Chuyên gia nói
Duyệt các bài viết được gắn thẻ Chuyên gia nói
117 bài viết

Thị trường EdTech Vietnam- Nhiều tiềm năng nhưng còn bị bỏ ngỏ tại Việt Nam
Lĩnh vực EdTech (ứng dụng công nghệ vào các sản phẩm giáo dục) trên toàn cầu hiện nay đã tương đối phong phú với nhiều tên tuổi lớn phân phối đều trên các hạng mục như Broad Online Learning Platforms (nền tảng cung cấp khóa học online đại chúng – tiêu biểu như Coursera, Udemy, KhanAcademy,…) Learning Management Systems (hệ thống quản lý lớp học – tiêu biểu như Schoology, Edmodo, ClassDojo,…) Next-Gen Study Tools (công cụ hỗ trợ học tập – tiểu biểu như Kahoot!, Lumosity, Curriculet,…) Tech Learning (đào tạo công nghệ – tiêu biểu như Udacity, Codecademy, PluralSight,…), Enterprise Learning (đào tạo trong doanh nghiệp – tiêu biểu như Edcast, ExecOnline, Grovo,..),… Hiện nay thị trường EdTech tại Việt Nam đã đón nhận khoảng đầu tư khoảng 55 triệu đô cho lĩnh vực này nhiều đơn vị nước ngoài đang quan tâm mạnh đến thị trường này ngày càng nhiều hơn. Là một trong những xu hướng phát triển tốt, và có doanh nghiệp đã hoạt động khá lâu trong ngành nêu tại infographic như Topica, nhưng EdTech vẫn chỉ đang trong giai đoạn sơ khai tại Việt Nam. Tại Việt Nam, hệ sinh thái EdTech trong nước vẫn còn rất non trẻ và thiếu vắng nhiều tên tuổi trong các hạng mục như Enterprise Learning (mới chỉ có MANA), School Administration (hệ thống quản lý trường học) hay Search (tìm kiếm, so sánh trường và khóa học),… Với chỉ dưới 5% số dân công sở có sử dụng một trong các dịch vụ giáo dục online, EdTech cho thấy vẫn còn một thị trường rộng lớn đang chờ được khai phá. *** Vừa qua Station D đã công bố Báo cáo Vietnam IT Landscape 2019 đem đến cái nhìn toàn cảnh về các ứng dụng công...

Thị trường Mobile Marketing tại Đông Nam Á: Cuộc chơi không dành cho “kẻ yếu tim”!
Xem thêm việc làm mobile hấp dẫn nhất Để biết thêm thông tin về AppsFlyer, vui lòng truy cập www.appsflyer.com

Thị trường AI Vietnam 2023 – Những tên tuổi đưa Việt Nam lên bản đồ AI thế giới
Cứ thử nhắc tới “Artificial Intelligence”, “Machine Learning”, hay “neural nets” cho bất kì nhóm software engineer s nào mà bạn gặp, bảo đảm bạn sẽ nghe một đống chuyện từ họ. Trong thời đại này, tất cả các ông lớn về công đều sẵn sàng chi mạnh tay để có thể tối ưu hóa những công nghệ đấy vào sản phẩm của họ. Kể cả những cá nhân software engineer trẻ cũng cố gắng tham gia vào mỏ vàng trên. Artificial Intelligence thực chất chính là cách ta tái tạo và mô phỏng theo trí não của con người. Mục tiêu là để cho ra đời những bộ máy có khả năng nhận ra những chi tiết mà chỉ có con người mới hiểu được như cảm xúc. Và đó không phải là một điều dễ dàng… Tình hình phát triển AI của Việt Nam như thế nào? Đây là một câu hỏi khó! Bởi không như San Francisco hay Montreal, AI của vẫn chưa thật sự được phát triển hết tiềm năng của nó. Chúng ta vẫn còn đang đi lên. Với sự phát triển của các platform (OpenAI, OpenCV, TensorFlow, Caffe…), vấn đề về thuật toán không còn quá khó khăn, phần còn lại là có đủ dữ liệu (hoặc là lớn, hoặc là chất lượng) để AI phát huy tác dụng. Các doanh nghiệp liệt kê trong Báo cáo đây đều đã có những sản phẩm đi vào cuộc sống, nhận được vốn lớn hoặc có doanh thu cao. Có đến hơn 73% công ty công nghệ đang có ý định ứng dụng AI vào các sản phẩm của mình. Điều này cũng khiến cho nhu cầu về các kỹ sư AI hiện cũng đang ở mức báo động. Trong tương lai không xa, biết đâu...

Front-end developer lên trình như thế nào? Bạn đã thực sự hiểu về Front-End?
Front-end developer chịu trách nhiệm về những công việc tiếp xúc trực tiếp với tương tác của người dùng, trong khi back-end developer lại làm việc với data và những công nghệ đằng sau. Vậy, con đường sự nghiệp của một Front-end developer sẽ diễn ra như thế nào? Và nên tích lũy những gì, ở đâu để lên trình nhanh nhất? Hãy cùng Station D trò chuyện cùng chuyên gia đến từ Chợ Tốt và tìm kiếm câu trả lời cho riêng mình nhé! Đôi nét về khách mời Trần Trọng Thanh Bắt đầu bằng công việc Flash Developer, công việc về những giao diện và trải nghiệm dành cho người dùng tại công ty Pyramid Consulting Công tác 3 năm tại Singapore, vị trí UI Developer và Front-end Về Việt Nam khởi nghiệp với Nâu Studio Hiện tại đang là Principal Web Engineer tại Chợ Tốt Tại sao anh lại chọn Frontend mà không phải những hướng khác như Backend hay Fullstack? Mình bắt đầu từ Flash, sau đó tới UI và đến bây giờ là Front-end: tất cả những thứ đó đều xoay quanh một cái giao diện để tương tác trực tiếp với người dùng, điều đó tạo cho mình sự hứng thú rất lớn so với việc làm Backend hay những công việc phải tương tác nhiều với data. Thử tưởng tượng mình làm ra một cái sản phẩm, 1 front-end website được xuất lên Internet, nó sẽ tiếp xúc được với rất nhiều người dùng trên đó, mình sẽ rất tự hào với sản phẩm, thành quả mà mình đem lại. Những khái niệm cơ bản về Front-end Cách hoạt động và một số khái niệm cơ bản cần nắm? Một lập trình viên Front-end – Front-end Developer sẽ làm ra các thành phần...

“Tôi liều có tính toán” – anh Nguyễn Duy Vĩ nói gì?
AMA (Ask Me Anything) là một sự kiện Q&A ( Hỏi đáp trực tiếp ) hàng tuần diễn ra đều đặn trên fanpage của Station D . Với hai giờ trực tiếp hỏi đáp cùng diễn giả, AMA sẽ là cơ hội tốt để giải đáp vô số thắc mắc về xu hướng công nghệ trong và ngoài nước. Anh Nguyễn Duy Vĩ đã từng làm cho một công ty sản xuất phim hoạt hình của Nhật Bản vào năm 2007. Năm 2008 anh chuyển sang làm tại một công ty gia công game cho thị trường Việt Nam. Đến năm 2010, anh mở một trung tâm Anh ngữ. Năm 2014 anh bắt tay khởi nghiệp dự án kinh doanh bánh bột lọc trực tuyến mang tên “Ẩm thực nhà Bu” và hiện tại như chúng tôi đã nói anh đang là nhà đồng sáng lập và Giám đốc điều hành tại Tugo.com.vn. Tham gia AMA của Station D lần này, anh Nguyễn Duy Vĩ đã đem lại nhiều thông tin thú vị và bổ ích về web, đặc biệt là web site thương mại… Trong quá trình làm Tugo anh có thể chia sẻ 3 kinh nghiệm “xương máu” mà mình đúc kết được trong quá trình làm sản phẩm được không ạ? Những khó khăn nào dễ làm nản lòng chiến sĩ nhất ạ? * 3 kinh nghiệm sương máu: 1. Chiến lược rõ ràng. Biết khách hàng muốn gì và đáp ứng nó. => Việc này giúp chúng ta hạn chế được sai lầm khi phát triển sản phẩm cũng như chiếm lĩnh thị trường tiềm năng. 2. Kỹ thuật khủng không phải là tất cả = > Khi ra đời thì Tugo chỉ dùng 1 template wp mua lại và tùy biến. Lúc đó cần nhanh...

“Vì sao mình chọn start-up sau Facebook?” Hiếu Phạm – Software Engineer tại ROCKSET
Trong mục “Chuyên gia nói” lần này, chúng ta sẽ trò chuyện cùng anh Hiếu Phạm – Software Engineer tại Rockset . Từng là nhân viên của 3 công ty công nghệ lớn như Google, Microsoft và Facebook, hãy cùng tìm hiểu vì sao anh Hiếu chọn Rockset là nơi phát triển sự nghiệp. Về khách mời Hiếu Phạm Hiện đang là Senior Software Engineer ở công ty Rockset, công ty làm về realtime database được 4 năm Công việc đầu tiên là ở tập đoàn Facebook. Và trước khi ra trường, anh thực tập ở 3 công ty, tập đoàn lớn là Google, Microsoft và Facebook. Rockset là 1 công ty khởi nghiệp software access và service về mảng realtime database. Rockset được thành lập bởi những kỹ sư ngày trước cũng từ facebook và google. Là những kỹ sư ban đầu thiết kế các hệ thống rất là lớn như là RocksDB, HDFS hay Gmail. Rockset giải quyết vấn đề gì? Rockset thực ra là 1 realtime database giúp khách hàng có thể chạy những sql query trên datahost mà trước giờ họ không support cái SQL query ấy, thí dụ như là DynamoDB, Kafka, hay S3 của Amazon hoặc là google course query của Google. 1 điểm hay của Rockset đó chính là realtime, có nghĩa là khi mà data đến mình query được luôn, chứ mình không phải đợi 1 đến 2 ngày. Và cái hay nữa là khi khách hàng dùng Rockset không cần phải tune query, không phải tạo index để làm gì hết, khỏi cần phải data rockset và rockset sẽ tự động làm cho tới cái query họ nó nhanh hơn. Mình chỉ mới làm ở đây được mấy tháng và dự án mà mình thích nhất hiện giờ là giúp cho...

5 Điều Cần Trang Bị Để Trở Thành Lập Trình Viên .NET Giỏi
.NET là nền tảng lập trình được phát triển bởi Microsoft, được chạy trên hệ điều hành Microsoft Window bao gồm nhiều công nghệ khác nhau. Vốn được xếp trong top các công nghệ được sử dụng nhiều nhất hiện nay với mức lương vô cùng hậu hĩnh, vì vậy trở thành lập trình viên .NET là lựa chọn hàng đầu của nhiều bạn trẻ đam mê lập trình. Để trở thành một lập trình viên .NET giỏi cần trang bị những gì? Hãy cùng lắng nghe 5 chia sẻ từ anh Nguyễn Thành Công – Head of Development của Pixelz ngay dưới đây. Một vài nét về anh Nguyễn Thành Công: Cựu sinh viên của Đại học Bách Khoa Hà Nội và từng công tác tại các tập đoàn lớn: Panasonic R&D Center, Niteco,… Hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành phát triển phần mềm và hơn 7 năm ở vị trí quản lý (Team Leader, Tech Lead, Manager). Hiện đang giữ vị trí Head of Development tại Pixelz Vietnam – Công ty Platform As a Service của Đan Mạch, chuyên cung cấp nền tảng công nghệ kết hợp giữa AI và người để đáp ứng nhu cầu chỉnh sửa ảnh cho các hãng thời trang hàng đầu trên thế giới. “Kiến thức nền tảng về lập trình hướng đối tượng rất quan trọng” Theo mình, kiến thức về lập trình hướng đối tượng được xem là một trong những kỹ năng lập trình quan trọng không chỉ dành cho mỗi lập trình viên .NET mà rất cần thiết với hầu hết các lập trình viên. Việc trang bị kiến thức nền tảng về lập trình hướng đối tượng sẽ giúp bạn thiết kế và xử lý vấn đề được tốt hơn. Bên cạnh đó còn có những lợi...

“Mục tiêu và thách thức của Chatbot là hiểu được cảm xúc của người dùng và có cảm xúc riêng”
Diễn ra đều đặn trên fanpage của Station D , sự kiện AMA (Ask Me Anything) là 1 sự kiện Q&A (Hỏi đáp trực tiếp) là cơ hội tuyệt vời để các bạn yêu thích công nghệ nói chung & lập trình nói riêng được tiếp xúc, học hỏi kinh nghiệm với các diễn giả hàng đầu trong ngành Tech. Tuần này, AMA quay trở lại với Quán quân cuộc thi FPT Hackathon 2016 – anh Nguyễn Đức Minh Quân. Hiện tại, anh là Solutions Manager của FPT Technology Solutions với rất nhiều đóng góp điển hình như ứng dụng Intelligent Traffic Information Bot – giúp người dân có thể cung cấp và tiếp nhận tình trạng giao thông chung trên thành phố thông qua các dịch vụ OTT (Over – The – Top) phổ biến như: Facebook Messenger, Zalo, Skype, Slack… Khi giao tiếp với chatbot, người dùng có thể sử dụng ngôn ngữ tự nhiên để hỏi thông tin. Đây cũng chính là sản phẩm giúp anh đạt được giải nhất cuộc thi FPT Hackathon 2016 vừa qua. Bên cạnh đó, anh cũng là diễn giả quen thuộc tại các hội thảo lớn như: FPT Techday, Saigon Docker Day, Vietnam Web Summit, Station D Techtalk,… Lĩnh vực chuyên môn trao đổi của anh Minh Quân tại AMA là: ứng dụng Chatbot, những kiến thức về Microservices và kinh nghiệm phát triển sản phẩm.. Q: Hi anh, theo anh trong quá trình làm việc với Microservices thì anh thấy Microservices có những bất lợi gì a? Em hiện nay là sinh viên và thường xuyên nghe tới Microservices nhưng vẫn chưa hình dung được là nó được áp dụng cho những sản phẩm hay lĩnh vực nào, Anh có thể cho em một ví dụ cụ thể trong Microservices...

Khám phá cách xây dựng một Mobile Product cùng GEEK Up
Trong thời đại công nghệ số hiện nay, sản phẩm di động không chỉ đơn thuần là một công cụ, mà còn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người dùng. Vậy điều gì thực sự làm nên một sản phẩm di động đột phá? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần xem xét các yếu tố chính từ chiến lược phát triển, giá trị cốt lõi, tính năng kỹ thuật đến việc hiểu biết sâu sắc về người dùng. Các yếu tố tác động đến một sản phẩm di động đột phá 1. Chiến Lược Phát Triển (Strategy-driven) Một sản phẩm di động đột phá bắt đầu từ một chiến lược rõ ràng và mục tiêu cụ thể. Điều này bao gồm việc hiểu rõ thị trường mục tiêu, nhu cầu của người dùng và xác định các mục tiêu kinh doanh rõ ràng. Các nhà phát triển cần phải có một lộ trình phát triển rõ ràng và linh hoạt để thích ứng với các thay đổi của thị trường và công nghệ. 2. Ngữ Cảnh Dẫn Dắt (Context-driven) Sản phẩm phải phù hợp với ngữ cảnh sử dụng của người dùng. Điều này có nghĩa là sản phẩm phải đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của người dùng trong các tình huống cụ thể. Việc hiểu rõ ngữ cảnh sử dụng giúp các nhà phát triển tạo ra những trải nghiệm người dùng tốt hơn và tăng cường sự gắn kết của người dùng với sản phẩm. 3. Hoạt Động Hiệu Quả (Operational) Hoạt động hiệu quả là một yếu tố then chốt giúp sản phẩm di động đạt được thành công. Điều này bao gồm khả năng xử lý nhanh chóng, độ tin cậy cao và tính...