Chuyện IT
Góc tám đủ kiểu hậu trường ngành: văn hóa công ty, drama deploy lúc 3 a.m, meme dev – đọc để thấy “ê, hóa ra ai cũng từng khổ giống mình!”.
112 bài viết

Các Mối Đe Dọa An Ninh Mạng Di Động Phổ Biến
Trong thời đại kết nối ngày nay, an ninh mạng di động ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, các mối đe dọa an ninh mạng di động cũng ngày càng tinh vi và đa dạng. Dưới đây là các mối đe dọa chính và cách bảo vệ thiết bị của bạn khỏi các nguy cơ này. Các mối đe dọa an ninh mạng di động phổ biến Tấn Công Malware Định Nghĩa: Malware là phần mềm độc hại được thiết kế để xâm nhập trái phép hoặc gây hại cho các thiết bị di động. Các loại malware phổ biến bao gồm virus, sâu, Trojan và ransomware. Phương Thức Lây Lan: Người dùng có thể vô tình tải xuống malware qua các ứng dụng độc hại, email phishing hoặc khi truy cập vào các trang web bị xâm phạm. Để phòng tránh, người dùng nên cẩn trọng khi tải ứng dụng từ các nguồn không đáng tin cậy và tránh mở email hoặc liên kết từ các nguồn không xác định. Tấn Công Phishing Mục Tiêu: Các cuộc tấn công phishing nhằm lừa người dùng cung cấp thông tin nhạy cảm như mật khẩu hoặc thông tin thẻ tín dụng. Phương Thức: Kẻ tấn công thường gửi email, tin nhắn lừa đảo hoặc tạo ra các trang web giả mạo giống như các trang web hợp pháp. Người dùng nên thận trọng khi nhấp vào liên kết hoặc chia sẻ thông tin cá nhân, và luôn xác minh tính xác thực của các nguồn thông tin. Mối Nguy Hiểm Từ Ứng Dụng Tính Năng Độc Hại: Một số ứng dụng độc hại có thể yêu cầu quyền truy cập quá mức hoặc chứa malware ẩn. Những ứng...

Báo cáo thị trường IT 2020: Việt Nam sẽ trở thành quốc gia IT với nhiều chỉ số trong top thế giới
Trong hội thảo công nghệ toàn quốc Vietnam Web Summit 2019 gần đây, Ông Nguyễn Hữu Bình, CEO Station D từng chia sẻ: “Hiện nay, đang có một xu hướng đầu tư mạnh mẽ về CNTT tại Việt Nam, những đối tác Station D đã và đang làm việc là những công ty công nghệ hàng đầu đến từ Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ hiện đang làm việc với chúng tôi để triển khai những dự án CNTT rất lớn, chúng tôi nhận thấy rõ được nhu cầu của họ trong việc thu hút nguồn lực trẻ tại Việt Nam. Có lẽ đây là lúc Việt Nam nên nắm bắt cơ hội để trở thành quốc gia mũi nhọn trong khu vực để đi đầu về lĩnh vực IT” Nhiều chỉ số top thế giới nhưng vẫn còn nhiều thách thức Việt Nam đã tăng thêm ba bậc trên Bảng xếp hạng Chỉ số đổi mới toàn cầu 2019 (GII) để xếp thứ 42 trên tổng số 129 các nền kinh tế toàn cầu. Bảng xếp hạng mới nhất được Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) công bố tại New Delhi, Ấn Độ vào thứ Tư. Trong 9 tháng vừa qua của năm 2019, Việt Nam đã thu hút 26,16B $ vốn FDI – theo báo cáo của US News & World về các chuyển đổi mới tại Việt Nam, đã đưa Việt Nam lên vị trí thứ 8 trong số 20 quốc gia tốt nhất để đầu tư theo báo cáo của US News & World Report. Việt Nam cũng đứng thứ 48 trong số 157 quốc gia về chỉ số vốn nhân lực (HCI), đứng thứ hai chỉ sau Singapore trong khu vực ASEAN. Theo báo cáo tổng kết năm 2019 và định...

Nhóm diễn giả Marketing “cực chất” tiếp tục được hé lộ tại VMD2019
Những diễn giả được giới thiệu lần trước có làm bạn hài lòng? Nếu chưa thì chắc chắn các Marketing speaker đợt này sẽ chinh phục những khán giả khó tính nhất. Let’s have a look: 🔥 Anh Bùi Quang Tinh Tú – CMO Asia – Ringier AG >>Topic: Martech Trends That You Should Watch Out Anh Bùi Quang Tinh Tú – CMO Asia của Ringier AG kiêm CEO của Marry Network với kinh nghiệm từng đảm đương nhiều vị trí khác nhau như: Founder của UAN, CMO và là founding member của GO-VIET / GO-JEK VN, Marketing Director của MuaBanNhaDat,… cũng như là diễn giả của các buổi hội thảo lớn. 🔥 Anh Trần Quốc Kỳ – CEO Chin Media >>Topic: How to Optimize Conversions with Google Analytics (về website) Thêm một diễn giả với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực marketing và truyền thông đó là anh Trần Quốc Kỳ. Anh không những là chuyên gia về Data Analytics, Performance Marketing, Social Ads,..mà còn kinh qua những vị trí quan trọng trong những công ty, tập đoàn lớn như: IDD VIETNAM, Panpages VIETNAM,… Qua nhiều lần làm diễn giả tại các sự kiện lớn về Digital Marketing như: ADdays, DMA, UAN, STATION D,…. 🔥 Anh Phạm Phước Nguyên – Head of Performance – Biz-eyes / Square Group >>Topic: 10 Tips for Successful Launch of a Mobile App Góp mặt trong đội ngũ Marketing Speaker không thể thiếu anh Phạm Phước Nguyên. Một chuyên gia với hơn 9 năm kinh nghiệm trong mảng Sale-Marketing và hơn 7 năm trong lĩnh vực Digital/Performance Marketing tại thị trường Việt Nam và Đông Nam Á. 🔥 Chị Lê Ngọc Hạnh – Co-Founder & COO PMAX Performance Marketing Agency >>Topic: Mobile App Funnel Optimization with Data Analytics Chị Lê Ngọc Hạnh...

Ứng dụng của AI vào ngành nhân sự
Như một làn sóng mạnh mẽ, Trí tuệ nhân tạo (AI) đang len lỏi vào mọi ngóc ngách của đời sống, từ sản xuất, y tế, tài chính đến bán lẻ, và ngành Nhân sự cũng không ngoại lệ. Thay vì chỉ đơn thuần hỗ trợ các công việc hành chính, AI mang đến tiềm năng to lớn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa chi phí, và tạo dựng môi trường làm việc sáng tạo cho doanh nghiệp. Sức mạnh của AI: Nâng tầm quản lý nhân sự AI bước vào đời sống và mở ra khả năng xử lý dữ liệu khổng lồ một cách nhanh chóng và chính xác, từ đó thổi bùng sức sống vào các quy trình nhân sự vốn thường tẻ nhạt và tốn nhiều thời gian. Nhờ AI, chúng ta có thể: Tự động hóa các tác vụ thủ công: AI giải phóng nhân viên khỏi gánh nặng của những công việc lặp đi lặp lại như quản lý hồ sơ, chấm công, hay sàng lọc ứng viên. Nhờ vậy, họ có thể dành thời gian cho những công việc sáng tạo và mang lại giá trị cao hơn cho doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả tuyển dụng: AI hỗ trợ nhà tuyển dụng tìm kiếm ứng viên phù hợp một cách nhanh chóng và chính xác hơn, dựa trên kỹ năng, kinh nghiệm và sở thích cá nhân. Việc này giúp tiết kiệm chi phí và thời gian cho tuyển dụng, đồng thời nâng cao chất lượng ứng viên. Phát triển nhân tài: AI cung cấp cho nhà quản lý những đánh giá chi tiết về hiệu suất làm việc và tiềm năng phát triển của từng nhân viên. Nhờ vậy, họ có thể xây dựng kế hoạch...

Google Assistant | Interactive Game gồm những công nghệ gì? Hướng dẫn xây dựng một Interactive Game
Các Interactive Game bên trong trợ lý ảo Google Assistant được xây dựng như thế nào và Google đã ứng dụng những công nghệ gì bên trong. Bài viết sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên đồng thời hướng dẫn cách xây dựng một Interactive Game cho trợ lý ảo Google. Nội dung này được trình bày bởi Ms. Mandy Chan – Developer Advocate @Google. Qua bài chia sẻ, bạn sẽ hiểu thêm về: Khái niệm Conversational Action (tạm dịch: Hành động hội thoại) Khái niệm Interactive Canvas API Cách để xây dựng một full-screen interactive game trên Android với JavaScript Tại sao bạn nên xây dựng Interactive Game trong Google Assistant Hiện tại, Google Assistant đang hỗ trợ hơn 19 ngôn ngữ và hoạt động trên 80 quốc gia. Dù người dùng mục tiêu của bạn ở bất kỳ đâu, Google Assistant đều có thể giúp đỡ họ thông qua hơn 1 tỷ thiết bị đang sử dụng ứng dụng này. Bạn có thể tiếp cận họ theo nhiều cách khác nhau thông qua Google Assistant. Người dùng hiện tại đang sử dụng các thiết bị thông minh theo nhiều cách khác nhau. Theo nghiên cứu được thực hiện bởi Adobe, phần lớn người dùng sử dụng các thiết bị thông minh nhằm phục vụ cho nhu cầu âm nhạc và cho các hoạt động thường nhật, chẳng hạn như cập nhật thông tin thời tiết. Đồng thời, cũng có một lượng lớn người dùng sử dụng các thiết bị để giải trí, chơi game. Trong số những người sử dụng Google Assistant, có 55% người dùng sử dụng cô trợ lý ảo này chỉ để hỏi những câu hỏi vui; có 20% thì sử dụng để chơi các trò chơi bên trong ứng dụng Google Assistant (*Google...

“Những sản phẩm bạn làm được ra mới là thước đo chính xác cho năng lực của bạn”
AMA (Ask Me Anything) là 1 sự kiện Q&A – Question & Answer (Hỏi đáp trực tiếp) với các chuyên gia hàng đầu trong ngành Tech diễn ra vào mỗi chiều thứ 6 hằng tuần trên fanpage của Station D . Những ngày cuối năm tuy bận rộn là thế những các diễn giả vẫn rất nhiệt tình nhận lời tham gia chương trình. Và 1 trong những gương mặt tiêu biểu chính là anh Vũ Tuấn Phong – Lead Full-stack Developer, Bravebits. Trước khi dừng chân tại ngôi nhà Bravebits anh đã từng làm Architect tại Kume Design Asia. Tháng 10/2011 anh thành lập Jam.vn, một trang web chuyên về âm nhạc lần đầu tiên tại Việt Nam sử dụng công nghệ web 2.0. Đến năm 2013 anh đảm nhiệm chức vụ Design Consultant tại Not A Basement Studio. Lĩnh vực chuyên môn mà anh Phong sẽ trao đổi tại AMA là: FullStack Web app Development, NodeJS , ReactJS , BackboneJS, UI & UX Design, Server Infrastructure. Q: Anh Phong ơi Anh cho em hỏi là cần phải học bao lâu để trở thành UI/UX Desginer chuyên nghiệp. Em cảm ơn anh nhiều ạ A: Để trả lời cho câu hỏi của bạn thì nó sẽ là 1 con đường rất dài và bạn sẽ phải đồng hành với nó. Học là thứ mà bạn phải làm hằng ngày, bạn cố gắng nắm bắt đc nhiều kiến thức mới mỗi ngày. Nhưng cái chính là bạn phải dùng những kiến thức bạn học được để làm ra được những sản phẩm thực tế hữu ích. Những sản phẩm bạn làm đc ra mới là thước đo chính xác cho năng lực của bạn. Còn đâu kiến thức dù nhiều đến đâu cung ko có tí giá trị nào. Q:...

Phát triển ứng dụng thuần mây với nền tảng Dapr
Dapr là gì? Việc xây dựng hệ thống ứng dụng phân tán ngày nay được xem là một trong những vấn đề rất phức tạp, nhất là với các dự án vừa và lớn. Trong quá trình vận hành, ứng dụng sẽ được bỏ vào Docker container để đóng gói, chạy và cũng cần các hệ thống để vận hành theo hướng cloud-native. Một trong những nền tảng hỗ trợ tốt vấn đề này là Kubernetes trên nền tảng Dapr. Dapr hỗ trợ đắc lực trong việc đơn giản hóa quy trình làm việc với các dự án Tại sao lại cần đến nền tảng Dapr? Dapr là viết tắt của Distributed Application Runtime. Thông qua buổi nói chuyện hôm nay, mỗi khái niệm sẽ được làm sáng tỏ và giải thích cặn kẽ các vấn đề liên quan đến hệ thống phân tán, các vấn đề của nó và cách Dapr giúp đơn giản hóa các vấn đề khó khăn này. Distributed Như đã biết, các ứng dụng ngày nay đều mang tính Resiliency và Scalability. Đây là những vấn đề rất khó vậy mình phải làm như thế nào để giải quyết vấn đề này? Việc scale một ứng dụng ổn định, phân tán và scale-out các ứng dụng khi vận hành là một quá trình rất phức tạp. Khi phát triển ứng dụng, nhất là với các ứng dụng phân tán, hệ thống sẽ kết hợp rất nhiều các bộ phận với nhau (văn hóa DevOps), các Developer, IT và DevOps phải phối hợp làm việc với nhau để phân phối được ứng dụng một cách thành công. Và khi phát triển ứng dụng mới như hiện giờ với Docker và Kubernetes thì các yêu cầu này càng khó và đòi hỏi cao sự chính xác hơn....

Market Place Platform tại Việt Nam 2019 – Cuộc cách mạng nền tảng
Platform hiện hữu trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống chúng ta đồng thời cũng mang một mục đích cao quý: là dùng để tương thích đồng bộ giữa người dùng với sự thuận lợi trong việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ hoặc tiền tệ trong xã hội, qua đó kích hoạt việc tạo ra giá trị cho tất cả người tham gia. Cung cấp một cơ cấu hạ tầng mở và có tính hỗ trợ cho những tương tác này và thiết lập các trạng thái điều hành chúng. Để dễ hiểu hơn, chúng ta tạm chia nền tảng thành hai nhánh: Nền tảng giao dịch (transaction platform) được sử dụng để tối ưu hóa giao dịch giữa những người dùng và người cung cấp dịch vụ (Uber, Grab, GO-JEK, Amazon, Ebay…) Nền tảng sáng tạo đột phá (innovation platform) thực hiện nhiệm vụ là nền móng phát triển và hỗ trợ các nền mô hình kinh doanh và khởi tạo hệ sinh thái giữa các nền tảng thế hệ sau đó (Apple App Store, Google Play…) Người dùng luôn nhận được rất nhiều tiện ích thuộc nhu cầu cơ bản hàng ngày như di chuyển, ăn ở, giáo dục, y tế, việc làm. Công nghệ di động và các thuật toán tối ưu(chi phí, thời gian, quãng đường) đang ngày càng đi vào từng ngõ ngách của cuộc sống. Có thể kể đến 5 nền tảng lớn nhất trên thế giới hiện nay là Microsoft, Oracle, Intel, SAP và Salesforce được định giá lên tới 911 tỉ đô la Mỹ; Trong khi đó các nền tảng tích hợp giữa giao dịch và sáng tạo như Apple, Google, Facebook, Amazon, Alibaba và XiaoMi có giá lên đến 2.000 tỉ đô la. Có thể kể đến 5...

Phát triển lập trình Android cùng Kotlin
Kotlin là một plug-in giúp bạn tăng tốc lập trình Android. Vì sự bất tiện của việc truy xuất các control trên giao diện nên plug-in Kotlin ra đời. Hiện nay, nhiều công ty tại Việt Nam cũng đang tìm kiếm các lập trình viên có thể lập trình Android với Kotlin. Về chuyên gia chia sẻ Anh Toàn Trần hiện hiện đang là Vice President, Mobile tại LAZADA. Đồng thời anh cũng là chuyên gia trong mảng Kotlin, được công nhận bởi Google (GDE). Anh đã gắn bó với công việc Software Developer được hơn 9 năm. Anh đã trải qua quá trình làm việc với nhiều công việc khác nhau nhưng khoảng 80% thời gian làm việc cho đến hiện tại chủ yếu đều liên quan đến phát triển app Android. Tuyển lập trình android lương hấp dẫn up to 40M Anh có gặp khó khăn nào khi chuyển từ nghiên cứu NLP sang lập trình Android không? Nếu bạn là người làm thuần về nghiên cứu thì sẽ dễ dàng hiểu rằng ngôn ngữ sử dụng trong AI programming chủ yếu liên quan đến việc cố gắng xử lý logic như thế nào thôi, do đó khi chuyển sang làm về ứng dụng sẽ có một vài thứ bạn cần phải bổ sung. Phần chuyển giao giữa hai yếu tố này không yêu cầu bạn cần phải thông suốt mọi thứ ngay từ đầu mà chỉ cần có đam mê và cảm thấy hứng thú thì bạn có thể dành thời gian để bổ sung dần những kiến thức mình còn thiếu. May mắn là thời gian đầu thực hiện việc nghiên cứu mình chủ yếu làm việc với Java nên sau này chuyển giao sang làm Android thì Java vẫn là ngôn ngữ chính. Nhờ vậy,...

Ai nói làm lập trình cho Startup không thú vị?
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và internet đã xóa nhòa khoảng cách về địa lí cũng như đánh dấu cho sự chớm nở và phát triển vượt bậc của E-Business. Chopp là một công ty công nghệ cung cấp dịch vụ shopping online dành cho mặt hàng bách hóa. Với mục tiêu biến công việc đi chợ hàng ngày trở nên tiện lợi hơn cũng như mang tới một trải nghiệm hoàn toàn mới, Chopp được đánh giá là một trong những startup đầy tiềm năng. Hôm nay, Station D hợp tác cùng Chopp để gởi tới bạn đọc buổi phỏng vấn với anh Nguyễn Minh Trường – CEO & Founder của Chopp về những vấn đề và khúc mắc của lập trình viên khi đi xin việc cũng như nhận định về tương lai của ngành công nghệ thông tin đặc biệt là ở lĩnh vực E-commerce. Anh có thể giới thiệu một chút về quá trình làm việc của mình? Chuyên ngành chính của mình thật ra là Design. Sau khi tốt nghiệp bên Mỹ thì mình có làm việc cho 1 công ty startup ở Cali trong 2 năm trước khi công ty đó được Facebook mua lại. Sau đó, Trường tới New York để làm việc cho một công ty starup khác nhưng một thời gian cảm thấy không hợp nên lại quay trở lại Cali. Tại đây mình cùng 1 người bạn quyết định làm thử một sản phẩm tại Vancouver- Canada, sau đó cùng 1 người bạn khác mở 1 công ty ở San Francisco giống mô hình Uber nhưng dành cho việc đậu xe. Không may là cả 2 dự án đều không được như mong đợi. Tuy vậy, mình rút ra được rất nhiều bài học quí giá, với...

Lời khuyên từ Việt Trần – CTO DOF Hunt “Cách quản trị tốt nhất chính là không quản trị”
Là CTO của công ty DOF Hunt, ít ai biết anh Việt từng kinh qua vị trí Software Architect tại trang thương mại điện tử Sendo. Trong mục “Chuyên gia nói” tuần này, hãy lắng nghe những kinh nghiệm được anh chia sẻ về con đường phát triển để trở thành Software Architect, cùng những góc nhìn độc đáo của một DevOps Manager khi quản lý dự án và hơn hết là kinh nghiệm triển khai hệ thống Microservices từ anh Việt nhé. Những công việc của Software Architect Chào anh Việt. Khi còn là Software Architect thì anh thường xử lý những công việc gì? Chính xác thì vị trí của tôi là Technical Architect , hay còn gọi là Solution Architect nhiều hơn, và trang thương mại điện tử như mọi người biết đó là Sendo. Software Architect sẽ lo về mảng thiết kế và làm bên hệ thống là phần lớn, tuy nhiên thì Software Architect và Solution Architect có điểm khác nhau, nằm ở chủ yếu Solution Architect thì chúng ta phải thiết kế về hệ thống nhiều hơn còn Software Architect thì chúng ta thiết kế về phần mềm nhiều hơn . Anh có thể chia sẻ cho độc giả biết thêm hành trình đến với vị trí Software Architect của anh như thế nào? Hành trình đến Architect của bản thân tôi khá là nhiều bước và vất vả, thông thường để làm 1 Architect thì chúng ta phải đưa ra những quyết định về giải pháp, về kinh nghiệm để lựa chọn giải pháp đó, theo tôi thì chúng ta bắt buộc phải đi qua một số thứ như từ 1 vị trí lập trình, đôi khi là tester nữa, cho đến thiết kế hệ thống. Anh có thể chia sẻ thêm về...

Tính Bền Vững: Yếu Tố Chất Lượng Mới Trong Kiến Trúc Phần Mềm
Trong bối cảnh thế giới ngày càng chú trọng đến sự bền vững và giảm thiểu tác động môi trường, các yếu tố chất lượng của kiến trúc phần mềm cũng đang dần thay đổi để thích ứng với yêu cầu này. Bài viết này sẽ trình bày chi tiết về tính bền vững như một yếu tố chất lượng mới trong kiến trúc phần mềm và những bước cần thiết để đạt được điều này. Các thuộc tính chất lượng Các yêu cầu không chức năng (non-functional requirements) là các tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thiện của một hệ thống phần mềm. Chúng bao gồm hơn 80 thuộc tính đáng chú ý như tính sẵn sàng, độ tin cậy, khả năng mở rộng, bảo mật và bảo trì. Dưới đây là một số bộ thuộc tính chất lượng chính: Bảo mật (Security): Bảo mật thông tin, tính toàn vẹn và tính sẵn sàng. Khả năng bảo trì (Maintainability): Tính mô-đun, khả năng tái sử dụng và khả năng phân tích. RASUI: Độ tin cậy, tính sẵn sàng, khả năng phục vụ, tính dễ sử dụng, và khả năng cài đặt. FURPS: Tính năng, tính dễ sử dụng, độ tin cậy, hiệu suất và khả năng hỗ trợ. Tính Bền Vững Trong Các Yếu Tố Chất Lượng Trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển và yêu cầu về bảo vệ môi trường ngày càng cao, tính bền vững đã trở thành một yếu tố quan trọng trong các yếu tố chất lượng của kiến trúc phần mềm. Tính bền vững không chỉ đảm bảo hệ thống phần mềm hoạt động hiệu quả và đáng tin cậy mà còn giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Dưới đây là chi tiết về...