Cẩm nang tuyển dụng

Duyệt các bài viết được gắn thẻ Cẩm nang tuyển dụng

38 bài viết

Vì sao lương khủng, đãi ngộ tốt vẫn khó tuyển IT?

Vì sao lương khủng, đãi ngộ tốt vẫn khó tuyển IT?

Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và sự ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhu cầu về nhân lực IT ngày càng tăng cao. Mỗi năm có hàng nghìn kỹ sư CNTT tham gia vào thị trường lao động đầy tiềm năng này. Nhưng nghịch lý thay, các công ty vẫn không tìm được nhân sự IT phù hợp. Vậy vì sao tuyển IT khó đến vậy? Những giải pháp nào để giải quyết vấn đề trên? Tất cả sẽ có trong bài viết này! Thực trạng hiện nay của thị trường nhân lực IT Từ trước đến nay, nhu cầu nhân lực ngành CNTT chưa bao giờ “giảm nhiệt”. Theo báo cáo thi trường IT Việt Nam 2022 của Station D, với tốc độ tăng trưởng như hiện nay thì đến năm 2024 thị trường cần 800.000 lập trình viên. Việt Nam sẽ vẫn thiếu hụt 150.000 – 195.000 lập trình viên / kỹ sư hàng năm. Vấn đề này đã tạo nên sức ép to lớn cho các nhà tuyển dụng trong quá trình tìm kiếm nhân tài cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hàng năm vẫn có hơn 50.000 sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành CNTT và cả những bộ phận nhân sự trái ngành tham gia vào thị trường IT. Thế nhưng, để tìm được một ứng viên đáp ứng đủ yêu cầu cả về “lượng” lẫn về “chất” thì không mấy dễ dàng. Nguyên nhân của vấn đề này nằm ở cả ứng viên và doanh nghiệp tuyển dụng. Ở phần tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân của việc vì sao tuyển IT khó và những giải pháp cho vấn đề nan giải này. Vì sao tuyển IT khó?...

By stationd
Sếp nhớ trả lương em gấp 10 nha (phần 5) – làm việc sâu

Sếp nhớ trả lương em gấp 10 nha (phần 5) – làm việc sâu

Focus and deep work là gì và phương pháp rèn luyện kỹ năng N hư đã hứa ở phần 1, phần 5 này mình sẽ dành để chia sẻ sâu hơn về kỹ năng kinh khủng nhất của một kỹ sư CNTT, đó là focus như tia laser và output như mùa lũ về. Bạn có thể xem lại các phần trước tại đây: Sếp nhớ trả lương em gấp 10 nha (phần 1) Sếp nhớ trả lương em gấp 10 nha (phần 2) Sếp nhớ trả lương em gấp 10 nha (phần 3) Sếp nhớ trả lương em gấp 10 nha (phần 4) Cảm hứng để mình viết và talk về chủ đề này là khi may mắn được đọc cuốn sách Deep Work của Cal Newport, mặc dù khái niệm và tầm quan trọng của sự tập trung mình đã có cơ duyên tiếp cận từ trước đó nhiều năm, khi mình có duyên được làm việc chung với một anh bạn khác. Anh bạn này thú vị ở chỗ, anh ta đã tự xây dựng được một skill kinh khủng, có thể master được một vấn đề phức tạp và hoàn toàn hóc búa chỉ trong một thời gian ngắn tính bằng vài ngày hoặc vài tuần tùy theo vấn đề. Master vấn đề ở một cấp độ mà nhiều người mất đến cả vài năm vẫn không thể đạt được tới trình độ đó. Vì sao lại như vậy? Mình tóm lại một số cách ứng phó với vấn đề của anh bạn ấy. 1. Đeo bám vấn đề, gian nan không hề nản Điều này theo mình nhận xét là không dễ chút nào, vì đứng trước khó khăn nếu bạn thực sự “gian nan không hề nản”, thì hiện tại chắc bạn đã khá...

By stationd
Tại sao hồ sơ của bạn chưa được gọi đi phỏng vấn?

Tại sao hồ sơ của bạn chưa được gọi đi phỏng vấn?

Bài viết được sự cho phép của tác giả Lê Tuấn Anh Bạn cảm thấy kĩ năng và kinh nghiệm mình rất phù hợp với vị trí đó, nhưng cuối cùng hồ sơ vẫn không được gọi đi phỏng vấn. Những lúc như vậy có thể khiến bạn cảm thấy nghi ngờ bản thân một tí, hay là mình chưa đủ tốt, chưa đủ giỏi, mình đang làm sai chỗ nào mà ứng tuyển mấy nơi đều chưa thành công. Bài viết này mình chia sẻ đến các bạn những lý do vì sao bạn có thể bị loại khi ứng tuyển để từ đó bạn hiểu rõ vấn đề hơn, nhìn nhận việc ứng tuyển chưa thành công ở một góc nhìn tích cực hơn để tiếp tục ứng tuyển cho những vị trí tiếp theo. Những lý do khách quan (1) Job Description quá chung chung nên nhà tuyển dụng chưa có tiêu chí đánh giá rõ ràng Thật ra có những Job Description viết quá chung chung, không làm rõ được kinh nghiệm, kỹ năng hay bằng cấp mà họ đang cần là gì. Với những Job Description kiểu thế này, khó mà biết được lý do vì sao mà bạn không trúng tuyển vì làm gì có tiêu chí gì đâu để đánh giá. Chính vì tiêu chính đánh giá không rõ ràng, nên việc chọn hay không chọn một cá nhân hoàn toàn có thể dựa theo cảm tính, chính vì vậy bạn bị loại chưa chắc đã là vì bạn không giỏi bằng ứng viên được chọn. Thực tế không phải nhân sự của công ty nào cũng biết cách viết Job Description đúng chuẩn để tìm ra ứng viên phù hợp. Chính vì vậy, ứng viên học cách viết CV thì nhà tuyển...

By stationd
Mẫu bài đăng tuyển dụng IT hiệu quả

Mẫu bài đăng tuyển dụng IT hiệu quả

Việt Nam đã trải qua một năm đầy thách thức khi phải tăng tốc để khôi phục lại nền kinh tế hậu Covid. Bước sang năm 2023, nền kinh tế đứng trước những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, tuy nhiên thách thức vẫn rất lớn trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế thế giới. Đứng trước điều đó, thị trường ngành công nghệ thông tin vẫn vươn lên mạnh mẽ. Dự đoán tốc độ tăng trưởng kinh tế internet bình quân hàng năm của Việt Nam đến năm 2025 lên đến 29% , đứng đầu Đông Nam Á ( theo báo cáo thị trường IT Việt Nam 2022 của Station D ). Điều này đã tạo một động lực to lớn thúc đẩy nhu cầu nhân sự CNTT ở hiện tại và tương lai. Bên cạnh đó, nó còn tạo nên sức ép cho nhà tuyển dụng khi “cung không đủ cầu”, người tìm việc thì quá nhiều nhưng nhân lực có thể đáp ứng thì như “muối bỏ bể”. Vậy nên, để thu hút được những nhân tài hàng đầu trong ngành công nghệ thông tin, nhà tuyển dụng không thể bỏ qua việc lên kế hoạch chi tiết ngay từ những bước đầu tiên. Điều quan trọng nhất chính là mẫu bài đăng tuyển dụng – đó là cách để gửi thông điệp tuyển dụng đến những ứng viên phù hợp. Một bài đăng không mấy thu hút hoặc không rõ ràng vô hình chung trở thành “chiếc phễu hỏng” lọc hết những ứng viên tiềm năng. Vậy, làm sao để có những mẫu bài đăng tuyển dụng IT hiệu quả ? Bạn cần lưu ý những đặc thù gì khi tuyển dụng ngành IT? Mời bạn tham khảo...

By stationd
Cách đăng tin tuyển dụng trên Facebook với 5 tuyệt chiêu tối ưu

Cách đăng tin tuyển dụng trên Facebook với 5 tuyệt chiêu tối ưu

Nhận thấy được tiềm năng bùng nổ mạnh mẽ của các hệ sinh thái trên Facebook, các nhà tuyển dụng đã đang lên kế hoạch tối ưu các hình thức tiếp cận; nhằm tìm kiếm, khai thác và chọn lọc các nguồn ứng viên tài năng nhất. Đó là lý do họ dành một sự quan tâm đúng mực đối với việc làm thế nào để tuyển dụng hiệu quả trên facebook. Bài viết sau đây, Station D sẽ chia sẻ với các bạn các cách đăng tin tuyển dụng trên facebook hiệu quả, những tiêu đề tuyển dụng hấp dẫn,… Tất cả sẽ có trong bài viết sau đây. Mục đích đăng tin tuyển dụng trên Facebook 1. Xây dựng thương hiệu tuyển dụng Việc đăng tin tuyển dụng trên Facebook là một cách tuyệt vời để xây dựng thương hiệu tuyển dụng của công ty. Là một cách hiệu quả để thu hút, kết nối và tạo ấn tượng tích cực đối với ứng viên tiềm năng, đồng thời nâng cao danh tiếng của công ty trên thị trường lao động. 2. Xây dựng cộng đồng vững mạnh Một trong những cách cực kì hiệu quả để gia tăng độ nhận biết tuyển dụng trên Facebook là tạo ra một cộng đồng nơi các ứng viên có cơ hội tìm hiểu về nghề nghiệp cũng như văn hóa công ty bạn. Cách dễ nhất là thiết lập Facebook page chuyên về cơ hội nghề nghiệp và văn hóa doanh nghiệp. Tới đây nếu bạn thắc mắc rằng tại sao không đăng lên những web riêng của công ty như tên-công-ty.career.com để mọi người tiện theo dõi? Station D cho rằng những thông tin đăng tải trên đó thì khá cứng nhắc, đôi khi không được cập nhật thường...

By stationd
PHP: Nhà tuyển dụng cần những gì?

PHP: Nhà tuyển dụng cần những gì?

Bài viết được sự cho phép của tác giả Trần Thị Thu Hà Để tuyển dụng được một lập trình viên tốt, thì các nhà tuyển dụng thường đặt khá nhiều kỳ vọng vào các kỹ năng mà lập trình viên đã tự trang bị được cho mình. Trong bài này, trong lĩnh vực PHP, các nhà tuyển dụng cần gì ở một lập trình viên? Bạn đã chuẩn bị được những kỹ năng gì để đi xin việc tuyển dụng PHP ? 1. Những kỹ năng bắt buộc Nắm chắc kiến thức cơ bản về lập trình web với HTML, CSS (và cả JS thì là tốt nhất) PHP là để lập trình web, mà HTML+CSS(+JS) là bộ cơ sở đi với nhau, và do đó, bạn muốn làm web mà không biết HTML+CSS thì chắc chắn là không thể được. Thực tế, với HTML+CSS bạn không cần phải biết tường tận mọi ngõ ngách, không cần phải siêu đẳng, thế nhưng những thứ thường gặp bạn cần phải nắm rõ. Về ngôn ngữ PHP Bạn làm về PHP, rõ ràng bạn phải hiểu được cơ bản về nó. Cách bạn đặt biến như nào, đặt hàm như nào,… rồi những vấn đề cơ bản như: hiển thị một chuỗi lên HTML bằng PHP như thế nào, PHP kết nối đến DB như là MySQL ra sao,… Bạn có thể lúc nhớ lúc quên, nhưng khi đưa code có sẵn ra bạn phải đọc được và hiểu được, rồi mới tính đến chuyện tự tay code được. 10 PHP Instagram Scripts & Widgets tốt nhất 10 điều bạn cần biết về PHP7 2. Những kỹ năng cạnh tranh để làm lợi thế Nếu bạn đã thành thạo một số kỹ năng dưới đây, ngoài việc tăng khả năng kiếm...

By stationd
Mẫu bảng mô tả công việc lập trình PHP

Mẫu bảng mô tả công việc lập trình PHP

Lập trình PHP có nhiệm vụ chính là xây dựng các ứng dụng cấp doanh nghiệp, quản lí quá trình phát triển ứng dụng bằng PHP, đồng thời tham gia vào toàn bộ quá trình phát triển sản phẩm, từ lên ý tưởng, phân tích, thiết kế đến kiểm tra, vận hành thực tế theo kế hoạch. Hy vọng, Mẫu bảng công việc lập trình PHP này sẽ giúp các bộ phận nhân sự dễ dàng hơn cho việc tuyển dụng những vị trí này. Về lập trình viên PHP: Để thành một PHP Developer giỏi, các lập trình viên cần nắm rõ cấu trúc dữ liệu và giải thuật, kỹ thuật lập trình hướng đối tượng cũng như có kiến thức hoặc kinh nghiệm về framework liên quan như Laravel, Zend, CI, Yii, CakePHP… để cùng tham gia nghiên cứu, thiết kế, phát triển và tích hợp các các giải pháp và hệ thống ứng dụng phục vụ công việc quản trị, vận hành và điều hành cho sản phẩm công ty/ khách hàng. Mẫu bảng công việc lập trình PHP YÊU CẦU CÔNG VIỆC Có kinh nghiệm làm việc với PHP và framework liên quan như Laravel, Zend, CI, Yii, CakePHP. Có kiến thức ứng dụng các CSS và Javascript framework: jQuery, Boostrap… Nắm vững cơ sở dữ liệu MySQL, NoSQL,.. Tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, có thể làm việc dưới áp lực cao và tinh thần trách nhiệm cao. Có sản phẩm thực tế là lợi thế. Kỹ năng tư duy logic và thuật toán tốt, phân tích và giải quyết vấn đề Có khả năng đọc hiểu tiếng Anh chuyên ngành MÔ TẢ CÔNG VIỆC Tham gia phát triển các ứng dụng, nâng cấp và triển khai các sản phẩm phần mềm theo...

By stationd
Làm sao giải quyết nỗi đau của các nhà tuyển dụng IT?

Làm sao giải quyết nỗi đau của các nhà tuyển dụng IT?

Tôi có vài cơ hội được trò chuyện cùng anh Nguyễn Hữu Bình – CEO của Applancer, đơn vị chủ quản Website tuyển dụng lập trình viên Station D.vn . Mặc dù xuất phát điểm là sinh viên khoa Kế toán Kiểm Toán – trường đại học kinh tế, nhưng niềm đam mê lập trình quá lớn nên phần lớn thời gian anh dành cho nó, và gắn bó với nó đến nay cũng hơn 15 năm. Ấn tượng của tôi về anh là người cởi mở, nhiệt huyết, đam mê và có nhiều trăn trở với ngành lập trình Việt Nam hiện nay. Với kinh nghiệm hơn 15 năm hoạt động trong ngành lập trình, kinh qua rất nhiều vị trí từ cấp thấp cho tới quản lý cấp cao, anh Bình hiểu khá rõ về góc nhìn của cả 2 đối tượng là lập trình viên cũng như nhà tuyển dụng lập trình. Theo anh, các nhà tuyển dụng trên thị trường hiện đang làm gì để thu hút các nhân tài về phía công ty của mình? Một tech event chia sẻ công nghệ đến cộng đồng lập trình là một trong các cách employer branding tốt Hầu hết các công ty công nghệ hiện nay luôn có xu hướng cạnh tranh nhau về mặt lương bổng để tìm kiếm và mời các lập trình viên giỏi nhất đầu quân vào tổ chức của mình. Họ sẵn sàng chi trả mức lương hấp dẫn, thậm chí là “phá giá” cốt chỉ để thu hút lập trình viên tài năng. Một số các công ty công nghệ sẵn lòng trả mức lương cao hơn so với thị trường và cam kết tăng tới 20% lương cho các ứng viên có 2 năm kinh nghiệm đi kèm với đó...

By stationd
Phân tích 80+ email từ chối ứng tuyển vào vị trí lập trình viên Python và kết quả không ai ngờ đến!

Phân tích 80+ email từ chối ứng tuyển vào vị trí lập trình viên Python và kết quả không ai ngờ đến!

Không lúc này thì lúc khác, mỗi người chúng ta sẽ nhận được vài cái mail từ chối xin việc thôi. Bạn biết đấy, những mail như vậy thường bắt đầu với câu “Cảm ơn bạn đã quan tâm” và kết thúc với những giấc mơ tan vỡ, dập tắt mọi hy vọng đẹp đẽ vốn có. Xin lỗi, có vẻ tôi hơi cực đoan một chút. Tuy nhiên, việc nhận được mail từ chối là một trải nghiệm không dễ dàng gì. Có thể bạn quan tâm: Giao tiếp hiệu quả giữa các Microservice Cloud-Native Microservices Với TIBCO: Khám phá dịch vụ bằng cách sử dụng Consul Tìm việc làm python nhiều vị trí Tin tôi đi, tôi hiểu rõ lắm! Vì sao ư? Vì tôi đã nhận được hơn 80 email từ chối công việc trong năm qua khi đăng ký làm thực tập sinh. Những con số sau sẽ cho bạn rõ tình trạng của tôi trước khi chúng ta vào vấn đề chính nhé! Số công ty nộp đơn 234 Hồi âm 93 Từ chối 90 Offer 3 Điều đáng chú ý là, ít nhất là cho chương trình thực tập sinh, việc không nhận được phản hồi thường rất ít gặp. Trên thực tế, hơn 60% công ty mà tôi ứng tuyển đều không thấy phản ứng gì. Theo tôi, điều này đáng lo ngại hơn nhiều so với việc nhận được câu trả lời “không” rõ ràng. Ít nhất trong trường hợp đó, chúng ta sẽ tiếp tục tìm kiếm công ty khác thay vì tiếp tục hy vọng trong vô vọng. Nhưng thử tưởng tượng xem, sau khi nghe từ “không” đến tận 80 lần, theo tự nhiên, bạn sẽ sinh ra một cảm giác “đối kháng”. Chính sự đối kháng ấy cùng...

By stationd
Tips lời khuyên giúp nhà tuyển dụng phỏng vấn ứng viên hiệu quả

Tips lời khuyên giúp nhà tuyển dụng phỏng vấn ứng viên hiệu quả

Tuyển dụng và phỏng vấn ứng viên không còn quá xa lạ. Vì nó là công việc đặc thù không riêng ngành nhân sự . Quan trọng nhất vẫn là sự phù hợp dựa vào sự đánh giá của nhà tuyển dụng. Để giúp bạn tự tin hơn, Station D sẽ chỉ ra một vài điều quan trọng cần ghi nhớ khi bạn thực hiện một cuộc phỏng vấn. Hãy giữ một tâm trí cởi mở Điều đầu tiên là giữ một tinh thần thoải mái. Điều này đảm bảo tất cả các bên tham gia vào quá trình tuyển dụng đạt hiệu quả cao nhất. Hãy tiếp cận cuộc phỏng vấn như cách tự tạo cho mình một cơ hội. Nhân sự có thể cảm nhận hướng sẽ học được nhiều điều từ họ. Một cuộc phỏng vấn thành công phải đạt được hiệu quả tương tác ở cả hai chiều. Và tất nhiên không nên có chỗ cho những phán xét. Đừng quá lo lắng! Và hãy bắt đầu cuộc phỏng vấn bằng một thái độ tích cực, một tâm trí cởi mở, lạc quan nhất. Chia sẻ những mối quan tâm chung của ứng viên; đặt ra những câu hỏi tương tác là cách mở đầu khá hoàn hảo. Vì nó vừa làm dịu đi bầu không khí căng thẳng của buổi phỏng vấn. Đơn gian vì nó vừa tạo ra sự kết nối ban đầu – đó là yếu tố quan trọng. Tập trung vào ứng viên Người phỏng vấn có thể nghiên cứu hoặc nắm được những thông tin cơ bản. N hưng phải chính xác về các ứng viên. Việc nhà tuyển dụng nắm các thông tin của các ứng viên trước đó sẽ giúp khoanh vùng và giới hạn một số ứng viên...

By stationd
Sếp nhớ trả lương em gấp 10 nha (phần 1)

Sếp nhớ trả lương em gấp 10 nha (phần 1)

Tăng lương em nha sếp vì một mình em code bằng 10 người ấy ạ. Làm sao để trở thành một engineer có công lực gấp mười lần hiện nay? Làm sao để trở thành một engineer có công lực gấp mười lần hiện nay? Có 7 cấp độ để các bạn luyện tập mà đảm bảo chính các bạn sẽ bất ngờ về chính mình sau vài tháng nhìn lại. 1. Đả thông tư tưởng – nuôi dưỡng niềm đam mê Ông bà ta có câu nói Tư tưởng không thông, vác bình không cũng nặng Câu tục ngữ nói lên nhiều điều. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bạn sẽ làm việc hiệu quả nhất với các vấn đề mà bạn cảm thấy hứng thú. Nếu đang làm việc mà bạn cảm thấy không hứng thú, bạn sẽ rất dễ bị xao nhãng, như đang ngồi học bài hay làm việc mà nghĩ đi tới Vũng Tàu, Nha Trang, nghĩ tới cuối tuần sẽ làm gì, nên đi chơi ở đâu… Các bạn thấy quen không? Theo bạn thì bạn có thể trở nên xuất sắc trong lĩnh vực của mình nếu tình trạng này thường xuyên diễn ra không? Có một số cách để bạn có thể vượt qua được điều này. Nếu bạn còn là sinh viên, hãy tìm hiểu kỹ hơn về ngành nghề mà bạn đang theo đuổi để biết những gì có thể chờ đón bạn ở phía trước. Bạn còn những lựa chọn nào khác, nên làm gì là tốt nhất ở thời điểm hiện tại? Một khi đã xác định rõ việc mình cần phải làm, thì hãy hết lòng với nó. Tất nhiên nói thì dễ, làm mới khó. Mình tặng bạn các phương pháp chuyên sâu hơn được...

By stationd
Đàm phán và thương lượng không khó như bạn nghĩ?

Đàm phán và thương lượng không khó như bạn nghĩ?

Đàm phán và thương lương đều là những kỹ năng quan trọng. Thông qua việc đàm phán, thương lượng, các giá trị của bản thân bạn sẽ được bộc lộ một cách tốt nhất. Đối với các freelancer IT , Senior Developer hay bất kỳ vị trí tuyển dung it nào, bạn cũng cần kỹ năng này. Thế nhưng, nhiều người luôn e ngại về thể hiện mình. Hoặc thậm chí là họ chưa thật sự nắm bắt tốt kỹ năng này. Cùng Station D tìm hiểu về bí quyết đàm phán và thương lượng thật chất lượng. Áp dụng Quy tắc 51/49 Hiểu một cách đơn giản, quy tắc này cần bạn đảm bảo mang lại ít nhất 51% giá trị thực tế cho một mối quan hệ. Xem thêm các việc làm về tuyển dụng Data Scientist Đàm phán – Pic1 Việc xây dựng và thiết lập một mối quan hệ đòi hỏi rất nhiều yếu tố. Đó có thể là giao tiếp giữa freelancer it với các khách hàng doanh nghiệp; trao đổi về các lợi ích; đàm phán những rủi ro – thách thức có thể đối mặt,… Bạn hãy thật linh hoạt, thông minh và cân nhắc xem xét và cố gắng mang lại cho đối tác nhiều lợi ích hơn . Điều này có ý nghĩa quan trọng để duy trì một mối quan hệ lâu dài. Chấp nhận “đứng thấp hơn 1 bậc” so với đối tác sẽ là một chiến lược thông minh. Vì khi những gì bạn thỏa thuận giữa freelancer it với khách hàng có xảy ra những phát sinh bất cập từ công ty. Và việc chịu trách nhiệm sẽ không hoàn toàn là do bạn. V à lúc này tiếng nói của bạn có sức nặng hơn. Dấu...

By stationd