Con đường sự nghiệp IT
Duyệt các bài viết được gắn thẻ Con đường sự nghiệp IT
45 bài viết

Database Administrator là gì? Làm thế nào để trở thành một DBA giỏi?
Trong thời đại số hóa ngày càng phát triển như hiện nay, dữ liệu được coi là tài sản vô giá của các tổ chức và doanh nghiệp. Vì thế, việc quản lý và bảo vệ dữ liệu trở thành một nhu cầu cấp thiết. Đó là lý do vì sao vai trò của Database Administrator (DBA) ngày càng trở nên quan trọng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết hơn về vai trò của DBA, các nhiệm vụ và kỹ năng cần thiết để trở thành một DBA thành công. Thế nào là một Database Administrator (DBA)? Database Administrator (DBA) là một chuyên gia quản trị cơ sở dữ liệu, có trách nhiệm quản lý và bảo vệ cơ sở dữ liệu của một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Các nhiệm vụ của một DBA bao gồm thiết kế, triển khai, vận hành, bảo trì, sao lưu và khôi phục cơ sở dữ liệu. DBA cũng phải đảm bảo tính toàn vẹn, an ninh và hiệu suất của cơ sở dữ liệu, đồng thời là người đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các ứng dụng và người dùng cuối sử dụng dữ liệu. Công việc cụ thể của một Database Administrator Công việc của một Database Administrator (DBA) bao gồm nhiều tác vụ khác nhau, ví dụ như: Thiết kế cơ sở dữ liệu: DBA phải thiết kế cấu trúc cơ sở dữ liệu, lựa chọn các phương thức lưu trữ và cấu hình hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) phù hợp với nhu cầu của tổ chức. Triển khai cơ sở dữ liệu: DBA phải cài đặt và cấu hình hệ quản trị cơ sở dữ liệu, tạo ra các bảng, quan hệ, chỉ mục và khóa để...

QA QC là gì? Nhiệm vụ và Chức năng của QA QC
QA và QC là một thuật ngữ khá quen thuộc trong lập trình. Tuy nhiên, với những người mới bước chân vào nghề thì thường hay nhầm lẫn giữa 2 vị trí công việc này. Bởi cả QA và QC đều liên quan đến chất lượng, tuy nhiên mỗi thuật ngữ đều có những khác biệt rõ rệt từ khái niệm đến đặc điểm. Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời được QA là gì? QC là gì? Nhiệm vụ và chức năng của QA QC là gì? Định nghĩa QA là gì? QC là gì? QA là gì? QA (Quality Assurance) là những người chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm thông qua việc đưa ra quy trình làm việc giữa những bên liên quan. QA sẽ tập trung vào việc hoạch định, xây dựng tài liệu và tạo ra một hệ thống tiêu chuẩn chất lượng cho từng sản phẩm. Từ đó đưa ra các nhiệm vụ cụ thể cần làm của từng cấp bậc nhân viên tham gia vào quy trình đó. QC là gì? QC (Quality Control) là những người chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng của sản phẩm. QC sẽ thực hiện các bài kiểm tra chất lượng nhằm đảm bảo sản phẩm đáp ứng đủ và đúng yêu cầu mà QA đã đề ra. Quality Assurance QA trong Software là gì Nhiệm vụ và chức năng của QA QC là gì? Đối với QA QA sẽ làm nhiệm vụ đề xuất, đưa ra những quy trình phát triển (development process) cho sản phẩm để phù hợp với từng dự án cụ thể. Thông thường, các quy trình này được phát triển dựa trên mô hình V-model hay Agile. Ngoài ra, cần phải thông qua việc áp dụng những mô hình...

Amanotes – Kẻ viết tiếp giấc mơ game Việt
Magic Tiles 3 của nhà phát hành Amanotes, xuất sắc đánh bại nhiều đối thủ tầm cỡ như: Pokemon Go, Piano Tiles 2, Candy Crush hay Angry Bird, và vươn lên vị trí số 2 (Top All Game) trên kho tải của Google. Từ sau thành công của Flappy Bird rất ít game Việt có thể tạo tiếng vang lớn trên trường quốc tế đến vậy. Câu chuyện đằng sau thành công “ kì diệu” của Magic Tiles 3 là gì? Thị trường Game Việt cuộc chơi không dành cho tất cả Từ năm 2008 ngành công nghiệp game bắt đầu manh nha ở Việt Nam và thực sự cất cánh với những cái tên như Thuận Thiên Kiếm (VNG), Điện Biên Phủ 7554 (Emobi Games), tiếp đó là sự xuất hiện của vô số các các dự án game, cao trào là vào năm 2014 Flappy Bird xuất hiện, tạo tiếng vang toàn cầu. Nhưng cuộc vui lớn chẳng tày gang, tất cả sớm nhận ra làm game ở Việt Nam nghiệt ngã hơn họ nghĩ rất nhiều: thiếu nhân lực, thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm, cạnh tranh với các sản phẩm nước ngoài, sự ghẻ lạnh của truyền thông nước nhà… Các game Việt lần lượt thất bại ngay trên chính sân nhà. “Cái chết” của chú chim xanh Flappy Bird như giáng một đòn chí tử vào các nhà phát triển game. Rõ ràng, làm game ở thị trường Việt thì đam mê và quyết tâm là chưa đủ để thành công. Amanotes đang viết tiếp giấc mơ game Việt? Amanotes được thành lập từ tháng 12 năm 2014 bởi những người trẻ đam mê khởi nghiệp, thích làm game và đặc biệt yêu âm nhac. Ngay từ đầu được định vị là công ty chuyên...

Các vai trò trong một team phát triển phần mềm
Bài viết được sự cho phép của tác giả Phạm Bình Chào các bạn, Có phải để tạo ra một sản phẩm phần mềm thì chỉ cần các bạn developer thôi là đủ không? Câu trả lời là vừa có … vừa không. Vì một team bao gồm những ai thì phụ thuộc rất nhiều vào quy mô, cũng như tốc tốc độ phát triển của dự án đó. Để các bạn hiểu rõ về các vai trò trong một team phát triển sản phẩm, thì mình sẽ mô tả quá trình thay đổi của một team dự án, từ lúc nó bé xíu, cho tới lúc đã có tương đối đủ thành viên, như vậy bạn sẽ dễ hiểu hơn về vai trò của từng thành viên trong team. Lưu ý: Không phải tất cả các dự án phần mềm đều có sự phát triển giống như trong bài viết này. Mình chỉ lấy ví dụ để các bạn dễ hình dung ra vai trò của từng bộ phận trong team hơn thôi nhé. Vai trò của Developer Developer là dân kỹ thuật chính hiệu, kỹ năng mạnh nhất của họ chính là viết code để tạo ra phần mềm. Thời điểm này, dự án chỉ bao gồm 3 developer. Họ có chung ý tưởng, và quyết định hợp tác với nhau để cùng biến ý tưởng đó thành một sản phẩm thực tế. Họ phác thảo ý tưởng ra giấy, rồi phân chia công việc. Họ cũng bầu ra một leader (gọi là developer leader) để chịu trách nhiệm điều phối, và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Giai đoạn này, công việc chủ yếu là code, đôi khi phát sinh một số công việc khác nhưng không nhiều, cũng không quá khó, họ vẫn có thể tự...

Ngành công nghệ thông tin là gì? Ra trường làm việc gì?
Trong thời đại số ngày nay, công nghệ thông tin không chỉ là một phần của cuộc sống hàng ngày mà còn là trọng tâm của sự phát triển xã hội và kinh tế. Vì vậy, nhiều bạn trẻ đã chọn theo học ngành Công nghệ thông tin với mong ước sẽ có một công việc tốt sau khi ra trường. Vậy bạn đã thật sự biết Ngành công nghệ thông tin là gì? Học ngành công nghệ thông tin ra làm gì? Đâu là những ngành sẽ hot trong tương lai? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này! Ngành công nghệ thông tin là gì? Ngành công nghệ thông tin hay IT (Information Technology) là lĩnh vực nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các hệ thống, phần mềm và mạng máy tính nhằm lưu trữ, xử lý và trao đổi thông tin. Đây là một ngành học liên quan đến việc sử dụng máy tính và phần mềm để quản lý thông tin. Ngành IT bao gồm nhiều nhóm ngành công nghệ thông tin nhỏ như lập trình, quản trị mạng, an ninh mạng, phát triển web, khoa học dữ liệu, trí tuệ nhân tạo và nhiều lĩnh vực khác. Công nghệ thông tin là ngành gì? Ngành công nghệ thông tin học những gì? Ngành Công nghệ Thông tin là một lĩnh vực rộng lớn và đa dạng, cung cấp cho sinh viên nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng để làm việc trong thế giới kỹ thuật số hiện đại. Khi theo học CNTT, sinh viên sẽ học về các kiến thức cơ bản như lập trình, cơ sở dữ liệu, mạng máy tính, an toàn thông tin và phát triển phần mềm. Ngoài ra, họ cũng có cơ hội tiếp cận...

Sinh viên IT “tốt nghiệp” với nỗi lo “thất nghiệp”
Bài viết được sự cho phép của tác giả Lê Nhật Thanh Trải qua hơn 12 năm học hành, sau đó là 4 năm năm học đại học với bao nhiêu hoài bão, ước mơ và những dự định sẽ làm trong tương lai. Và rồi bạn cũng kết thúc thời gian ngồi trên giảng đường đại học và bắt đầu tìm kiếm cho mình một công việc ổn định. Bạn có bao giờ lo lắng mình sẽ thất nghiệp hay không? Trên thực tế, có rất nhiều sinh viên IT ra trường vẫn thất nghiệp (hoặc làm trái ngành). Mặc dù nhu cầu việc làm ngành IT là cực kì cao trong những năm tới (bạn có thể xem báo cáo thị trường IT Việt Nam 2023 trên Station D – hoặc hình bên dưới). Bạn có biết lý do tại sao không? Trong bài viết này, mình sẽ phân tính và đưa ra những lời khuyên. Để cho cánh cửa “thất nghiệp” không bao giờ tìm đến với bạn. #1 CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP TĂNG MẠNH Phần đầu tiên, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về nhu cầu nguồn nhân lực ngành IT trong hiện tại và tương lai gần. Let’s start! Chúng ta thực sự đang ở trong nền công nghiệp 4.0. Nơi mà ngành IT sẽ lên ngôi với hàng ngàn cơ hội nghề nghiệp cực kì hấp dẫn. Cho nên, đối với các bạn sinh viên mới ra trường, bạn sẽ không bao giờ lo lắng về vấn đề “thất nghiệp” như các ngành khác. Các công ty phần mềm luôn luôn thiếu hụt nhân sự. Luôn muốn tìm được những ứng viên phù hợp với nhiều vị trí khác nhau. Bạn hãy nhìn vào biểu đồ sau để hiểu rõ hơn về tình hình...

“AI giờ đã được bình chọn là xu hướng của tương lai, sao developer mình còn chưa tận dụng điều đó?”
AI – một trong những câu chuyện được bàn tán khắp các mặt báo từ đầu 2017 đến nay, đã chính thức trở thành xu hướng công nghệ không thể “tránh” được. Station D đã có buổi gặp gỡ xoay quanh “hành trang” AI mà lập trình viên cần có với anh Nguyễn Thiên Bảo – Tiến sỹ Khoa học máy tính. Với kinh nghiệm hơn 10 năm làm việc tại nước ngoài, sự nghiệp trên đà thăng tiến nhưng anh vẫn quyết định trở về Việt Nam làm việc, giảng dạy, và hiện đang đảm nhiệm chức vụ Giám đốc của Công ty HBB Solutions, một trong những startups đang nắm trong tay những dịch vụ AI ( Artificial Intelligence – Trí tuệ nhân tạo ) đầu tiên trên thị trường. 1/ Anh có thể giới thiệu một chút về HBB Solutions, về những định hướng, hình ảnh chung của công ty? Công ty HBB Solutions được thành lập hơn một năm, vào giữa tháng 8 năm 2016. HBB chuyên cung cấp các dịch vụ về thiết kế Web, Mobile app, hỗ trợ khách hàng trong những dịch vụ làm content, quản trị website, marketing, v.v… Nổi bật của HBB chính là việc tích hợp Trí tuệ nhân tạo vào các sản phẩm Web, Mobile app của công ty. Như các trang mạng đã đưa tin thì Trí tuệ nhân tạo đang trở thành từ khóa cực nóng và được dự đoán là xu hướng không thể tránh khỏi của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Tuy nhiên, việc ứng dụng Trí tuệ nhân tạo còn khá xa lạ tại Việt Nam. Điều đó thể hiện ở việc đầu tư Trí tuệ nhân tạo vào các dự án tại Việt Nam còn rất hạn chế. E ngại...

Các chứng chỉ Tester nên có để theo đuổi sự nghiệp
Bài viết được sự cho phép của BBT Tạp chí lập trình Có rất nhiều các loại chứng chỉ tester dành cho các kiểm thử viên từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp. Các chứng chỉ này sẽ hỗ trợ người kiểm thử ở từng cấp độ để nắm vững các kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực này. Bài viết này xin giới thiệu các loại chứng chỉ mà một kiểm thử viên có thể học để cải thiện kiến thức và kỹ năng của mình trên hành trình sự nghiệp Chứng chỉ ISTQB ISTQB là chứng chỉ kiểm thử phần mềm hàng đầu. ISTQB có rất nhiều level thi, bạn nên có ít nhất 1 hoặc 2 loại chứng chỉ này. ISTQB–Foundation Level: Cung cấp kiến thức nền tảng và những kỹ năng cần thiết về kiểm thử phần mềm, thiết kế test case, estimation, quản lý trong kiểm thử phần mềm. ISTQB- Advanced Level : Mức độ nâng cao với 3 chứng chỉ riêng biệt, bạn có thể chọn 1 trong 3 chứng chỉ để thi. ISTQB Test Analyst: Dành cho các tester chuyên kiểm tra functional test với các kỹ thuật thiết kế test case và coverage nâng cao. ISTQB Test Manager: Dành cho người quản lý test, cải tiến quy trình test và kiểm soát hoạt động test. ISTQB Advanced Technical Test Analyst: Dành cho tester chuyên kiểm thử về structure test và non-functional test. ISTQB Expert Level: Mức độ chuyên gia Tester là gì? Kỹ năng cần thiết để trở thành một Tester Giao tiếp giữa Tester và Dev Chứng chỉ Tester ISTQB Foundation Level (CTFL) Chứng chỉ ISTQB Foundation Level (CTFL) dành cho bất kỳ ai quan tâm đến việc thể hiện kiến thức cơ bản về kiểm thử phần mềm. Bao gồm các...

Top 10 câu hỏi phỏng vấn Java Developer thường gặp
Trong top những ngôn ngữ lập trình phổ biến thì Java luôn luôn có một vị trí vững chắc; cũng vì thế mà nhu cầu tuyển dụng Java Developer luôn cao cho bất cứ lĩnh vực nào. Để chuẩn bị cho một buổi phỏng vấn vị trí lập trình viên Java, bài viết hôm nay mình cùng các bạn liệt kê ra top 10 câu hỏi phỏng vấn Java Developer thường gặp nhất cùng cách trả lời cụ thể nhé. Câu 1: Bạn có thể nói gì về Java? Java là một ngôn ngữ lập trình bậc cao, hướng đối tượng, dựa trên class (lớp); được phát triển bởi Sun Microsystems từ những năm 1995, hiện nay thuộc sở hữu của Oracle. Đặc điểm nổi bật nhất của Java là khả năng cho phép các nhà phát triển ứng dụng viết code một lần và có thể chạy ở mọi nơi. Để làm được điều này thì các ứng dụng Java sẽ được biên dịch thành bytecode, sau đó chạy trên nền máy ảo JVM đã được cài sẵn trên nền tảng hệ điều hành. Cú pháp của Java tương tự như C và C++; phiên bản mới nhất hiện nay là Java 19 phát hành tháng 9/2022. Java được sử dụng trong đa dạng các lĩnh vực: Desktop Application Web Application Enterprise Application (phổ biến như các nghiệp vụ ngân hàng) Mobile Application Hệ thống nhúng Robotic, Smarthome Game Top 10 câu hỏi phỏng vấn JavaScript cực chi tiết Top 7 câu hỏi phỏng vấn Backend Developer Câu 2: Các tính năng nổi trội của Java Những tính năng nổi trội của ngôn ngữ lập trình Java : Hướng đối tượng : tất cả trong Java đều là Object nên có thể dễ dàng mở rộng Nền tảng độc...

Trở thành Solution Architect có khó không?
Bài viết được sự cho phép của tác giả Edward Thien Hoang Solution Architect hay còn được gọi là Kiến trúc sư Giải pháp là một job title trong các công ty software. Bài viết này nhằm cung cấp cho các bạn đang là software engineer một lộ trình để có thể up skill của mình lên vai trò mới là Solution Architect . Lưu ý bài viết chỉ mang tính chất tham khảo từ kinh nghiệm cá nhân của mình. Trước tiên, định nghĩa về Solution Architect Có rất nhiều role về Architect trong một doanh nghiệp bao gồm: Enterprise architects, Domain architects, Solution architects, Data architects, Technical architects, Security architects, Infrastructure architects, Application architects hoặc thậm chí là Cloud Architect như AWS Architect hoặc Azure architects, … Bài viết này không nhằm mục đích là giải thích từng role architect ở trên, mà tập trung vào Solution architects. Có thể hiểu Solution Architect là người chịu trách nhiệm xây dựng giải pháp cho một bài toán hoặc yêu cầu cụ thể từ phía khách hàng. Solution Architect thường chịu trách nhiệm thiết kế mô hình kiến trúc giải pháp và tập trung giải quyết các yêu cầu phi chức năng (non-functional requirements), chẳng hạn như bảo mật, hiệu suất và khả năng mở rộng (scalability). Để hiểu rõ hơn về các công việc phải làm của 1 Solution Architect, bạn có thể đọc series bài viết SOLUTIONS ARCHITECT SERIES Đâu là điểm khác biệt giữa Solution Architect và Software Architect? Giới thiệu về Clean Architecture – Phần 1 Tuy nhiên trong thực tế, Solution Architect có thể đảm nhận luôn vai trò của các Architect khác ví dụ như thiết kế infrastructure, security, data trên nhiều nền tảng khác nhau như on-premise hoặc on Cloud. Có 2 role...