Kỹ Năng Mềm
Chuyện giao tiếp, teamwork, quản lý thời gian… tất tần tật kỹ năng bên ngoài dòng lệnh để developer tỏa sáng như người đa‑zi‑năng.
147 bài viết

Bí quyết deal lương giúp bạn “lật bài ngửa” với nhà tuyển dụng
Deal lương được xem là một thách thức lớn nhất trong buổi interview . Vì việc deal lương như là một điểm nhấn quan trọng. Cùng với các hệ giá trị về năng lực như sự tin tưởng – ấn tượng ban đầu, bản lĩnh cá nhân,…deal lương sẽ là phần chốt lại quá trình phỏng vấn. Chắc bạn sẽ không xa lạ gì với câu hỏi: “Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?” Đây là câu hỏi được nhà tuyển dụng dùng để đánh giá toàn diện hơn về một ứng viên. Liệu bạn đã có những kỹ năng deal lương cần thiết để đáp trả nhà tuyển dụng chưa? Qua bài viết sau đây, Station D sẽ chia sẻ cho bạn bí quyết deal lương hiệu quả, giúp bạn “lật bài ngửa” những nhà tuyển dụng khó nhằn nhất. Tổng quan về lương Gross – lương Net Trước khi bắt đầu tìm hiểu những bí quyết đàm phán về lương bổng, bạn cần nắm những kiến thức cơ bản về 2 loại lương sau: Lương gross và lương net. Lương Gross là phần tổng thu nhập của người lao động. Nó bao gồm cả các khoản đóng bảo hiểm và thuế. Mức lương thực nhận của người lao động sẽ phải trích ra một phần để đóng bảo hiểm và nộp thuế thu nhập cá nhân. Lương Net là lương thực nhận của người lao động sau khi đã trừ hết các khoản chi phí bảo hiểm và thuế thu nhập cá nhân. Xem xét thực tế, nhiều người nghĩ lương Net có lợi hơn. Tuy nhiên, khi nhìn vào thực tế khi chúng ta quy đổi lương Net sang Gross và ngược lại, số tiền người lao động nhận được không đổi. Dù bạn thỏa thuận với...

Bật mí 10 câu hỏi phỏng vấn Magento Developer hay và khó
Thương mại điện tử đang phát triển bùng nổ trong thời đại số hóa hiện nay, bạn dễ dàng có thể tìm kiếm bất kỳ sản phẩm nào trên Internet. Sự phổ biến đó phần lớn là nhờ sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng xây dựng website thương mại điện tử và Magento là một đại diện tiêu biểu trong đó. Lập trình website e-commerce dựa trên nền tảng Magento đang là một công việc hấp dẫn hiện nay với nhu cầu khá lớn, bài viết hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu top 10 câu hỏi phỏng vấn Magento Developer thường gặp nhé. Câu 1: Website thương mại điện tử là gì? E-commerce (Electronic commerce) hay Thương mại điện tử chỉ việc các công ty, cá nhân thực hiện việc kinh doanh thông qua Internet. Thương mại điện tử chú trọng đến việc mua bán trực tuyến, cho phép các doanh nghiệp kết nối hệ thống dữ liệu bên trong và bên ngoài một cách hiệu quả và linh hoạt; hợp tác chặt chẽ hơn với các nhà cung cấp và đối tác, qua đó có thể thỏa mãn tốt hơn nhu cầu và sự mong đợi của khách hàng. Website thương mại điện tử là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại điện tử từ mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, giới thiệu sản phẩm, kết hợp thanh toán và các dịch vụ sau bán hàng khác. Chức năng của một website E-commerce bao gồm cả việc giúp người bán (cung cấp dịch vụ) dễ dàng quản lý nhiều thành phần của quy trình bán hàng trực tuyến, cung cấp trải nghiệm mua sắm tối ưu...

CV chuẩn ATS là gì? Bí kíp đậu phỏng vấn với CV chuẩn ATS
CV là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định việc bạn có được nhận vào công việc hay không. Trong thời đại công nghệ, các hệ thống quản lý ứng viên (ATS) đang được sử dụng rộng rãi để sàng lọc CV giúp tinh gọn quy trình tuyển dụng cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo một khảo sát của Glints, chỉ có khoảng 33% người tham gia khảo sát biết đến ATS là gì. Do đó, đây sẽ là một rào cản khiến các ứng viên không thể đi sâu vào các cuộc phỏng vấn với doanh nghiệp. Vì vậy, bài viết này Station D sẽ giải thích chi tiết CV chuẩn ATS là gì và cách để viết CV theo chuẩn ATS. ATS là gì? CV chuẩn ATS là gì? ATS là viết tắt của “Applicant Tracking System” , đây là một hệ thống phần mềm được sử dụng bởi nhiều công ty và doanh nghiệp để quản lý quá trình tuyển dụng và xử lý các đơn ứng tuyển từ ứng viên. ATS giúp tự động hóa quá trình sàng lọc và phân loại CV, giúp tiết kiệm thời gian và tài nguyên cho nhà tuyển dụng. CV chuẩn ATS (Applicant Tracking System) là một phiên bản của sơ yếu lý lịch hoặc hồ sơ cá nhân được định dạng và viết một cách cẩn thận để tương thích với hệ thống ATS mà nhiều công ty sử dụng để quản lý quá trình tuyển dụng. Mục tiêu của một CV chuẩn ATS là làm cho thông tin cá nhân và kinh nghiệm của bạn dễ dàng được quét và xử lý bởi hệ thống ATS mà không gặp vấn đề về định dạng hoặc thiếu thông tin. Hệ thống ATS sẽ hoạt động như...

Viết Thư Từ Chối Phỏng Vấn Bằng Tiếng Anh Như Thế Nào Cho Chuyên Nghiệp?
Sau khi đã nhận được kết quả ứng tuyển thành công vào một công ty, có thể bằng nhiều lý do khác nhau mà bạn cảm thấy mình không thể tiếp nhận phỏng vấn vị trí đó như dự định, làm sao để có thể từ chối một cách lịch sự nhất? Đặc biệt, trong một số trường hợp, bạn còn phải viết thư bằng tiếng anh, vậy đâu là cách viết thư từ chối phỏng vấn bằng tiếng Anh chuyên nghiệp và khéo léo? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin về vấn đề này. Cách viết thư từ chối phỏng vấn bằng tiếng Anh Cấu trúc cần có khi viết thư từ chối phỏng vấn bằng tiếng Anh Cũng như cách bạn nộp đơn ứng tuyển vào công ty, khi viết đơn từ chối bất cứ vị trí nào cũng hãy thể hiện một nội dung chuyên nghiệp với bố cục rõ ràng. Nó sẽ giúp bạn xây dựng được ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng và biết đâu bạn có thể quay lại công ty ở một vị trí khác trong tương lai. Trên hết, nó giúp tiết kiệm thời gian và công sức chờ đợi của cả hai phía. Theo đó, bố cục email sẽ gồm có: Xem thêm các việc làm PHP lương cao trên Station D Tiêu đề email: Có 2 cách để bạn viết thư từ chối nhà tuyển dụng. Nếu bạn trả lời trực tiếp trên email mời phỏng vấn nhà tuyển dụng gửi đến thì không cần có tiêu đề. Trong trường hợp bạn viết một email mới, cần viết tiêu đề một cách ngắn gọn, rõ ràng, khái quát được mục đích bạn viết bức thư này. Chẳng hạn “Thank you for the interview...

Top 5 câu hỏi phỏng vấn System Admin và cách trả lời ghi điểm
System Admin hay quản trị viên hệ thống là những người chịu trách nhiệm thiết lập và bảo trì hệ thống máy tính, đặc biệt là máy chủ trong mạng của công ty; đảm bảo hệ thống hoạt động, vận hành một cách trơn tru và an toàn. Với vai trò quan trọng đó thì các nhà tuyển dụng luôn ưu tiên những ứng viên có kinh nghiệm và kiến thức tốt, với đòi hỏi cao khi phỏng vấn. Bài viết hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn vị trí System Admin thường gặp để có thể chuẩn bị tốt nhất nhằm chinh phục được nhà tuyển dụng nhé. Công việc và trách nhiệm của một System Admin System Admin có vai trò quan trọng trong một tổ chức/công ty không hề thua kém bất kỳ vị trí nào khác. Nói vui thì nếu System Admin đang làm việc thì lúc đó tất cả các bộ phận khác phải dừng lại để chờ hoạt động của hệ thống được khắc phục. Cụ thể thì trách nhiệm và công việc của quản trị viên hệ thống gồm: Bảo đảm an ninh mạng và internet Bảo đảm hệ thống vận hành trơn tru, hiệu quả Hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình vận hành Khắc phục, sửa chữa lỗi hệ thống Nghiên cứu và đề xuất phương án phát triển các hệ thống mạng System Admin là gì? Mô tả công việc vị trí System Administrator Top 4 câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn vị trí System Administrator và câu trả lời chi tiết VPS là gì? Nên chọn Hosting hay VPS cho công ty/ doanh nghiệp sử dụng VPS Virtual Private Server là máy chủ riêng ảo được phân tách và chia sẻ tài...

Kinh Nghiệm Phỏng Vấn Tester Thành Công Được Áp Dụng Nhiều Nhất
Tester là công việc liên quan đến kiểm thử các phần mềm. Sự phát triển của công nghệ thông tin đã giúp ngành tester có được chỗ đứng vững chắc của riêng mình. Nhiều người lựa chọn theo đuổi công việc tester nhờ mức lương hấp dẫn và công việc thú vị. Vậy làm thế nào để ứng tuyển thành công vị trí tester khi số lượng ứng viên vẫn đang ngày một nhiều lên? Tìm hiểu thêm kinh nghiệm phỏng vấn tester hay ho với bài viết này nhé. Kinh Nghiệm Phỏng Vấn Tester Thành Công Được Áp Dụng Nhiều Nhất Công việc tester là làm gì? Tester được biết đến là công việc liên quan đến kiểm định và thử nghiệm chất lượng phần mềm. Các hoạt động của tester nhằm bảo đảm sản phẩm cuối cùng đến tay khách hàng sẽ hoạt động suôn sẻ và không gây ra bất cứ lỗi hay kết quả không mong đợi nào. Một tester khi kiểm định phần mềm cần tìm ra những lỗi, lỗ hổng và các yêu cầu không đúng với thực tế để có cách khắc phục kịp thời cùng đội ngũ devs. Đa phần các tester hiện nay có thể làm việc với những công cụ hỗ trợ việc test tự động. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, việc kiểm tra thủ công bằng mắt cũng có thể được thực hiện để đảm bảo không có lỗi nào bị bỏ qua khi kiểm tra bằng máy. Một tester giỏi không chỉ đảm bảo thực hiện việc kiểm tra quy trình chất lượng sản phẩm, kiến thức chuyên môn mà còn có khả năng chỉnh sửa những lỗi sai mà mình phát hiện. Những kinh nghiệm phỏng vấn tester hay ho mà các kiểm định viên phần...

Top 7 câu hỏi phỏng vấn Security Engineer thường gặp
Vấn đề bảo mật luôn là một thách thức lớn cho các công ty, tổ chức hiện nay; vì thế các công ty IT luôn ưu tiên tìm kiếm vị trí Security Engineer có kinh nghiệm với mức đãi ngộ cao. Bài viết hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu những câu hỏi phỏng vấn vị trí Security Engineer thường gặp nhé. 1. Công việc của một Security Engineer là gì? Security Engineer – kỹ sư bảo mật hay Security Specialist – chuyên gia bảo mật là một công việc giúp bảo vệ hệ thống máy tính khỏi các tấn công từ bên ngoài và đề phòng, hạn chế, khắc phục những lỗi xảy ra từ bên trong. Việc bảo mật trong một tổ chức bao gồm nhiều lĩnh vực như mạng (network), thông tin (information), hệ thống (system),… và nhiều vai trò công việc như khắc phục sự cố (Ttroubleshooting), quản trị (administration), phân tích (analyst), kiểm tra (testing),… Công việc của một kỹ sư bảo mật thường bao gồm những đầu việc dưới đây: Phát triển các giao thức bảo mật Kiểm tra lỗ hổng hệ thống Thực hiện và nâng cấp các biện pháp bảo mật Duy trì hệ thống an ninh Điều tra vi phạm an ninh 2. Lỗ hổng hệ thống (Vulnerability) là gì? Lỗ hổng hệ thống (Vulnerability) là một điểm yếu của hệ thống mà thông qua đó, những kẻ xâm nhập hoặc các lỗi có thể lợi dụng tấn công hệ thống. Nếu việc kiểm thử an ninh hệ thống không được thực hiện một cách nghiêm ngặt, kĩ càng thì lỗ hổng ngày có nguy cơ càng ngày càng trầm trọng hơn. Vì vậy cần phát hiện sớm và có những bản vá lỗi kịp thời. Ngoài lỗ hổng hệ...

Bí kíp vượt qua 7 câu hỏi phỏng vấn UI/UX Designer thường gặp
Bạn muốn trở thành một UI/UX Designer và đang chuẩn bị cho buổi phỏng vấn tuyển dụng? Chắc hẳn bạn đã hiểu rằng, phỏng vấn là bước quan trọng để có thể đạt được mục tiêu nghề nghiệp của mình. Tuy nhiên, để vượt qua được buổi phỏng vấn UI/UX Designer, bạn cần có những kinh nghiệm và kiến thức vững chắc về lĩnh vực này. Để giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho buổi phỏng vấn, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những gợi ý trả lời cho các câu hỏi phỏng vấn UI/UX Designer thường gặp nhất, giúp bạn nâng cao cơ hội được nhận vào vị trí mình mơ ước. 1. UX Design khác với UI Design như thế nào? Các thuật ngữ về UX, UI thường đi chung với nhau nhưng chúng lại thể hiện một vai trò riêng biệt. Câu hỏi này sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được kiến thức chuyên môn của bạn về UX UI. Bạn có thể trả lời câu hỏi trên theo cách này: UX và UI có sự khác biệt cơ bản về nguyên lý thiết kế và phương thức hoạt động. Cụ thể, UX sẽ tập trung vào trải nghiệm của người dùng , giải quyết các vấn đề mà người dùng gặp phải khi trải nghiệm sản phẩm của doanh nghiệp. Còn UI sẽ tập trung vào thiết kế giao diện người dùng , nói cách khác chính là tạo ra yếu tố thị giác, hiện thực hóa UX qua mặt hình ảnh. Vì vậy, UI và UX liên quan mật thiết đến nhau trong việc tạo ra một sản phẩm với trải nghiệm người dùng tốt nhất. >>> Xem thêm: UI UX là gì? Công việc của một UX/UI designer 2. Theo bạn,...

Top 5 câu hỏi phỏng vấn Site Reliability Engineer và cách trả lời
Site reliability engineer (viết tắt là SRE), chức danh này thường lạ lẫm với đa số anh em làm việc bên ngành lập trình, bài viết này sẽ cung cấp cho anh em cái nhìn rõ ràng SRE và phỏng vấn Site reliability engineer như thế nào? Công việc của SRE là đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định. Chưa có uptime thì thôi làm gì có downtime bao giờ? Viết tới đây chắc một số anh em vẫn còn chưa nắm rõ SRE cụ thể là gì? Xin anh em đừng vội, cùng bắt đầu với câu hỏi phỏng vấn Site reliability engineer nha. 1. Vị trí site reliability engineer (SRE) là gì? Câu hỏi phỏng vấn Site reliability engineer đầu tiên lạị hỏi vị trí đó là gì thì hơi kì. Tuy nhiên đối với vị trí SRE thì câu hỏi này không có gì là lạ. Vị trí SRE có đôi điểm khác biệt so với các vị trí khác. Dẫn tới việc hiểu rõ công việc mà mình sẽ làm, nếu apply vào vị trí này sẽ làm gì là điều rất quan trọng. Đầu tiên chưa bàn tới định nghĩa thì anh em biết cho dù có sử dụng techstack là gì, sử dụng cloud service như thế nào thì hệ thống đôi khi sẽ có lúc down. Tính là downtime. Ngoài thời gian do trục trặc hệ thống và các bên cung cấp, một số lỗi (bugs) cũng ảnh hưởng tới thời gian hệ thống hoạt động ổn định. Vậy vị trí SRE sinh ra với mục đích gì? The site reliability engineer is responsible for the stability and performance of websites, mobile applications, web services, and other online services. They’re in charge of monitoring the performance of websites and apps to check...

Bí Kíp Pass Phỏng Vấn Coding Amazon, Apple, Facebook, Microsoft Mà Không Cần Leet Code Quá Nhiều
Bài viết được sự cho phép của tác giả Trần Thiện Khiêm Hôm nay mình sẽ chia sẻ cho các bạn cách vượt qua vòng phỏng vấn của Amazon, Apple, Facebook và Microsoft mà không cần leet code quá nhiều. (không có nghĩa là không leetcode tí nào nha). Cách giải quyết vấn đề này các bạn cũng có thể áp dụng trong công việc của mình. GIỚI THIỆU Trong một lần đi phỏng vấn dạo, Mình pass phỏng vấn Amazon vào năm 2019 tại Singapore. Đầu năm, mình cũng đi phỏng vấn dạo tiếp, và cuối cùng mình đã pass 3 công ty cùng 1 lúc: Microsoft, Facebook và Apple, cho vị trí senior developer . Mình không chuẩn bị gì nhiều vì nghĩ chỉ đi phỏng vấn để tìm hiểu thị trường, nhưng sau khi có offer thì mình đã nghỉ Amazon. CẤU TRÚC BUỔI PHỎNG VẤN Amazon, Microsoft, Facebook, Apple đều có cấu trúc phỏng vấn khá giống nhau, tuy lịch trình sẽ khác nhau một xíu và mình sẽ chia sẻ một dịp khác. Nhưng hầu hết đều tập trung vào 3 khía cạnh: Coding (tương tự các bài trên leet-code), Design (Product Design, OOP), và phỏng vấn hành vi (behavioral interview). Trong phạm vi bài này, mình chỉ chia sẻ về bí kíp thế nào để vượt qua vòng phỏng vấn coding. Để dễ hình dung, mình sẽ lấy một ví dụ sau đây: Cho một chuỗi kí tự, hãy đảo ngược các từ trong chuỗi kí tự đó (các từ cách nhau đúng 1 khoảng trống và không có khoảng trống dư thừa). Ví dụ: “the sky is blue” ==> “blue is sky the” Có thể xử lí ngay trên chuỗi mà không cần thêm bộ nhớ hay không. BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH RÕ...

Làm Gì Để Vượt Qua Khủng Hoảng Sau Khi Trượt Phỏng Vấn?
Trượt phỏng vấn là câu chuyện không của riêng ai. Mỗi người có thể trượt phỏng vấn vì nhiều lý do khác nhau, tuy nhiên đa số mọi người sẽ cảm thấy thất vọng hoặc buồn bã về bản thân, nhất là với những bạn sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm được hướng đi đúng đắn và hợp lí hơn cho bản thân với việc nên làm gì khi trượt phỏng vấn . Nên làm gì để vượt qua khủng hoảng sau nhiều lần trượt phỏng vấn? Đối diện với cảm giác thất vọng và tìm cách vượt qua Thất vọng chắc chắn là cảm xúc biểu hiện rõ ràng nhất sau khi bạn nhận được kết quả trượt phỏng vấn. Rất nhiều suy nghĩ hiện ra trong đầu rằng bản thân vẫn còn quá kém cỏi, năng lực chuyên môn mình vẫn chưa đủ cứng, đâu là thiếu sót khiến mình không thể thông qua buổi phỏng vấn,… Nhiều câu hỏi được đặt ra một cách liên tiếp để chứng minh cho việc bạn đang lo lắng và thiếu niềm tin vào bản thân. Nhưng trượt phỏng vấn không hề chứng minh được bất kỳ điều gì về năng lực bản thân của bạn cả. Nó chỉ đơn thuần là những gì bạn có thể đáp ứng vẫn chưa phù hợp với yêu cầu của công ty mà thôi. Do đó, hãy thật bình tĩnh và tìm cách vượt qua chính mình. Hoang mang hay lo lắng sẽ chỉ khiến bạn mất phương hướng hơn. Trước khi bắt tay vào tìm kiếm một công việc mới, bạn hãy cho bản thân được thư giãn và nghỉ ngơi nhiều hơn một chút. Bạn có thể dành thời gian làm...

Computer Science là gì? Học những gì và ra trường làm gì?
Các nhóm ngành công nghệ thông tin chưa bao giờ hạ nhiệt và được rất nhiều bạn sinh viên quan tâm, hôm nay hãy cùng Station D tìm hiểu về ngành Computer Science trước khi chọn ngành học cho mình nhé! Computer Science là gì? Computer Science (tên tiếng Việt là Khoa học máy tính) là một ngành học, trong đó nó nghiên cứu về tất cả những gì liên quan về cấu trúc máy tính (bao gồm tất cả các lý thuyết, cơ sở lý luận về ứng dụng, thông tin, tính toán, thực thành của hệ thống máy tính), nghiên cứu về môi trường ngoại mạng, môi trường web. Ngoài ra ngành học này cũng có liên quan đến các hệ điều hành hay bộ xử lý thông tin & dữ liệu, ngôn ngữ lập trình cho cả phần cứng và phần mềm. Xa hơn một chút, Computer Science nghiên cứu cả về trí tuệ nhân tạo AI, vấn đề bảo mật và an toàn cho máy tính, thiết kế ứng dụng, phát triển ứng dụng… Có thể nói Computer Science là phương thức mà con người tạo ra với mục đích dùng để tiếp cận với nền khoa học thực tiễn để có thể tính toán cấu trúc, biểu hiện, thuật toán cơ bản và đưa ra số liệu chính xác cho việc nghiên cứu tính khả thi. Để hiểu theo cách đơn giản, xúc tích nhất thì Computer Science là ngành nghiên cứu về tất cả các loại thuật toán, hệ thống tính toán. Ngành này không chuyên về bất kỳ loại ngôn ngữ nào vì chính Khoa học máy tính đã tạo ra quy tắc của các loại ngôn ngữ… Ngành Computer Science học những gì? Ngành Computer Science rất rộng lớn, nó bao gồm...