Developer Resources

Duyệt các bài viết được gắn thẻ Developer Resources

97 bài viết

7 Hướng đi đáng giá cho mọi Lập trình viên web trong năm 2024

7 Hướng đi đáng giá cho mọi Lập trình viên web trong năm 2024

Bắt đầu 1 năm mới thường là lúc nhìn lại bản thân và đặt mục tiêu mới, và nếu bạn đang build các ứng dụng web trong hay ngoài công việc, thì mình có 7 đề mục tiêu mà bạn có thể xem xét. Những mục tiêu dễ đạt thành tựu này sẽ giúp bạn vào guồng tiếp cận tới việc phát triển web, đặt những xem xét cốt lõi về khả năng tiếp cận của nó. 7 “đầu mục” phấn đấu cho bạn sẽ nêu trong bài này: Nâng cấp lint của bạn bằng một plugin a11y Chọn một extension (tiện ích mở rộng) để thường xuyên kiểm tra code của bạn trên trình duyệt “Làm bạn” với trình đọc màn hình của bạn và học thêm ít nhất 3 kỹ năng Tạm ngưng dùng chuột/ trackpad một thời gian Kiểm tra các heading của bạn Làm quen với các thách thức do Single Page Applications đưa ra Thay đổi định nghĩa của bạn về việc “đã hoàn thành” 1. Tích hợp A11y-Linting vào dự án của bạn Nếu bạn đang làm việc về front-end, có thể bạn đã sử dụng ESLint trong dự án của mình rồi. Đây là công cụ tuyệt vời để đảm bảo các error thông thường được phát hiện sớm nhất có thể, và trước khi chúng được đưa ra vận hành. Các plugin bổ sung có thể tìm quét lỗi (lint) cho các vấn đề truy cập, và 1 trong những công cụ tốt là elsint-plugin-jsx-a11y . Điều này sẽ kiểm tra các vấn đề truy cập mà có thể được phát hiện bởi 1 linter, ví dụ: Đảm bảo form input có những nhãn (label) và ID thích hợp Thuộc tính ‘alt’ thích hợp cho các hình ảnh, bao gồm kiểm tra...

By stationd
Học Javascript 1: Syntax Parser, Execution Context, Lexical Environment là gì

Học Javascript 1: Syntax Parser, Execution Context, Lexical Environment là gì

Author: Khoa Nguyen Tại sao cần biết những thuật ngữ này Thực sự, bạn không cần biết những khái niệm như Syntax Parser , Execution Context , Lexical Environment trong JavaScript là gì vẫn được. Tuy nhiên, nếu bạn muốn hiểu rõ chính xác điều gì đang diễn ra khi code bạn chạy (đương nhiên vẫn dễ hiểu hơn mã máy nha) thì bạn cần phải giải thích được những thuật ngữ khô khan này. Ngoài ra, những thuật ngữ nền tảng này sẽ theo bạn xuyên suốt quá trình học và làm việc với Javascript sau này. Để hiểu những khái niệm khác như: hoisting trong Javascript (Creation Phase vs. Execution Phase), từ khóa this, array functions thì bạn nên hiểu Syntax Parser , Execution Context , Lexical Environment là gì trước. Tuyển dụng lập trình viên Javascript tại đây Syntax Parser là gì? Ngôn ngữ lập trình cũng có nhiều loại. Mình sẽ không phân loại ở bài viết này. Nhưng bạn sẽ thường thấy cụm từ “ngôn ngữ lập trình cấp cao” high level programming language. Javascipt là một trong số đó, vì thế cú pháp (syntax) của nó khá giống ngôn ngữ tự nhiên. Ví dụ muốn viết một hàm thì: function greet(){ var a = “hello world”; } Thực chất Synax Parser cũng chỉ là một chương trình được các lập trình viên khác viết ra mà thôi. Syntax Parser trong Javascript sẽ dịch đoạn code này sang mã máy vì mã máy quá phức tạp và khó, không phải ai cũng học được. Syntax Parser là gì Lexical Environment là gì? Lexical Environment là nơi chúng ta viết code của mình (đặt biến, hằng, hàm ở đâu?) Và điều này rất quan trọng. Như đã nói ở Syntax Parser, code ta viết sẽ được...

By stationd
10 PHP Instagram Scripts & Widgets tốt nhất

10 PHP Instagram Scripts & Widgets tốt nhất

Dù bạn có dùng Instagram cho công việc hay giải trí thì nó vẫn là một công cụ tuyệt vời để kết nối bạn bè, khách hàng và cả người hâm mộ. Tuy vậy, quá trình tạo ra một tài khoảng với hàng trăm kết nối trở lên có thể sẽ rất tốn thời gian. Vì vậy mà bất kì tool nào có thể rút ngắn thời gian cũng đều trở nên vô cùng giá trị trong mắt người dùng. Hôm nay, tôi sẽ liệt kê ra 10 PHP Instagram scripts và widgets tốt nhất trên CodeCanyon , với những tính năng như tự động hóa function, giúp download hình ảnh và nhiều task khác nữa. Nextpost Instagram Automation tools sẽ là những trợ thủ vô cùng đắc lực giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian cho người dùng. Trong đó, phải kể đến Nextpost Instagram . Trước hết, nó cho phép bạn quản lí một hoặc nhiều tài khoản khác nhau trong cùng một trang. Hơn nữa, Nextpost Instagram còn có thể xếp lịch đăng bài vô cùng tiện lợi. Phần mềm rất dễ cài đặt với thiết kế tập trung cho người dùng mobile. VTGram VTGram cũng là một tool cực kì tuyệt vời khác với nhiều tính năng hơn Nextpost. Với VTGram, người dùng có thể tự động đăng và chia sẻ photos, videos, status cũng như là câu truyện của mình lên tài khoản Instagram nhờ vào tính năng xếp lịch. Bạn cũng có thể dùng hashtags, vị trí và cả tên người dùng để tìm những bài mà bạn thích cũng như auto-like hoặc auto bình luận chỉ với một nút click. Đồng thời, VTGram cũng cho phép bạn tự động follow các người dùng dựa trên hashtag mà họ dùng, vị trí họ ở...

By stationd
Laptop cho lập trình viên giá rẻ dưới 10 triệu

Laptop cho lập trình viên giá rẻ dưới 10 triệu

Việc lựa chọn một chiếc laptop lập trình phù hợp với ngân sách luôn là một bài toán khó, đặc biệt là với những bạn sinh viên, freelancer hay những người mới bắt đầu sự nghiệp lập trình với mức ngân sách hạn chế. Bài viết này của Station D sẽ giúp bạn tổng hợp những thông tin cần thiết để đưa ra quyết định sáng suốt nhất khi chọn mua laptop lập trình dưới 10 triệu đồng . Laptop lập trình dưới 10 triệu nên chọn cấu hình như thế nào? Để có thể đáp ứng tốt các tác vụ lập trình, một chiếc laptop cần có cấu hình ổn định, với tầm giá 10 triệu thì ta không thể yêu cầu quá cao nhưng ít nhất phải đảm bảo các tiêu chí dưới đây để có thể học lập trình ổn: CPU: Nên chọn các dòng CPU Intel Core i3 hoặc i5 thế hệ 10 trở lên, hoặc AMD Ryzen 3 hoặc Ryzen 5. RAM: Tối thiểu 8GB RAM, để có thể chạy đa nhiệm mượt mà và các phần mềm lập trình nặng. Ổ cứng: Ưu tiên SSD để tăng tốc độ khởi động và truy xuất dữ liệu. Dung lượng tối thiểu 256GB. Card đồ họa: Card đồ họa tích hợp (onboard) của Intel hoặc AMD là đủ để đáp ứng nhu cầu lập trình cơ bản. Tuy nhiên, nếu bạn có nhu cầu làm việc với đồ họa 3D hoặc các phần mềm nặng hơn, hãy cân nhắc chọn một chiếc laptop có card đồ họa rời. Tuy nhiên trong tầm giá dưới 10 triệu thì rất khó để tìm một chiếc laptop có card rời, nên cân nhắc tăng ngân sách nếu bạn thật sự có nhu cầu. Màn hình: Nên chọn màn hình...

By stationd
Nên đặt câu hỏi gì khi phỏng vấn vào 1 công ty công nghệ?

Nên đặt câu hỏi gì khi phỏng vấn vào 1 công ty công nghệ?

Khi tôi, ở vị trí senior, ứng tuyển vào MIT cho vị trí full-time đầu tiên, phần khiến tôi lo sợ nhất không phải là thiết kế thuật toán hay phân tích phức tạp gì, mà chính là khoảnh khắc vào cuối buổi phỏng vấn – khi được hỏi: “Bạn có câu hỏi gì với công ty không?” Tôi thực sự rất lo, không biết liệu nếu mình đặt ra câu hỏi khó có khiến họ có cái nhìn thiếu thiện cảm với mình và làm giảm khả năng nhận được offer hay không. Tôi càng không muốn thể hiện mình là 1 người khó làm việc cùng. Trên tất cả, tôi không chắc mình nên hỏi cái gì để thực sự hiểu rõ về công ty đó. 2 năm rưỡi sau, tôi giờ đây đã là software engineer full-time tại Quora và đã trải qua hơn 150 giờ phỏng vấn các ứng viên. Cuối mỗi buổi phỏng vấn, tôi luôn dành ra 5-10 phút để cho phép các ứng viên đặt bất kì câu hỏi nào họ muốn. Vào khoảng thời gian đó, tôi thực sự đánh giá rất cao nếu ai đó đặt ra những câu hỏi đúng trọng tâm. Câu hỏi của họ giúp tôi tập trung vào những yếu tố mà họ thực sự hứng thú, thay vì chỉ nói chung chung về công việc. Dù bạn xin vào vị trí thực tập hay full time, việc đặt cho người phỏng vấn câu hỏi là 1 trong những việc quan trọng nhất mà bạn có thể làm. Lý do là vì: Có những chuyện về 1 công ty mà bạn chỉ có thể biết được bằng cách thực sự nói chuyện với những người làm việc tại đó. Rất nhiều khía cạnh liên quan đến công...

By stationd
Tuyển tập chuẩn “sách giáo khoa” Python

Tuyển tập chuẩn “sách giáo khoa” Python

Python là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, thông dịch, mã nguồn mở, đa mục đích và là ngôn ngữ lập trình được dùng khá phổ biến trên thế giới hiện nay. Python là ngôn ngữ có hình thức rất sáng sủa, cấu trúc rõ ràng, được đánh giá là một ngôn ngữ khá dễ học và là lựa chọn đáng cân nhắc cho những ai mới bắt đầu học lập trình . 10 sách tự học Python miễn phí rất hay Invent Your Own Computer Games with Python Invent Your Own Computer Games with Python sẽ hướng dẫn bạn làm thế nào để tạo ra các trò chơi máy tính sử dụng ngôn ngữ lập trình Python – ngay cả khi bạn chưa biết gì về lập trình trước đó. Bắt đầu bằng cách xây dựng trò chơi cổ điển như Hangman, đoán số, Tic-Tac-Toe, rồi đến các trò chơi phức tạp hơn như trò chơi săn kho báu, trò chơi va chạm với hiệu ứng âm thanh,…. Xuyên suốt quyển sách, bạn sẽ học được các khái niệm về lập trình và toán học quan trọng, các kiến thức khoa học máy tính cơ bản. Đọc sách và làm theo các hướng dẫn, bài tập bạn sẽ có được nền tảng vững chắc về lập trình Python và rất thú vị khi bạn có được những game do chính tay bạn lập trình. Download tài liệu Python Making Games with Python & Pygame Cuốn sách Making Games with Python & Pygame là một cuốn sách lập trình hướng dẫn sử dụng thư viện trò chơi Pygame trên ngôn ngữ lập trình Python. Thay vì giảng dạy các khái niệm lập trình và để bạn loay hoay xây dựng chương trình với các khái niệm đó, cuốn sách...

By stationd
Bí kíp chinh phục tất cả nhà tuyển dụng IT trong vòng phỏng vấn (Phần 1)

Bí kíp chinh phục tất cả nhà tuyển dụng IT trong vòng phỏng vấn (Phần 1)

Mặc dù đã đạt được điểm số cao trong khóa học CS101 thuật toán và môn Data Structures ở trường đại học, tôi vẫn thấy rùng mình với ý nghĩ phải trải qua một cuộc phỏng vấn lập trình với trọng tâm hướng vào các thuật toán và khá lấn cấn khi tìm kinh nghiệm phỏng vấn IT. Do đó tôi đã dành ba tháng sau khi ra trường để tìm hiểu cách cải thiện kỹ năng trả lời các buổi phỏng vấn của mình và thành quả là nhận được đề nghị từ các công ty công nghệ lớn. Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ những mẹo mà mình đã dùng trong quá trình đi phỏng vấn. Xin lưu ý là những câu hỏi theo khuôn mẫu sẽ không nằm trong phạm vi của bài viết này. Có thể bạn quan tâm: Những câu hỏi phỏng vấn về GIT cần nhớ ngay Hẳn bạn cũng biết việc có nhiều khái niệm thuật toán xuất hiện trong buổi phỏng vấn lại ít được dùng tới khi bạn đi làm, nhưng vẫn được hỏi để kiểm tra nền tảng cơ bản. Đương nhiên, tôi cũng đã quên khá nhiều về các thuật toán và cấu trúc dữ liệu này, vốn được chủ yếu được dạy cho những sinh viên năm nhất và năm thứ hai đại học. Song song đó, thật căng thẳng khi phải viết code trong cuộc phỏng vấn, khi có ai đó xem xét kỹ mọi phím tắt mà bạn thực hiện. Điều tồi tệ hơn là với tư cách là người được phỏng vấn, bạn còn cần phải truyền đạt và nói ra suy luận của mình ngay trong buổi phỏng vấn. Tôi từng nghĩ rằng việc có thể suy nghĩ, viết code và giao...

By stationd