Thị Trường
Phân tích xu hướng, báo cáo lương, startup gọi vốn – bức tranh tiền bạc & cơ hội nghề nghiệp cho dân công nghệ Việt.
56 bài viết

Người mới bắt đầu nên học ngôn ngữ lập trình nào?
Sinh viên CNTT nên học ngôn ngữ lập trình nào? Một câu hỏi thường gặp của đa số bạn trẻ mới “dấn thân” vào ngành lập trình. Có thể thấy, trong bối cảnh công nghệ đang phát triển mạnh mẽ, học ngôn ngữ lập trình đang trở thành một xu hướng không thể bỏ qua. Tuy nhiên, việc lựa chọn ngôn ngữ lập trình nào để học trong hơn 200 ngôn ngữ là điều nhiều người đắn đo. Vì vậy, trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các lợi ích của việc học ngôn ngữ lập trình và đưa ra những gợi ý hữu ích để giúp bạn lựa chọn ngôn ngữ lập trình phù hợp nhất. Bắt đầu thôi nào! Ngôn ngữ lập trình có khó học như bạn tưởng? Học ngôn ngữ lập trình giống như việc học ngoại ngữ, đòi hỏi bạn phải nỗ lực, kiên trì rất nhiều. Mỗi ngôn ngữ lập trình sẽ có những quy luật riêng, cách code khác nhau, tùy vào bạn chọn ngôn ngữ nào để học. Để nói một môn ngữ lập trình dễ hay khó học còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm ngôn ngữ bạn học là gì, mục đích của việc học, phương pháp học như thế nào,… Nếu bạn chưa từng học lập trình trước đây, việc bắt đầu học ngôn ngữ lập trình mới có thể gặp một số khó khăn. Còn nếu bạn đã có kinh nghiệm về lập trình hoặc đã học một số ngôn ngữ lập trình trước đó, việc học một ngôn ngữ mới có thể dễ dàng hơn nhiều. Bên cạnh đó, phương pháp học tập cũng có vai trò quan trọng trong việc học ngôn ngữ lập trình. Nếu bạn sử dụng các...

Giữ lửa đam mê học lập trình : Câu chuyện không của riêng ai
Bài viết được Station D tổng hợp ghi chép từ lời khuyên của những expert trong công đồng lập trình tại Việt Nam, hy vọng sẽ góp một phần thêm động lực cho việc học hỏi thêm cái mới. Như bạn biết đó, trong ngành lập trình này chúng ta luôn phải học hỏi và vận động, chỉ cần bạn dừng lại một chút thì đã tụt lại sau khá nhanh. Ngoài ra, càng lớn tuổi, càng nhiều năm kinh nghiệm thì bạn lại càng mất đi động lực để học vì nhiều lý do khác nhau, đây cũng là vấn đề gây nên lên các tranh luận sôi nổi trong cộng động lập trình. Nhưng dù sao đi nữa, thì tôi biết chắc một điều rằng: Nếu bạn gắn bó với cái gì đó và luôn sẵn sàng tò mò tìm hiểu, thì bạn sẽ luôn học được điều mới mẻ từ chúng. Tôi không giải thích được tại sao. Nó chỉ hiệu quả như thế thôi. Lý do duy nhất để không hiệu quả đó là không còn hứng thú, đam mê và động lực nữa, điều này là rất dễ xảy ra. Đối với nhiều người họ có những thứ có thể thúc đẩy họ và giúp họ giữ lửa, thì cũng sẽ có những thứ làm họ thụt lùi. Nó có thể xuất phát từ những sự bất an hoặc từ bỏ, nhưng quy cho cùng thì nó vẫn tồn tại. Để vượt qua những trở ngại này, bạn phải biết cách học những cái bạn cần học. Lập trình là những chuỗi ngày bất ngờ không hồi kết cho đến khi bạn nhìn lại và nhận ra mình là một dev có kinh nghiệm . Quá trình code cần một người cứng rắn mỗi khi...

Con đường ngắn nhất để trở thành lập trình viên? Review FPT Aptech
Làm thế nào để bạn có thể gia nhập vào thị trường việc làm Công nghệ thông tin – Lập trình phần mềm đang vô cùng sôi động và luôn khát nhân lực? Hướng đi nào tốt nhất, học ở đâu hiệu quả? FPT Aptech – Hệ thống đào tạo Lập trình viên quốc tế với hơn 23 năm kinh nghiệm, liệu có phải lựa chọn tin cậy? Theo Báo Cáo Thị trường IT Việt Nam 2022 của Station D , dự kiến từ năm 2022 – 2024, Việt Nam sẽ thiếu hụt 150.000 – 195.000 lập trình viên/năm, và nhu cầu nhân lực vẫn còn tiếp tục tăng cao trong những năm tới. Sự thiếu hụt này xuất phát từ sự chênh lệch giữa trình độ của lập trình viên với yêu cầu của doanh nghiệp. Bởi vậy mà việc nỗ lực trau dồi những kỹ năng cần thiết cũng như việc chọn lựa môi trường học tốt để trở thành một Lập trình viên đáp ứng yêu cầu thực tế là vô cùng quan trọng. Trả lời cho câu hỏi đưa ra ở đầu, thông thường, sẽ có 3 con đường học Lập trình phổ biến, điển hình như: học chính quy đại học/cao đẳng (3 – 4 năm), đơn vị đào tạo ngắn hạn (6 tháng – 2 năm), tự học online (không giới hạn thời gian),.. Mỗi con đường đều có ưu và nhược điểm riêng, trước khi lựa chọn bạn cần đánh giá vào các yếu tố như: giáo trình học, chương trình học có cập nhật mới nhất không? Đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm thực chiến không? Đơn vị đào tạo có bề dày kinh nghiệm, có tiếng trong lĩnh vực không? Vậy Hệ thống Đào tạo Lập trình viên quốc tế...

5 câu hỏi phỏng vấn Ruby on Rails Developer hay, thường gặp
Ruby on Rails từ lâu đã được xem như viên hồng ngọc trong giới ngôn ngữ lập trình, vậy phỏng vấn Ruby on Rails có gì khó? Bài viết này, với 5 câu hỏi ở phần 1 mong muốn đem tới cho anh em một số câu hỏi cơ bản phỏng vấn Ruby on Rails. Ở các phần tiếp theo sẽ đi sâu hơn vào từng phần và các phần kiến thức cần nắm chắc. Ruby on Rails là như này sao? Bắt đầu thôi nào anh em! Còn chần chừ gì nữa mà không đi hái quả ngọt! 1. Sub-directory app/controllers và helper Câu hỏi đầu tiên phỏng vấn Ruby on Rails là khái niệm cơ bản về sub-directory. Trả lời cho câu hỏi này: App/controllers – Phần này xử lý web request từ user, đưa tới controller. Các thư mục con (sub-directory) là nơi Rails tìm kiếm các Controller class. App/helpers – Các thư mục con app/helper classs sử dụng để hỗ trợ cho view, model và các class controller khác. Một số câu hỏi anh em có thể chuẩn bị thêm trong phần này: Sự khác biệt giữa String và Symbol trong Rails? Rails Active Record là gì trong Ruby on Rails? Làm thế nào để xây dựng social network bằng Ruby on Rails Mẫu bảng mô tả công việc lập trình Ruby on Rails 2. Rails Migration có những tính năng nào? Câu hỏi thứ hai phỏng vấn Ruby on Rials liên quan tới kinh nghiệm thức tế của ứng viên khi làm việc với Ruby on Rails. Phần này anh em cứ nêu ra chính xác các function đã sử dụng với Migration trong Ruby on Rails. Đơn cử có thể liệt kê một số tính năng như sau: create_table(name, options) drop_table(name) rename_table(old_name, new_name) add_column(table_name,...

Tôi học lập trình không phải vì lương 4000 USD
Bài viết được sự cho phép của tác giả Nguyễn Việt Hưng Không ít học sinh phổ thông từng thắc mắc học môn lập trình để làm gì? Có phải vì mức lương 4000 USD của sinh viên mới ra trường mà nhiều người hay nhắc đến khi nói về lập trình viên. 10 câu nói cực hay về lập trình 10 lý do cho thấy tại sao bạn nên theo học ngôn ngữ lập trình Java Hôm nay mình đọc một bài trên Facebook nói về lí do Tại sao bạn học lập trình? , trong đó có 1 lí do được nhắc đi nhắc lại rất nhiều đó là có một tương lai tươi sáng với mức lương khởi điểm khi ra trường 4000 USD. Bài này nói lên quan điểm của mình về việc học lập trình để làm gì. Mình cũng giống các bạn trong clip trên, đều là học sinh cấp 3, đều có không ít thì nhiều kiến thức về lập trình nhưng mình thấy các bạn đang có phần ảo tưởng về ngành lập trình. Mình tiếp xúc với không ít lập trình viên chuyên nghiệp, nên không còn lạ gì những nỗi khổ của ngành này: trĩ lòi, mắt mờ, đau lưng, cột sống, stress, deadline, đau dạ dày, trầm cảm… Những người ngoài chỉ nhìn vào họ những lúc họ khoe lương nhưng đâu có nhìn thấy lúc họ làm việc. Trên các loại báo xàm ke của Việt Nam và các bà hàng xóm, nghề lập trình thường xuyên được nhắc đến trong các chủ đề như: “những công việc lương cao nhất”, “những công việc không sợ thiếu việc làm lương cao trong 5 năm tới”, blabla … ; nhưng sự thực có phải vậy không ? Công việc...

Chân dung lập trình viên Việt Nam năm 2023 – Thời đại của GenZ & Millennials
Theo “ Báo Cáo Thị Trường IT Việt Nam 2023 – Vietnam Tech Talents Report ” của Station D , hầu hết các lập trình viên đều thuộc thế hệ GenZ & Millennials. Vì vậy, việc tìm hiểu sâu về sở thích, hành vi, tương tác xã hội, và đặc điểm nhân khẩu học của họ trở nên vô cùng quan trọng đối với các nhà tuyển dụng. Điều này giúp họ điều chỉnh chiến lược tuyển dụng của mình để phù hợp với xu hướng tuyển dụng đa thế hệ hiện nay. Cùng Station D khám phá chân dung của lập trình viên Việt Nam năm 2023 dưới bài viết này bạn nhé! Độ tuổi và giới tính Độ tuổi chiếm ưu thế trên thị trường hiện nay là từ 20 đến 34 tuổi. Nhóm tuổi có tỷ lệ cao nhất là 20 – 24 tuổi (29,8%) , tiếp theo là nhóm tuổi 25 – 29 (26,2%). Hiện tại, số lượng lập trình viên ở Việt Nam ở độ tuổi trẻ chiếm đa số với 56% ở độ tuổi 20 – 29 tuổi. Điều này đã phản ánh về lực lượng lao động chủ đạo trong ngành IT những năm gần đây đa phần đến từ thế hệ GenZ & Millennials . Thế hệ này thường tìm kiếm sự cân bằng lý tưởng giữa công việc và cuộc sống, quan tâm nhiều hơn đến thông tin về công ty, và mong muốn tham gia tích cực vào quá trình phát triển sản phẩm. Vậy nên, việc xây dựng chiến lược tuyển dụng những tài năng thế hệ GenZ & Millennials là một yếu tố quan trọng các nhà tuyển dụng trong lĩnh vực IT cần tập trung. Về sự phân hóa độ tuổi trong ngành lập trình, nam giới...

Có còn nên học Công nghệ thông tin thời điểm hiện tại?
Người viết: Phiêu Vũ Tôi không khuyên bạn bỏ học đại học giống như Bill Gates, nhưng với một ngành đặc biệt như công nghệ thông tin, bí quyết thành công không phải là tấm bằng đại học, mà là một điều khác… Aspires Minds National Employment (AMNE), một công ty chuyên đánh giá năng lực nhân sự toàn cầu, mới đây vừa phát hành một báo cáo về thực trạng năng lực kĩ sư ngành IT trên thế giới, báo cáo xoay quanh năng lực các kĩ sư CNTT của Hoa Kỳ, Trung Quốc và Ấn Độ; 3 quốc gia có tỉ trọng nhân lực lớn nhất trong ngành lập trình phần mềm. Những số liệu gây sốc… Việc chính của lập trình viên là viết mã, tất nhiên; báo cáo AMNE chia năng lực lập trình ra làm nhiều cấp độ, từ cấp cao nhất là viết mã hoàn hảo, viết mã với một chút cẩu thả, viết mã nhiều lỗi; cho đến cấp kém nhất là … viết không nổi đoạn mã ra hồn. Yêu cầu tưởng như đương nhiên “viết mã đúng chức năng và đúng logic đã mô tả”; chỉ 2,1% lập trình viên Trung Quốc đạt yêu cầu này, con số của Mỹ là 18,8%. Yêu cầu được “hạ chuẩn” một chút, chỉ cần viết mã đúng, có thể có một ít lỗi hiếm; thêm 15,3% lập trình viên của Mỹ đạt yêu cầu còn Trung Quốc chỉ thêm được 0,5% mà thôi. Mức độ giữa giữa, lập trình ở trình độ cơ bản, phạm nhiều lỗi cơ bản: 81% lập trình viên Trung Quốc, 61,8% lập trình viên Mỹ. Có đến 10,4% kĩ sư IT người Trung Quốc bị đánh giá là lập trình kém, không viết nổi một đoạn mã; con số...

Lương IT đi Nhật có thể lên đến 165 triệu/tháng
IT đi Nhật không còn là gì xa lạ trong ngành vì mức lương khi làm lập trình viên tại Nhật khá cao, lên đến 165triệu/tháng. Theo số liệu của Bộ Kinh tế công thương Nhật Bản (METI), đến năm 2020, Nhật Bản thiếu khoảng 50.000 nhân lực CNTT. Theo khảo sát của Cơ quan xúc tiến CNTT Nhật Bản (IPA), trong 5 năm gần đây, có trên 60% doanh nghiệp Nhật khẳng định thiếu và rất thiếu nhân lực CNTT. Đặc biệt là tình trạng “rất thiếu nhân lực” CNTT đang gia tăng mạnh mẽ, nếu trong năm 2009, chỉ có 5% các doanh nghiệp Nhật Bản trả lời “rất thiếu nhân lực” CNTT thì đến năm 2013, con số này là 19%, tăng gấp gần 4 lần. Tính lương chuẩn với công cụ tính lương gross – net tại Station D Tình trạng khan hiếm nguồn nhân lực IT ở các công ty Nhật đã buộc các công ty thực hiện giải pháp “nhập khẩu lập trình viên”, và Việt Nam được xác định là một trong những nguồn cung cấp nhân lực IT chủ lực cho các công ty Nhật, bởi chất lượng nhân lực IT Việt được đánh giá là khá tốt cùng với đó là sự tương đồng về văn hóa Nhật – Việt nên ngày càng có nhiều lập trình viên Việt Nam sang Nhật làm việc. Làm lập trình viên ở Nhật được gì? Sức hút từ thị trường việc làm IT tại Nhật đến từ mức thu nhập cao, chất lượng công việc được đảm bảo, những trải nghiệm về văn hóa mới, gặp gỡ những con người mới và tích lũy thêm những hành trang kiến thức vô cùng quý giá trong thời gian làm việc ở Nhât: Tích lũy được...