Chuyện IT
Góc tám đủ kiểu hậu trường ngành: văn hóa công ty, drama deploy lúc 3 a.m, meme dev – đọc để thấy “ê, hóa ra ai cũng từng khổ giống mình!”.
112 bài viết

Kết hợp công nghệ vào Logistic thế nào là tối ưu?
Được mệnh danh là “Uber xe tải”, với mục tiêu “số hóa” ngành Logistic – công nghiệp vận tải đường bộ, Logivan là một nền tảng kết nối giữa các chủ xe và chủ hàng một cách nhanh chóng và đúng thời điểm, đồng thời giải quyết bài toán xe rỗng chiều về, từ đó giảm chi phí cho logistics đi nhiều lần. Bài toán mà Logivan cần giải chính là: Làm thế nào để xe về mà không rỗng thùng? Trong chuyên mục Chuyên gia nói lần này, cùng tìm hiểu cách nhà Logivan áp dụng công nghệ vào Logistic và những thử thách của họ với phần chia sẻ từ CTO của họ, anh Lê Văn Giáp. Về khách mời Lê Văn Giáp: Hiện tại anh đang đảm nhận vị trí giám đốc công nghệ của Logivan – một công ty về công nghệ vận tải ở Việt Nam. Xuất thân là dân thuần tech – thuần công nghệ và có khoảng 15 năm làm việc trong ngành software development. Đã từng startup 1 vài công ty công nghệ trong khoảng năm 2012 – 2015. 5 – 7 năm gần đây nhất anh bắt đầu công việc về software cụ thể là Fullstack Dev và Solution Active Tech. Anh có thể chia sẻ một chút về công việc hằng ngày với vai trò là 1 CTO được không? Thật ra nhiều người cứ nghĩ CTO là vị trí ở trên cao, chỉ việc ngồi chỉ tay 5 ngón cho mọi người làm thôi nhưng mà thực tế thì không phải như vậy, CTO cũng phải đảm nhiệm rất nhiều việc, họp với các managers, trưởng bộ phận của các dự án và dịch vụ, suy nghĩ tìm ra các giải pháp công nghệ để tối ưu các sản...

Map Platform: Giải pháp phát triển sản phẩm trong tương lai
Hiện nay trong nhiều ứng dụng, từ xe ôm công nghệ đến tài chính fintech, chúng ta đều dễ dàng bắt gặp hình ảnh UI UX về bản đồ. Bản đồ là một phần không thể thiếu trong những phần mềm có liên quan đến địa điểm. Tuy nhiên, khi nói đến Map Platform thì không chỉ đơn thuần là những bản đồ nền như vậy mà phía sau đó còn rất nhiều tính năng khác như tìm kiếm địa điểm, đưa ra những đường đi phù hợp tới điểm đến được tìm kiếm. Cùng tìm hiểu về thêm về Map Platform trong phần chia sẻ của anh Lê Yên Thanh trong bài viết dưới đây. Về diễn giả Anh Lê Yên Thanh là CEO đồng thời là nhà sáng lập của BusMap – nền tảng công nghệ về giao thông công cộng. Anh là cựu sinh viên Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP. HCM và từng là thực tập sinh tại Google với mức lương 6.000 USD/tháng. Busmap là sản phẩm được anh Yên Thanh viết từ năm thứ hai đại học, đến nay mỗi ngày nền tảng này có hơn 400.000 người dùng thường xuyên mỗi tháng và đã có hơn 2 triệu lượt người dùng tải app. Giải đáp UX: User Empathy Mapping là gì? User Story được form như thế nào? Roadmap Frontend Developer - "Con đường tắt" để trở thành cao thủ Frontend Developer Map Platform: Giải pháp phát triển sản phẩm trong tương lai Sơ lược về nền tảng BusMap BusMap là một ứng dụng chuyên về tìm kiếm lộ trình xe bus và những công nghệ liên quan đến giao thông công cộng thành phố. Một trong những công nghệ lõi của BusMap là công nghệ về...

Từ Sao Chép đến Lãnh Đạo: Khám Phá 6 Năm Kinh Nghiệm Thiết Kế và Quản Lý Sản Phẩm
Ngành công nghệ phát triển dựa trên sự đổi mới, nhưng hành trình từ ý tưởng đến một sản phẩm thành công hiếm khi là tuyến tính. Nó được lát bằng những thách thức, những bước ngoặt và những bài học khó khăn mà cuối cùng không chỉ định hình nên những sản phẩm chúng ta sử dụng mà còn cả những chuyên gia mà chúng ta trở thành. Tony Lê, một chuyên gia UX/UI và Quản lý Sản phẩm dày dạn kinh nghiệm với bề dày lịch sử trong lĩnh vực công nghệ Việt Nam, đã chia sẻ những hiểu biết sâu sắc của mình trong bài thuyết trình “6-Year Journey Lessons Learned” (Bài học kinh nghiệm 6 năm). Trong bài phân tích chuyên sâu này, chúng ta sẽ đi sâu vào những thông điệp cốt lõi từ bài thuyết trình của anh, khám phá những kinh nghiệm và kiến thức anh thu thập được khi điều hướng thế giới năng động của phát triển sản phẩm kỹ thuật số. Hành trình Xuyên Suốt Nhiều Lĩnh vực Hành trình của Tony không chỉ giới hạn trong một lĩnh vực duy nhất; nó là minh chứng cho sức mạnh của khả năng thích ứng và chuyên môn đa lĩnh vực. Kinh nghiệm của anh trải dài trên một loạt các ngành: Thương mại điện tử: Từ những đơn vị tiên phong như 6ix và Vatgia đến những cái tên thành danh như Adayroi và Websosanh, Tony đã chứng kiến tận mắt sự phát triển của mua sắm trực tuyến tại Việt Nam. Công việc của anh với các nền tảng như Haravan đã cung cấp cho anh những hiểu biết sâu sắc về các công cụ và cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho các doanh nghiệp thương mại điện...

Station D AMA: Nguyễn Duy Vĩ (Co-Founder Tugo.vn) – “Tôi liều có tính toán”
Sau nhiều tuần vắng bóng, AMA của chúng ta đã trở lại với khách mời lần này là anh Nguyễn Duy Vĩ, đồng sáng lập và Giám đốc tiếp thị của Tugo.com.vn AMA (Ask Me Anything), một sự kiện Q&A ( Hỏi đáp trực tiếp ) diễn ra đều đặn trên fanpage của Station D. Thời gian diễn giả trả lời trực tuyến 15h30 đến 17h30 ngày 11/11/2016. Anh Nguyễn Duy Vĩ đã từng làm cho một công ty sản xuất phim hoạt hình của Nhật Bản vào năm 2007. Năm 2008 anh chuyển sang làm tại một công ty gia công game cho thị trường Việt Nam. Đến năm 2010, anh mở một trung tâm Anh ngữ. Năm 2014 anh bắt tay khởi nghiệp dự án kinh doanh bánh bột lọc trực tuyến mang tên “Ẩm thực nhà Bu” và hiện tại như chúng tôi đã nói anh đang là nhà đồng sáng lập và Giám đốc điều hành tại Tugo.com.vn. AMA kỳ này thật sự thú vị và “hiếm có” khi các bạn có cơ hội được hỏi đáp trực tiếp với một “lão làng” về việc phát triển các sản phẩm về web. Đây là dịp có 1 không 2 mà các bạn nên nắm bắt để nhận được sự chia sẻ trực tiếp đến mọi thắc mắc có liên quan.

Việt Nguyễn – Từ cơ duyên đồng hành cùng Tiki đến vị trí CTO tại Ticketbox
Là nền tảng quản lý sự kiện trực tuyến uy tín, Ticketbox có hệ thống “trụ vững” với kỷ lục bán 5000 vé trong 8 phút (Show của Đen), hay 10.000 vé chương trình Running Man – Keep On Running. Hôm nay, cùng trò chuyện với CTO của Ticketbox – Anh Nguyễn Hoàng Việt để tìm hiểu đằng sau hệ thống lên đến hàng trăm lượt truy cập cần yếu tố nào về mặt công nghệ. Về khách mời Nguyễn Hoàng Việt Anh có thể giới thiệu về bản thân với độc giả được không? Trước đó anh là Engineer Director của Tiki, nền tảng mua sắm trực tuyến và hiện tại bây giờ anh là CTO của TicketBox, hệ thống phân phối vé và quản lý sự kiện trực tuyến. Anh có khoảng trên 10 năm kinh nghiệm làm liên quan đến các giải pháp về công nghệ và sản phẩm tại thị trường Việt Nam. Hiện tại là CTO tại Ticketbox, đâu là cơ duyên để anh đồng hành cùng Tiki từ trước đó? Khi nhìn lại mình nhận ra một điều khá thú vị, vì quá trình mình tham gia Tiki sẽ không giống với đa số các bạn. Câu chuyện ở khoảng 2014 – 2015, Tiki bắt đầu launch sản phẩm là Miki, MiKi là một sản phẩm nền tảng mà đọc ebook trên online. Lúc đó vai trò là một Tech-guy thì mình khá tò mò, mình tò mò làm sao Tiki có thể phân phối sách được và làm sao để bảo vệ bản quyền của cuốn sách đó, mã hóa như thế nào để mọi người không thể lấy được nội dung. Vì tò mò như thế thành ra mình tìm hiểu và mình nhớ lúc đó Tiki làm rất tốt trong việc...

Giải pháp phúc lợi toàn diện cho nhân viên – tăng 200% năng suất làm việc
Trong bối cảnh hiện tại, nhiều công ty phải đối mặt với tình trạng nhân viên không hài lòng, dẫn đến giảm năng suất và khó khăn trong việc thu hút và giữ chân nhân tài. Cùng tìm giải pháp trong bài viết dưới đây. Nếu Công Ty Thiếu Chăm Sóc Cho Tập Thể Nhân Viên, Sẽ Ra Sao? Việc chăm sóc tốt cho nhân viên không chỉ là một yếu tố quan trọng để duy trì môi trường làm việc tích cực mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và sự phát triển của doanh nghiệp. Dưới đây là những hậu quả cụ thể khi công ty không chăm sóc đúng mức cho tập thể nhân viên: Mất Sự Cạnh Tranh, Khó Thu Hút và Giữ Chân Nhân Tài Một công ty không chú trọng đến phúc lợi và chăm sóc nhân viên sẽ gặp khó khăn lớn trong việc thu hút và giữ chân những nhân tài hàng đầu. Nhân viên có năng lực sẽ dễ dàng chuyển sang các công ty khác có chính sách đãi ngộ tốt hơn, dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng. Giảm Tỉ Lệ Gắn Kết Giữa Nhân Viên Khi không được chăm sóc đúng mức, nhân viên sẽ cảm thấy bị bỏ rơi và không được coi trọng. Điều này làm giảm tỉ lệ gắn kết giữa nhân viên với công ty, gây ảnh hưởng xấu đến tinh thần làm việc và sự đoàn kết trong tập thể. Nhân viên dễ mất động lực, giảm nhiệt huyết trong công việc. Giảm Năng Suất Làm Việc Nhân viên không hài lòng với môi trường làm việc và chính sách phúc lợi sẽ không thể làm việc hiệu quả. Họ sẽ thiếu sự tập trung và không...

“Dân làm Product khác hoàn toàn 180 độ với dân làm outsourcing”
Gặp gỡ anh Chu Sĩ Nguyên – Phó Tổng Giám Đốc của SK-Global , một startup khởi nghiệp năm 2016, chuyên xây dựng những Giải Pháp phục vụ cộng đồng với thế mạnh về kỹ thuật thực tế tăng cường (AR), cũng như thâm niên lâu năm trong lĩnh vực Outsourcing trong các lĩnh vực tài chính tiền tệ Hãy cùng Station D lắng nghe những chia sẻ thực tế đến từ quá trình hơn 10 năm làm việc. Q: Chào anh, anh có thể chia sẻ những khó khăn trong quá trình Startup không? Khó khăn này có lẽ là khó khăn chung của các Startup, đó là việc bài toán cân bằng giữa outsourcing và product. Làm outsourcing quá nhiều thì dễ đánh mất lý tưởng của công ty, còn làm product nhiều thì lại thiếu ngân sách hoạt động. Hiện tại, giải pháp mà SK Global hướng đến là tìm ra mô hình mới, tách bạch rõ ràng giữa 2 team Product và Outsourcing trong nội bộ công ty, mỗi team có một sứ mệnh rõ ràng chứ không trộn lẫn như bây giờ. 3 bài học xương máu mà mỗi Product Manager đều phải trải qua. Con đường trở thành Product Manager từ lập trình viên tại Amazon Q: Anh đánh giá như thế nào về các dự án Outsourcing Việt Nam hiện nay? Mình không nói về các dự án Việt Nam mà tập trung vào các dự án mình đã làm. Nhìn chung giá cả Việt Nam vẫn cạnh tranh được với các nước khác, kể cả Ấn Độ & Trung Quốc. Mình làm rất dàn trải, việc gì cũng làm được nhưng chưa sâu, sâu ở đây có thể hiểu là sâu ở mặt quy trình. Ví dụ mình chủ yếu chỉ tham...

“Thiếu hiểu biết về Công nghệ ở thế kỷ 21 coi như là mù chữ” – Nhân Nguyễn, CEO tại KALAPA
Từng gắn bó cùng Google hơn 5 năm với vị trí Software Engineer và thử sức tại các startup khác nhau về lĩnh vực Công nghệ, Nhân Nguyễn dừng chân tại Việt Nam và lập nghiệp với Kalapa với tư tưởng rất mới mẻ: cả công ty đều suy nghĩ sẽ hiệu quả hơn một người lãnh đạo – mô hình bottom up. Cùng trò chuyện với anh để hiểu hơn vì sao ở thế kỷ 21, nếu thiếu kiến thức về Toán, Tiếng Anh và Công nghệ thông tin thì bạn sẽ gần như là “mù chữ”. Đôi nét về khách mời Nhân Nguyễn Em được biết xuất thân của anh là một kỹ sư công nghệ, nhưng anh lại đầu tư khá nhiều vào các start-up, vậy lý do nào khiến anh làm như vậy? Thật ra bất kỳ ai cũng có thể tìm hiểu và đầu tư chứ không gì những người làm kinh doanh. Background của mình là kỹ sư thì mình cũng có thể tích trữ và lên chiến lược đầu tư vào những gì có lợi nhuận, đơn giản là vậy. Còn bây giờ mình sẽ giải thích lý do tại sao đầu tư start-up. Mình có đọc quyển sách đó là “Mass Flourishing” của Dr Phelps ở Đại học Columbia, ông có đến Google chia sẻ lý do những nước như Do Thái vì sao họ lại phát triển về công nghệ và kinh tế, bởi vì họ đầu tư vào start-up. Một quỹ của start-up của Silicon Valley là quỹ Sequoia từ Apple và Google thì nó tạo ra tổng giá trị trên thị trường là khoảng 20% của market cap của NASDAQ, nghĩa là tổng vốn hóa của NASDAQ là cỡ 20%, từ một quỹ của VC tức là họ tạo...

Lời khuyên cho các bạn thiết kế web
AMA (Ask Me Everything) là sự kiện Hỏi – đáp diễn ra thường kì trên fanpage Station D nhằm tạo cơ hội để các bạn lập trình viên tiếp cận được những kiến thức, kinh nghiệm thực tế từ các chuyên gia trong ngành thông qua những màn hỏi đáp trực tuyến nóng hổi. Bắt đầu từ đầu năm 2017, sự kiện AMA sẽ kéo dài nguyên tuần từ 8h sáng thứ 3 đến 24h thứ 6 hằng tuần để cộng đồng dev có nhiều thời gian trao đổi với các chuyên gia hơn. Tuần rồi, AMA đón chào thêm 1 gương mặt quen thuộc khác là anh Nguyễn Thanh Tùng – Trưởng bộ phận phát triển sản phẩm Web – App thuộc công ty cổ phần Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh. Anh Tùng đã có trên 10 năm kinh nghiệm làm Product Management và UI/UX , cùng những kinh nghiệm xương máu và vốn kiến thức sâu rộng được anh đúc kết qua rất nhiều dự án ở các công ty lớn như Baamboo MP3 (VCcorp), Anhso.net (Moore corp), Thegioididong.com,Dienmayxanh.com, Ứng dụng TGDD. Cùng xem thử các câu hỏi được đặt ra cho anh Tùng là gì nhé! Q: Em chưa có kinh nghiệm nhưng muốn hướng theo lĩnh vực thiết kế website. Anh có thể chia sẻ cho em biết làm thế nào có thể thiết kế hay phát triển một website với giao diện tối ưu nhât, không khiến người dùng cảm thấy bối rối khi có quá nhiều sản phẩm được đưa ra trong cùng một trang website? A: Mỗi lĩnh vực sẽ có những đặc thù riêng về trải nghiệm người dùng để tối ưu. Một UX designer nhiều kinh nghiệm về TMĐT thì khi dấn thân vào một lĩnh vực mới...

Sử dụng Google Assistant để tạo ra các Interactive Games
Thông qua chủ đề này, bạn sẽ biết được cách Google Assistant có thể giúp lập trình viên build các Interactive Games như thế nào? Hiện tại, Google Assistant có thể hỗ trợ làm việc với 19 ngôn ngữ và hơn 80 quốc gia, có mặt trên hơn 1 tỷ thiết bị do đó bạn sẽ dễ dàng hơn cũng như có nhiều cách để làm việc với các thiết bị hơn. Sự phổ biến của Google Assistant giúp công việc thuận lợi hơn Tổng quan về Google Assistant và Interactive Games Mỗi ngày chúng ta sử dụng và tương tác với nhiều thiết bị thông minh khác nhau với nhiều cách khác nhau. Dựa vào kết quả nghiên cứu được thực hiện bởi AoGDevs, phần lớn người dùng sử dụng các thiết bị thông minh cho âm nhạc và các hoạt động thường nhật như cập nhật thông tin thời tiết,… Nhưng cũng có một lượng lớn người dùng sử dụng các thông tin này cho những trò đố vui hay để chơi game. Trong đó, 55% người dùng sử dụng Google Assistant cho những câu hỏi vui và 20% người dùng chơi games. Vừa học vừa chơi! Top 15+ game lập trình miễn phí 7 game miễn phí giúp bạn nâng cao kỹ năng lập trình Google Assistant tạo ra hướng đi mới cho Interactive Games Smart Display ra mắt năm 2019 và trong suốt năm này, tỷ lệ những gia đình có ít nhất một thiết bị smart display đã tăng lên gấp 4 lần . Vậy có những games gì trên Assistant ngày nay? 2 năm trước chúng ta tiếp cận với voice game trên Assistant. Nó giúp tạo ra những trải nghiệm mang tính tương tác cao hơn, bằng cách tận dụng các lợi thế...

Thị trường Outsourcing Vietnam – Thiên đường Outsourcing mới của thế giới
Với hơn 90 triệu dân và độ tuổi trung bình dưới 30, Việt Nam tự hào là quốc gia có dân số trẻ, số sinh viên tốt nghiệp mỗi năm là hơn 40.000 người và tiếp tục tăng nhanh. Sinh viên Việt Nam với tư duy mạnh về khối tự nhiên, phù hợp với ngành IT; trong khi khả năng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Nhật được đánh giá tốt. Đào tạo về CNTT cũng đang được chú trọng. Hơn nữa, các doanh nghiệp phần mềm tại Việt Nam được chính phủ tạo điều kiện với các ưu thế không thể chối bỏ. Là một trung tâm của BPO cùng với outsourcing phần mềm CNTT, hiện nay các lĩnh vực đang rất cần nguồn nhân lực thường xuyên là: IT, dịch vụ tài chính, truyền thông, game, tích hợp phần mềm và các doanh nghiệp đang tìm kiếm các xu hướng mới nổi như AI , machine learning và blockchain . Rào cản lớn trước mắt Đối với hầu hết các doanh nghiệp, thách thức tại Việt Nam chính là sự cách biệt địa lí. Thành công đòi hỏi phải thiết lập các cách giao tiếp thông minh để làm việc nhóm thật sự mang lại hiệu quả. Điều quan trọng là tận dụng sự khác biệt múi giờ với một lợi thế về năng suất. Ví dụ, thay vì chơi trò đuổi bắt, các doanh nghiệp nên chủ động lập kế hoạch phân chia khối lượng công việc. Công việc mà một nhóm outsourcing làm vào đêm hôm trước sẽ là tiền đề cho nhóm khác vào ngày hôm sau. Đó là điểm đặc biệt của outsourcing tại các nước Đông Nam Á: chu kỳ sản xuất gần 24 giờ với vòng đời phát triển...

Từ Web2 đến Web3: Xu Hướng Công Nghệ Mới
Trong thập kỷ qua, thế giới công nghệ đã chứng kiến sự chuyển đổi mạnh mẽ từ Web1 sang Web2, và hiện tại là sự nổi lên của Web3. Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn chi tiết về sự tiến hóa này và cách các doanh nghiệp có thể tận dụng lợi thế từ Web3. Sự Tiến Hóa Từ Web1 đến Web3 Sự tiến hóa từ Web1 đến Web3 đại diện cho những thay đổi lớn trong cách chúng ta sử dụng Internet. Từ các trang web tĩnh của Web1, chúng ta đã chuyển sang một thế giới mạng xã hội và nội dung do người dùng tạo ra của Web2, và hiện tại, chúng ta đang bước vào kỷ nguyên của Web3 với các ứng dụng phi tập trung, blockchain, và trí tuệ nhân tạo. Cùng đi vài chi tiết từng giai đoạn: 1. Web 1.0 (1990 – 2005) Đặc điểm chính Trang Web Cơ Bản: Web1.0 chủ yếu là các trang web tĩnh với nội dung cố định, không có tính tương tác cao. Ngôn Ngữ Sử Dụng: HTML là ngôn ngữ chính được sử dụng để xây dựng các trang web. Ứng Dụng Chính: Thương mại điện tử bắt đầu xuất hiện, nhưng chủ yếu là các trang web thông tin và tài liệu. Các công nghệ hỗ trợ HTML: Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản để tạo cấu trúc trang web. Java & Javascript: Các ngôn ngữ lập trình giúp tăng tính tương tác cho các trang web. 2. Web 2.0 (2006 – Hiện Tại) Đặc điểm chính Mạng Xã Hội: Sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Twitter, và YouTube đã thay đổi cách chúng ta tương tác trực tuyến. Nội Dung Do Người Dùng Tạo Ra:...