần Duy Thanh: Hiện tại đang là giảng viên công tác tại trường Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia TP. HCM. Là phó trưởng bộ môn khoa Hệ thống thông tin, tham gia giảng dạy từ năm 2009 tới giờ và hiện đã công tác tại trường Kinh tế – Luật khoảng 4 năm. Anh vừa giảng dạy vừa tham gia quản lý dự án cũng như tham gia một số startup, các phần mềm liên quan đến AI Machine Learning chạy trên robo, cụ thể là chuyên về lĩnh vực giáo dục. Vì sao anh lựa chọn mảng lập trình mobile app, đặc biệt là Android? Năm 2008 Google bắt đầu thông báo đưa ra các framework liên quan đến Android để phát triển, ngay tại thời điểm đó mình biết là thị trường thế giới cũng đang phôi thai và chắc chắn trong tương lai nó sẽ bùng nổ . Tất cả các ngành nghề đều liên quan đến lập trình cả và mỗi người chúng ta đều có một cái smartphone,...

Ý nghĩa đằng sau công cụ Insights Tool của Ahamove
Tổng hợp dữ liệu khách hàng và phát triển một Insights Tool có vai trò quan trọng như thế nào đối với khách hàng (merchants) và đối với doanh nghiệp B2B như Ahamove? Cùng tìm hiểu về ý nghĩa của công cụ / công nghệ này đối với mục tiêu kinh doanh qua topic “How We Get Powerful Insights From Aggregating Consumer Data”, trình bày bởi anh Phó Hoàng Hướng – Head of Business Intelligence @Ahamove. Consumer data và các insights tools Về Ahamove Ahamove là công ty hoạt động trong lĩnh vực giao hàng, một on-demand platform on logistics service . Một user có nhu cầu giao hàng sẽ truy cập vào app Ahamove để tạo giao dịch. Từ đây sẽ phát sinh một demand, tài xế đóng vai trò là supply sẽ đến vị trí user lấy hàng và giao đến người nhận cuối cùng. Câu hỏi đặt ra là customer của mình hiện tại là ai và họ đang có nhu cầu gì ? Để từ đó, công ty có những hướng sử dụng data phù hợp hơn trong việc phục vụ họ. 26 công cụ và kỹ thuật trong Big Data có thể bạn chưa biết 5 nguyên nhân chính vì sao các nhà khoa học dữ liệu rời bỏ công việc của mình Khách hàng của Ahamove là ai? Có 80% khách hàng của Ahamove hiện tại là các merchants – những hộ kinh doanh vừa và nhỏ. Do đó, các mặt hàng kinh doanh của họ thường là thức ăn nhanh, mỹ phẩm, quần áo,… Vậy nên, vấn đề cần giải quyết của Ahamove là bên cạnh việc tìm kiếm một đối tác giao hàng còn phải làm sao để đáp ứng được mong muốn của các merchants. Để làm được điều đó, chúng...

Gặp gỡ Sakshi Jawa — Tổng giám đốc nhân sự Tiki
Bài viết được đăng tải lần đầu trên Vietcetera Là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất châu Á, Việt Nam hiện là vùng đất hứa cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử. Với dân số trẻ và tỉ lệ sử dụng điện thoại thông minh cao, thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất nhì khu vực. Thành lập từ tháng 3/2010, Tiki là hệ sinh thái thương mại tất cả trong một tại Việt Nam. Với đội ngũ gồm hơn 4.500 nhân viên, không chỉ là môi trường làm việc vui vẻ, sáng tạo và năng động, Tiki còn mang đến cho nhân viên của mình những cơ hội để phát triển bản thân lẫn thăng tiến trong sự nghiệp. Và người đứng đằng sau sự phát triển này là Sakshi Jawa , hiện là Tổng giám đốc nhân sự tại Tiki. Gia nhập Tiki cách đây hơn một năm trước, Sakshi Jawa đã có rất nhiều đóng góp trong việc thay đổi các chính sách về nhân sự và con người. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc cho các thương hiệu toàn cầu như Citibank, Prudential, Amazon và Coupang, động lực nào đã khiến Sakshi chuyển đến Việt Nam và gia nhập Tiki? Thế mạnh nào trong phong cách quản lý của chị đã giúp góp phần giúp Tiki phát triển thành một doanh nghiệp lớn mạnh và năng động như hiện nay? Hãy ngồi xuống cùng Sakshi và nghe những câu chuyện của chị về phong cách quản lý cũng như văn hoá và bản sắc của Tiki. Sakshi Jawa đã có rất nhiều đóng...

Tại sao nhiều lập trình viên giỏi không đưa ra lời khuyên để người khác có thể được như họ?
Câu hỏi “sốt dẻo” của Quora: “Tại sao nhiều lập trình viên và hacker tài năng không đưa ra những lời khuyên để những người khác đều được như họ?” Trả lời bởi Vincent Guidry – Software Engineer của Great Big Story (2016 đến nay): Trùng hợp ghê! Sáng nay mới mở mắt ra đường, đang trên đường đi làm thì một nhân viên đã hỏi tôi làm nghề gì. Tôi nói mình là một kỹ sư phần mềm, và anh ta mừng như bắt được vàng, đúng kiểu “Oimeoi CƠ HỘI!” và bắt đầu dò la hỏi đủ thứ trên đời. Thì ra là ảnh đang học một trường về bảo mật phần mềm nào đó. Tôi nói anh nên tải nhiều phần mềm vào và bắt đầu nghiên cứu dò xem nó có lỗ hổng không, người ta hay gọi là pentest (có thể hiểu là một phương pháp đánh giá độ an toàn của hệ thống bằng cách tấn công nó). Ngoài ra cũng không ít các khoá học phần mềm hướng dẫn chi tiết cho bạn cách làm nữa. Thiệc tình thì, tôi cũng chẳng biết gì nhiều ngoài những cái căn bản cả, tôi làm kĩ sư phần mềm chứ có phải bảo mật đâu! Tôi viết cho ảnh cái URL tới Hacker News với kèm theo một vài tên tuổi nổi tiếng của những người làm về bảo mật hoặc có tư duy bảo mật tốt, toàn những người dễ tiếp cận thôi. Hết! Đó là tất cả những gì tôi có thể làm. Tuy nhiên, có một điều mà mọi người quên mất rằng, để có thể làm những công việc của một chuyên gia thì bạn phải là một chuyên gia cái đã! Khi anh đang chơi thể thao, thì tôi đang...

Chiến lược tăng trưởng và giữ chân người dùng ngân hàng số
Trong bối cảnh chuyển đổi số, ngân hàng số đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Các ngân hàng truyền thống và ngân hàng số đang nỗ lực không ngừng để ra mắt và nâng cấp các sản phẩm kỹ thuật số mới, nhằm duy trì và thu hút khách hàng. Chẳng hạn, Techcombank Mobile, ra mắt vào tháng 11-2021, đã kết hợp với Amazon Web Services để nâng cao trải nghiệm người dùng và tăng hiệu quả hoạt động. Tổng Quan Về Ngân Hàng Số Và Thị Trường Số Các Giai Đoạn Phát Triển Của Ngân Hàng Số Giai đoạn tái khởi động (2017-2018): Khởi chạy eMBee chatbot internet banking và ra mắt phiên bản mới của ứng dụng ngân hàng. Giai đoạn tăng trưởng (2019-2020): Ra mắt các tính năng mới như eKYC và chi trả. Giai đoạn chuyển đổi số (2021-2022): 94% ngân hàng thương mại triển khai hoặc đang nghiên cứu chiến lược chuyển đổi số. Giai đoạn chuyển đổi sâu rộng (2023 trở đi): Các ngân hàng cạnh tranh để cung cấp các dịch vụ tiện ích và hiệu quả hơn, được thúc đẩy bởi sự phát triển của smartphone. Mô Hình Chuyển Đổi Mobile Banking Thành Smart Digital Banking Mobile Banking Mobile Banking là hình thức ngân hàng cho phép người dùng thực hiện các giao dịch tài chính thông qua các thiết bị di động như điện thoại thông minh và máy tính bảng. Đây là một phần quan trọng trong chuyển đổi số của ngành ngân hàng, mang lại sự tiện lợi và linh hoạt cho người dùng. Dưới đây là một số đặc điểm chính của mobile banking: Chức năng cơ bản: Mobile banking cung cấp các dịch vụ cơ bản như chuyển khoản, thanh...

Cùng Hana’s Lexis tìm hiểu quy trình tuyển dụng của các công ty công nghệ hàng đầu tại Mỹ
Về Vlogger: Hana’s Lexis Là cái tên nổi bật trong làng Vlogger, kênh YouTube của Hana’s Lexis đã thu hút tới hơn 520.000 lượt đăng ký theo dõi, bên cạnh trang blog facebook cũng hot không kém với hơn 130.000 lượt Thích và Theo Dõi. Không sở hữu gương mặt của các nàng hot girl, hay cuộc sống sang chảnh. Điều “mang” subscribers và followers đến Hana nằm ở những chia sẻ hết sức hài hước và thú vị về chủ đề học tiếng Anh, cùng những quan điểm rất chân thật của cô nàng. Tuy nhiên, ít ai biết ngoài trình tiếng Anh siêu đẳng với điểm IELTS tuyệt đối 9.0 của mình, Hana còn là 1 lập trình viên, và hiện chị đang sinh sống và làm việc tại Mỹ. Chia sẻ về quá trình phỏng vấn những công ty công nghệ hàng đầu tại Mỹ, Hana cho biết chị không mang tư tưởng phải đậu hay với mục đích kiếm việc làm, mà chỉ để thử sức cũng như tích lũy kinh nghiệm, trau dồi vốn kiến thức, từ đó biết mình yếu chỗ nào để luyện tập và học hỏi thêm. Hành trình “apply dạo” và trải nghiệm quy trình độc đáo Lần này chị muốn chia sẻ 1 chút về chủ đề “Kinh nghiệm phỏng vấn ở các công ty Mỹ” và cụ thể hơn là tại 1 công ty startup tại San Francisco là Mapbox và đáng chú ý hơn hết chính là Amazon. Amazon thì đã quá nổi tiếng, và là 1 trong những trang thương mại điện tử hàng đầu thế giới, vậy còn Mapbox thì sao? Theo chia sẻ của Hana, họ là công ty tạo ra những ‘bản đồ’ mà bạn hay thấy trong những app khác, ví dụ như...

Cách xử lý dữ liệu trong quá trình làm việc với framework
Framework là một tập hợp chứa các thư viện phần mềm, các dữ liệu liên quan, các trình biên dịch, diễn dịch hoặc các API. Framework tạo ra một nền tảng, môi trường để công việc lập trình của các Data Scientist trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn. 10 Java Web Framework tốt nhất Framework có đang giết chết sự sáng tạo trong thiết kế Web? Về diễn giả Anh Trương Bảo Duy hiện là Data Scientist Manager tại Công ty HEINEKEN Vietnam. Anh đã từng làm việc với vai trò là một Academic Research, Data Scientist ở Tiki. Anh có bằng cử nhân về Công nghệ thông tin và thạc sĩ trong lĩnh vực kinh tế. Framework dành cho ai và có thể làm được gì? Những ai nên sử dụng framework? Framework là sản phẩm chủ yếu dành cho những leader, manager và những bạn lần đầu tiên set-up data sciences, chưa có nhiều kinh nghiệm và không biết nên bắt đầu như thế nào cho hợp lí. Framework cũng hỗ trợ các team data sciences đã có finding và đang muốn apply nó vào sản phẩm. Bên cạnh đó, framework cũng sẽ giúp cho những bạn làm Data Analyst, Data Scientist và những bạn lần đầu tham gia vào một start-up đang muốn tìm hiểu xem một Data Science Project nên vận hành như thế nào. Framework có thể hỗ trợ những công việc nào? Bạn đã từng làm việc ở vị trí manager, leader, và có background về data engineer, data scientist nhưng khi tham gia vào một công ty mới, một môi trường hoàn toàn mới thì sẽ có rất nhiều vấn đề phát sinh mà bạn cần phải giải quyết, những vấn đề mà đôi khi những kiến thức trước đó không...

Junior developer là gì? Những quy tắc bất biến giành cho Junior developer
Bạn có bao giờ cảm thấy, những người khi càng yêu thích công việc coding thường luôn cảm thấy họ chưa đủ giỏi? Càng suy nghĩ nhiều, những câu hỏi sau lại càng xuất hiện nhiều trong tâm trí. Hãy cùng tìm hiểu tâm lý này nhé. Junior developer là gì? Junior developer là chỉ những developer dưới 2 năm kinh nghiệm trong công việc lập trình. Junior developer là những người chưa biết nhiều gì về công nghệ, framework, hoặc chỉ tìm hiểu sơ sơ chứ chưa dùng nó trong thực tế bao giờ. Junior dev chỉ cần viết code cho chạy được, hoàn thành đúng chức năng đề ra. Họ thường được giao cho việc sửa lỗi, thực hiện những task nhỏ. Việc này giúp cho junior tìm hiểu thêm về hệ thống, làm quen dần với code base. Quy tắc làm việc cho Junior developer Khi gặp khó khăn, junior sẽ phải mất nhiều thời gian để tìm hiểu xem lỗi ở đâu, làm sao giải quyết, sau đó mới bắt đầu fix bug. Để làm một lập trình viên giỏi, chúng ta phải đặt ra cho mình một số quy tắc nhất định. Tự tạo ra cho mình những kỷ luật cũng như những thói quen tích cực. Quan trọng nhất là phải luôn tìm cách giải quyết những câu hỏi có trong đầu. Những câu hỏi lập trình viên luôn thắc mắc? Tôi nên học gì tiếp theo từ list những thứ cần phải học? Tôi nên dành bao nhiêu thời gian cho việc học code mỗi ngày? Liệu nó có đủ không? Có nên thay đổi phương thức học code hiệu quả hơn? Nếu thay đổi một điều gì đó, nó nên là một cái gì đó nhỏ cho kết quả nhanh chóng hay...

Lập trình viên tại Việt Nam cần ít nhất 5 năm để hiểu rõ một công nghệ!
Station D via Noria Xem ngay những tin đăng tuyển dụng IT mới nhất trên Station D