Tài liệu lập trình
Duyệt các bài viết được gắn thẻ Tài liệu lập trình
18 bài viết

Top 10 khóa huấn luyện kỹ sư DevOps cho dân Dev
DevOps khá là hot vào lúc này! Có nhiều cơ hội làm việc đang nằm chờ các kỹ sư DevOps xuất sắc cùng chuyên gia trong năm 2020 và những năm tới. Đối với 1 người lập trình Java có kinh nghiệm và muốn trở thành 1 kỹ sư DevOps làm mình nghĩ mình đã đến đúng nơi rồi. Ưu điểm quan trọng nhất của DevOps là nó giúp mình cung cấp phần mềm tốt hơn và cung cấp nhiều quyền kiểm soát hơn đối với quy trình phát triển phần mềm và môi trường của bản thân với sự trợ giúp của các công cụ hiện đại và tự động hóa. Đó là lý do tại sao đề nghị cho các chuyên gia DevOps ngày càng tăng theo cấp số nhân. Nó còn là 1 trong những công việc có thu nhập cao bên cạnh chuyên gia Data Science và Machine learning. Các kỹ sư DevOps khắp nơi đang kiếm khoản $105,000 1 năm và trung bình $ 146,000 tại San Francisco, theo Glassdoor. Điều này làm mình nghĩ rằng nếu muốn tăng lương hay kiếm nhiều tiền hơn trong lúc bản thân còn phong độ kèm theo 1 công việc thú vị, nghiên cứu DevOps là 1 sự lựa chọn tốt. Trước đây, mình đã chia sẻ DevOps Developer RoadMap, thứ cung cấp hướng dẫn đầy đủ và tầm nhìn để trở thành 1 kỹ sư DevOps. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ vài khóa học online mà bạn cần để trở thành 1 Kỹ sư DevOps. Ngày nay, việc tìm hiểu về các công cụ tích hợp liên tục như Jenkins và container như Docker ( Jenkins là gì? và Docker là gì? , hãy click vào đường link để tìm hiểu thêm nhé) cùng...

7 lý do bạn không nên sử dụng TypeScript
TypeScript có phải là con ác chủ bài, ngôn ngữ của tương lai, viết TypeScript thì mọi thứ sẽ không thể nào còn lỗi, những lý do khiến bạn phải suy nghĩ lại những nhận định trên Rất nhiều người yêu TypeScript, nó “giải quyết” rất nhiều vấn đề mà JS gặp phải, một ngôn ngữ “thay thế” cho JS, nó sẽ báo bạn ngay nếu code bạn có vấn đề và dễ đọc hơn. Có nhiều nhiều lý do được đưa ra để bạn nên dùng TypeScript, bài này ngược lại đưa cho bạn 7 lý do không nên dùng TypeScript Tìm việc làm Typescript lương cao lên đến 3000 USD Quá mạo hiểm Tại sao lại mạo hiểm? Nếu TypeScript thêm định nghĩa type và kiểm tra lúc compile, IDE còn thông báo ngay lúc nếu kiểu dữ liệu không khớp. Chính xác đó là lý do. TypeScript chỉ kiểm tra kiểu dữ liệu lúc compile và chỉ sử dụng kiểu có định nghĩa. Tất cả các network call, API và thư viện bổ sung chưa có type sẽ không có cách nào tương tác với TypeScript. Nếu trong JS, chúng ta không đặt giả định về kiểu sẽ nhận được, không tự nhủ “cái này chắc chắn” sẽ trả về kiểu string , chúng ta luôn biết phải kiểm tra giá trị thật sự của biến nhận được trước khi sử dụng. Với TS, bạn phụ thuộc compiler làm việc này, nhưng sẽ có rất nhiều thứ phải làm. Bạn vừa phải bỏ thời gian viết định nghĩa cho từng tỉ tỉ thứ, rồi bỏ thêm mớ thời gian để đảm bảo các định nghĩa bạn viết ra phải đúng lúc chạy, vậy mục tiêu cuối cùng của tất cả những thứ đó là gì? Quá rối...

Tổng hợp những nguồn tài nguyên hữu ích và chất lượng dành cho Dev
Bài viết được sự cho phép của tác giả Trần Anh Tuấn Hôm nay mình muốn chia sẻ những thứ hay ho mà mình đã tổng hợp lại được và đưa nó vào bài viết này. Có rất nhiều tài nguyên, công cụ hữu ích lắm, hi vọng nó sẽ có ích cho các bạn trong công việc cũng như học tập nha. Code Editor & online coding Visual Studio Code Webstorm Brackets codepen.io codesandbox Các tài nguyên học HTML MDN (Mozilla Development Network) W3schools F8 (fullstack.edu.vn) Các tài nguyên học CSS Khoá học HTML CSS từ cơ bản tới nâng cao của mình: Nhấn vô đây nè MDN W3schools F8 Ishadeed CSS-Tricks Git Submodules và ứng dụng trong việc chia sẻ tài nguyên dùng chung Tài nguyên thiết kế web và hình ảnh hot nhất cho Lập trình viên Các tài nguyên học Javascript Khoá học Javascript từ cơ bản tới nâng cao của mình: Nhấn vô đây luôn nè MDN F8 You don’t know JS Eloquent Javascript Head first Javascript Toidicodedao W3schools Các tài nguyên về màu sắc ColorHunt Flat UI Colors UI Gradients Grabient Material Palette Coolors Các tài nguyên về hình ảnh Unsplash Freepik Pexels Pixabay Randomuser Picsum Xem thêm việc làm UX/UI Design hấp dẫn trên Station D Các tài nguyên về Icons Ionicons Fontawesome Boxicons Icomoons Heroicons FlatIcon Các tài nguyên về thiết kế, cảm hứng CollectUI Dribbble Awwwards One Page Love Medium.muz.li UI8 Các trang web, cộng đồng, blog hay Stack Overflow CSS-Tricks Smashing Magazine Codrops Ishadeed Evondev ^^! Các tài nguyên học tiếng Anh Youtube: English Conversation của Trung Mai Các tài nguyên học Photoshop Youtube: Thuỳ Uyên Training channel Các Chrome extensions nên cài Eyedropper color: Lấy mã màu Page Ruler Redux: Đo kích thước Visbug Javascript and CSS Code beautifier...

20 tài liệu học Python thiết thực để trở thành lập trình viên chuyên nghiệp
Python là một ngôn ngữ lập trình bậc cao cho các mục đích lập trình đa năng, do Guido van Rossum tạo ra và lần đầu ra mắt vào năm 1991 . Python được thiết kế với ưu điểm mạnh là dễ đọc, dễ học và dễ nhớ. Với các đặc điểm gần như là triết lý căn bản của ngôn ngữ Python như: “đẹp đẽ tốt hơn xấu xí, minh bạch tốt hơn che đậy, đơn giản tốt hơn phức tạp, phức tạp tốt hơn rắc rối và dễ đọc” được trình bày trong tài liệu “The Zen of Python”. Ngôn ngữ lập trình Python có hình thức rất sáng sủa, cấu trúc rõ ràng, thuận tiện cho người mới học lập trình. Cấu trúc của Python còn cho phép người sử dụng viết command code với số lần gõ phím tối thiểu. Với việc tài liệu lập trình Python hiện nay tuy có nhiều nhưng tài liệu Python tiếng Việt lại khá ít, hi vọng bài viết tổng hợp dưới đây bao gồm tài liệu tiếng Việt và tiếng Anh sẽ giới thiệu đến các bạn để học tập và trao dồi kiến thức về ngôn ngữ này tốt hơn, dựa theo các tài liệu này các bạn có thể tự học ngôn ngữ lập trình Python từ cơ bản tới nâng cao cũng như được cập nhật kiến thức mới nhất từ các chuyên gia. Các vị trí python tuyển dụng từ top công ty tập đoàn Tại sao nên học Python? Điểm nổi bật nhất của Python so với các ngôn ngữ khác đó chính là nhờ cú pháp cực kỳ đơn giản và thanh lịch, rất thích hợp cho các bạn newbie chưa biết gì về lập trình, nhưng không vì thế mà đánh giá...

Cách trở thành 1 Kỹ sư Phần mềm thực tập chỉ với 4 tháng tự học
Mình không thể ngờ rằng mình đã trở thành kỹ sư phần mềm thực tập tại 1 công ty có tiếng chỉ với 4 tháng tự học, dù từng là 1 tay mơ và tự học lập trình chỉ vào khoản tháng Giêng đầu năm. Trong xã hội ngày nay, dù ở bất cứ lĩnh vực nào, để tìm 1 internship (thực tập) khá là khó khăn, nói chi là trở thành 1 kỹ sư phần mềm thực tập , nhất là đối với 1 tay lơ-tơ-mơ như mình. Trải qua cả 1 quá trình dài với khá nhiều công đoạn: gửi CV IT nè, nghiên cứu để trả lời các câu hỏi chuyên ngành, dĩ nhiên nó làm mình ám ảnh trong suốt 1 thời gian, và phần tệ hơn: các bạn sẽ trải qua nó hết lần này đến lần khác. Và để nhận được lời đề nghị cho bản thân như bây giờ, các bạn chắc cũng không ngờ là mình đã phải rải đơn tới hàng trăm công ty, nước chảy đá mòn, giờ thì mình đã quá quen thuộc với những khó khăn này rồi. Đừng quá lo lắng, mình đã làm được, vậy thì các bạn, các lập trình viên , cũng sẽ làm được, chỉ cần cứng rắn 1 tí và học đúng phương pháp thôi. Giới thiệu khá dài dòng rồi, giờ mình sẽ đi vào phần chính, và dưới đây là bản ghi chép các bước hướng dẫn và những bước quan trọng qua kinh nghiệm để trở thành 1 kỹ sư phần mềm thực tập mà mình đã trải qua và đã thực hiện. BƯỚC 1: ĐỂ TRỞ THÀNH KỸ SƯ PHẦN MỀM THỰC TẬP – HÃY HỌC CĂN BẢN !!! Rõ ràng dù có là thiên tài và làm...

Tổng hợp tài liệu môn học ngành công nghệ thông tin (Phần 2)
Tài liệu ngành công nghệ thông tin đã tiếp tục được Station D tổng hợp, Station D xin tiếp tục gửi đến cho các bạn phần tiếp theo các môn học của ngành CNTT tại Việt Nam, đặc biệt là những bạn sinh viên ngành Công nghệ thông tin đang sắp làm quen với các môn học chuyên ngành. Hi vọng tài liệu ngành công nghệ thông tin sẽ giúp cho các bạn học tập được hiệu quả hơn khi còn đang chập chững những bước đầu trên con đường trở thành 1 lập trình viên tương lai! Tài liệu làm chủ Python trong vòng 4 tuần (Phần 1) Tài liệu làm chủ Python trong vòng 4 tuần (Phần 2) Phần này sẽ là nội dung các môn học thuộc ‘Kiến thức cơ sở ngành’, bao gồm: 1. Cấu trúc dữ liệu và giải thuật 🌟 : Trong khoa học máy tính, cấu trúc dữ liệu là một cách lưu dữ liệu trong máy tính sao cho nó có thể được sử dụng một cách hiệu quả. Thuật toán, còn gọi là giải thuật, là một tập hợp hữu hạn của các chỉ thị hay phương cách được định nghĩa rõ ràng cho việc hoàn tất một số sự việc từ một trạng thái ban đầu cho trước; khi các chỉ thị này được áp dụng triệt để thì sẽ dẫn đến kết quả sau cùng như đã dự đoán trước. Bài giảng ⭐️ : https://bit.ly/cau-truc-du-lieu-va-giai-thuat Đề thi ⭐️ : https://bit.ly/de-thi-cau-truc-du-lieu-va-thuat-toan 2. Cơ sở dữ liệu: Cơ sở dữ liệu (Database) là một tập hợp các dữ liệu có tổ chức, thường được lưu trữ và truy cập điện tử từ hệ thống máy tính. Khi cơ sở dữ liệu phức tạp hơn, chúng thường được phát triển bằng cách...

Kiến thức C cho người mới và cách tự học lập trình C
Ngôn ngữ lập trình C là một trong những ngôn ngữ lập trình được ưa chuộng nhất hiện nay, từ các dự án nhỏ đến các dự án lớn và phức tạp. Cùng Station D tìm hiểu tất tần tật về ngôn ngữ lập trình này, bên cạnh đó chúng tôi cũng tổng hợp một số tài liệu và cách học lập trình C hiệu quả nhất. Khái niệm ngôn ngữ lập trình C Ngôn ngữ lập trình C là một ngôn ngữ lập trình bậc cao, đa chức năng (general-purpose), cung cấp giao diện trực tiếp, nhất quán và mạnh mẽ cho các hệ thống lập trình. Đây là lý do vì sao ngôn ngữ C được áp dụng rộng rãi trong việc phát triển phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng và các hệ thống nhúng. Sự linh hoạt và mạnh mẽ của ngôn ngữ C khiến nó được gọi là “mẹ của mọi ngôn ngữ”. Nhiều ngôn ngữ lập trình khác được phát triển dựa trên C như C++ , PHP, JavaScript, Java , Python, và Perl. Bởi vì là một ngôn ngữ có tính chất general-purpose, C có khả năng thích ứng tốt với phát triển hệ thống, ví dụ như hệ điều hành, trình biên dịch và trình điều khiển mạng. Tuy nhiên một số người cho rằng cú pháp của C có thể phức tạp và khó học, trong khi những người khác nhấn mạnh vấn đề thiếu chuẩn hóa. Cùng tìm hiểu sâu hơn về ngôn ngữ lập trình C ở các phần tiếp theo cũng Station D! Việc làm lập trình C mới nhất tại Station D Lịch sử hình thành và phát triển của C programming language Lịch sử hình thành và phát triển của ngôn ngữ lập trình C...

Nguồn tự học web front-end và web configuration ngon bổ rẻ
Lập trình web là công việc đòi hỏi nhiều kĩ năng và kiến thức chuyên môn khó. Có rất nhiều phương pháp để tự học, nhưng đa phần trong số đó đều đã lỗi thời và không còn có ích cho các lập trình viên bởi sự phát triển chóng mặt của ngành công nghệ này. Nếu bạn đang tìm kiếm những nguồn tài liệu miễn phí trên Internet thì xin chúc mừng, bạn đã đến đúng địa chỉ. Bài viết này sẽ cung cấp cho thần dân nhà dev những nguồn tự học giúp anh em thoát khỏi thời gian dài vừa fix bug vừa tìm hiểu nguyên nhân tại sao framework của bạn ngừng hoạt động. Front-end căn bản Interneting is Hard Đây là trang web với đầy đủ tài liệu hướng dẫn cách sử dụng HTML và CSS để xây dựng những website hiện đại. Nó sẽ bắt đầu từ góc nhìn của những học viên chưa biết gì về HTML hay CSS. Nếu bạn đang tìm kiếm một nơi cung cấp cho bạn về kiến thức nền tảng như thế thì hãy tham khảo ngay link phía trên. Mozilla Developer Network Đây có lẽ là nguồn tham khảo tốt nhất cung cấp các kiến thức tổng quát về lập trình web và thay thế được cho W3 Schools trong thư viện điện tử của tôi. CSS Diner Luyện tập CSS selector cũng giống như chọn lựa trái cây và rau củ vậy! CSS selector rất quan trọng để xây dựng nên một nền tảng CSS sạch và bền vững. Front-end tuyển dụng lương cao trên Station D Sự tương thích của các đặc tính của browser CanIUse Thực tế là không phải browser nào cũng được tạo ra theo cách giống nhau. CanIUse sẽ chỉ rõ...