Kết nối JMS Client với ActiveMQ

Công Nghệ
Kết nối JMS Client với ActiveMQ

Bài viết được sự cho phép của tác giả Giang Phan

Trong bài này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách tạo JMS Client (Producer và Consumer) để kết nối đến ActiveMQ server, cũng như sự khác biệt trong việc phân phối tin nhắn giữa Queue va Topic.

Tạo ActiveMQ project

Tạo maven project và mở file pom.xml, khai báo dependency như sau:

<?xml version="1.0" encoding="UTF-8"?> <project xmlns="http://maven.apache.org/POM/4.0.0" xmlns:xsi="http://www.w3.org/2001/XMLSchema-instance" xsi:schemaLocation="http://maven.apache.org/POM/4.0.0 http://maven.apache.org/xsd/maven-4.0.0.xsd">     <modelVersion>4.0.0</modelVersion>     <groupId>com.gpcoder</groupId>     <artifactId>activemq-example</artifactId>     <version>1.0-SNAPSHOT</version>     <properties>         <java.version>1.8</java.version>         <maven.compiler.target>1.8</maven.compiler.target>         <maven.compiler.source>1.8</maven.compiler.source>     </properties>     <dependencies>         <!-- https://mvnrepository.com/artifact/org.apache.activemq/activemq-client -->         <dependency>             <groupId>org.apache.activemq</groupId>             <artifactId>activemq-client</artifactId>             <version>5.15.12</version>         </dependency>         <!-- https://mvnrepository.com/artifact/org.apache.qpid/qpid-jms-client -->         <dependency>             <groupId>org.apache.qpid</groupId>             <artifactId>qpid-jms-client</artifactId>             <version>0.50.0</version>         </dependency>     </dependencies>     <build>         <plugins>             <!-- https://mvnrepository.com/artifact/org.apache.maven.plugins/maven-compiler-plugin -->             <plugin>                 <groupId>org.apache.maven.plugins</groupId>                 <artifactId>maven-compiler-plugin</artifactId>                 <version>3.8.1</version>                 <configuration>                     <source>1.8</source>                     <target>1.8</target>                 </configuration>             </plugin>             <!-- include all the dependencies into the jar for easier to execute the application -->             <!-- https://mvnrepository.com/artifact/org.fusesource.mvnplugins/maven-uberize-plugin -->             <plugin>                 <groupId>org.fusesource.mvnplugins</groupId>                 <artifactId>maven-uberize-plugin</artifactId>                 <version>1.45</version>                 <executions>                     <execution>                         <phase>package</phase>                         <goals>                             <goal>uberize</goal>                         </goals>                     </execution>                 </executions>             </plugin>         </plugins>     </build> </project>

Chúng ta chỉ cần sử dụng 1 trong 2 thư viện JMS Client: activemq-client hoặc qpid-jms-client. Trong bài này, tôi muốn giới thiệu với các bạn cả 2, nên cần include cả 2 thư viện này.

  • activemq-client : nếu muốn kết nối thông qua giao thức TCP.
  • qpid-jms-client : nếu muốn kết nối thông qua giao thức AMQP.

Tạo Producer và Consumer

Kết nối JMS Client với ActiveMQ

Tạo Producer

Các bước thực hiện:

  • Tạo ConnectionFactory : xác định remote URI đến ActiveMQ server. ActiveMQ hỗ trợ nhiều loại giao thức khác nhau, trong ví dụ này, tôi sẽ sử dụng giới các bạn cách tạo ConnectionFactory sử dụng giao thức AMQP và TCP.
    • remoteURI sử dụng AMQP: amqp://localhost:5672
    • remoteURI sử dụng TCP: tcp://localhost:61616
  • Tạo Connection từ ConnectionFactory, cần cung cấp username và password.
  • Tạo Session: mỗi Connection có thể có nhiều Session quản lý những thứ như Transaction và lưu giữ Message riêng biệt.
  • Tạo Destination: là một địa chỉ của một Topic hoặc Queue cụ thể được lưu trữ bởi JMS broker.
  • Tạo Producer: producer dành riêng cho một Destination, nó chỉ có thể gửi tin nhắn đến một Topic hoặc Queue cụ thể.
  • Tạo Message: Mỗi khi muốn gửi tin nhắn đến Topic hoặc Queue, cần phải tạo một đối tượng Message. Có một vài loại khác nhau: text, binary, object, IO stream. Trong ví dụ này, tôi chỉ gửi một tin nhắn dạng text, đây là một trong những dạng đơn giản nhất.
  • Gửi Message: thực hiện gửi message đến JMS Broker.
  • Đóng kết nối: sau khi sử dụng xong cần đóng kết nối. Điều này nói với JMS broker rằng nó có thể giải phóng các tài nguyên được sử dụng cho kết nối đó.

Ví dụ:

package com.gpcoder; import org.apache.activemq.ActiveMQConnectionFactory; import org.apache.qpid.jms.JmsConnectionFactory; import javax.jms.*; import java.io.BufferedReader; import java.io.InputStreamReader; class Producer {     public static void main(String[] args) throws Exception {         System.out.println("Create a ConnectionFactory");         // ActiveMQConnectionFactory connectionFactory = new ActiveMQConnectionFactory("tcp://localhost:61616");         ConnectionFactory connectionFactory = new JmsConnectionFactory("amqp://localhost:5672");         System.out.println("Create a Connection");         Connection connection = connectionFactory.createConnection("admin", "admin");         connection.start();         System.out.println("Create a Session");         Session session = connection.createSession(false, Session.AUTO_ACKNOWLEDGE);         System.out.println("Create a Topic/ Queue based on the given parameter");         Destination destination = null;         if (args.length > 0 && args[0].equalsIgnoreCase("QUEUE")) {             destination = session.createQueue("gpcoder-jms-queue");         } else if (args.length > 0 && args[0].equalsIgnoreCase("TOPIC")) {             destination = session.createTopic("gpcoder-jms-topic");         } else {             System.out.println("Error: You must specify Queue or Topic");             connection.close();             System.exit(1);         }         System.out.println("Create a Producer to send messages to one Topic or Queue.");         MessageProducer producer = session.createProducer(destination);         System.out.println("Start sending messages ... ");         try (BufferedReader br = new BufferedReader(new InputStreamReader(System.in));) {             String response;             do {                 System.out.print("Enter message: ");                 response = br.readLine().trim();                 TextMessage msg = session.createTextMessage(response);                 producer.send(msg);             } while (!response.equalsIgnoreCase("close"));         }         System.out.println("Shutdown JMS connection and free resources");         connection.close();         System.exit(1);     } }

Tạo Consumer

Các bước thực hiện tương tự như tạo Producer, khác biệt duy nhất là thay vì tạo Producer để gửi tin nhắn, ta tạo Consumer để nhận tin nhắn.

package com.gpcoder; import org.apache.activemq.ActiveMQConnectionFactory; import org.apache.qpid.jms.JmsConnectionFactory; import javax.jms.Connection; import javax.jms.Session; import javax.jms.Destination; import javax.jms.MessageConsumer; import javax.jms.TextMessage; import javax.jms.*; class Consumer {     public static void main(String[] args) throws JMSException {         System.out.println("Create a ConnectionFactory");         // ActiveMQConnectionFactory connectionFactory = new ActiveMQConnectionFactory("tcp://localhost:61616");         ConnectionFactory connectionFactory = new JmsConnectionFactory("amqp://localhost:5672");         System.out.println("Create a Connection");         Connection connection = connectionFactory.createConnection("admin", "admin");         connection.start();         System.out.println("Create a Session");         Session session = connection.createSession(false, Session.AUTO_ACKNOWLEDGE);         System.out.println("Create a Topic/ Queue based on the given parameter");         Destination destination = null;         if (args.length > 0 && args[0].equalsIgnoreCase("QUEUE")) {             destination = session.createQueue("gpcoder-jms-queue");         } else if (args.length > 0 && args[0].equalsIgnoreCase("TOPIC")) {             destination = session.createTopic("gpcoder-jms-topic");         } else {             System.out.println("Error: You must specify Queue or Topic");             connection.close();             System.exit(1);         }         System.out.println("Create a Consumer to receive messages from one Topic or Queue.");         MessageConsumer consumer = session.createConsumer(destination);         System.out.println("Start receiving messages ... ");         String body;         do {             Message msg = consumer.receive();             body = ((TextMessage) msg).getText();             System.out.println("Received = " + body);         } while (!body.equalsIgnoreCase("close"));         System.out.println("Shutdown JMS connection and free resources");         connection.close();         System.exit(1);     } }

Chạy ứng dụng

Trước hết, chúng ta cần package ứng dụng trên thành gói jar, chạy lệnh: mvn clean install

Sau khi chạy lệnh trên, trong thư mục target của project, chúng ta có gói: activemq-example-1.0-SNAPSHOT.jar

Start ActiveMQ Server: xem lại bài viết trước “Cài đặt ActiveMQ“.

Trường hợp JMS Queue

Kết nối JMS Client với ActiveMQ

Mô hình P2P (Point to Point) đảm bảo chỉ có một người gửi và một người nhận tin nhắn.

Nhiều Consumer và một Producer

Mở 2 console và chạy lệnh sau để start 2 JMS Consumer:

java -cp target/activemq-example-1.0-SNAPSHOT.jar com.gpcoder.Consumer Queue

Mở thêm 1 console khác để start JMS Producer:

java -cp target/activemq-example-1.0-SNAPSHOT.jar com.gpcoder.Producer Queue

Chúng ta có kết quả như sau:

Kết nối JMS Client với ActiveMQ

Nhập một vài giá trị ở cửa sổ Producer, chúng ta có kết quả sau:

Kết nối JMS Client với ActiveMQ

Như bạn thấy, một tin nhắn chỉ được gửi cho một client tại một thời điểm và client thay phiên nhau nhận tin nhắn.

Hãy đóng các console trên bằng cách enter “exit” trên console của Producer hoặc Ctrl + C.

Producer gửi message trước khi Consumer start

Tiếp tục hãy test thử một trường hợp khác: Start Producer và gửi một vài message:

Kết nối JMS Client với ActiveMQ

Sau đó start Consumer và check kết quả.

Kết nối JMS Client với ActiveMQ

Bạn có thể thấy rằng, người nhận không cần active tại thời điểm Producer gửi message. JMS Broker sẽ deliver message ngay khi Consumer active.

Trường hợp JMS Topic

Kết nối JMS Client với ActiveMQ

Mô hình Pub/ Sub (Publisher/ Subscriber) cho phép 1 người gửi và nhiều người nhận.

Mở 2 console và chạy lệnh sau để start 2 JMS Consumer:

java -cp target/activemq-example-1.0-SNAPSHOT.jar com.gpcoder.Consumer Topic

Mở thêm 1 console khác để start JMS Producer:

java -cp target/activemq-example-1.0-SNAPSHOT.jar com.gpcoder.Producer Topic

Chúng ta có kết quả như sau:

Kết nối JMS Client với ActiveMQ

Nhập một vài giá trị ở cửa sổ Producer, chúng ta có kết quả sau:

Kết nối JMS Client với ActiveMQ

Như bạn thấy, mỗi khi Producer gửi một tin nhắn thì tất cả consumer đều nhận được ngay tức thì. Khi bạn nhập “close” thì chương trình cũng kết thúc và đóng connection.

Hãy đóng các console trên bằng cách enter “exit” trên console của Producer hoặc Ctrl + C.

Tiếp tục hãy test thử một trường hợp khác: start Producer và gửi một vài message. Sau đó start Consumer. Bạn sẽ thấy rằng, Consumer không nhận được message của Producer đã gửi từ trước. Mỗi Consumer sẽ chỉ nhận được message từ Topic sau khi đã subscription.

Mở admin page của ActiveMQ để kiểm tra lại Topic và Queue đã tạo: http://localhost:8161/admin/

Trang Queues:

Kết nối JMS Client với ActiveMQ

Trang Topics:

Kết nối JMS Client với ActiveMQ

Bài viết gốc được đăng tải tại gpcoder.com

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm Việc làm IT hấp dẫn trên Station D

Bài viết liên quan

Bộ cài đặt Laravel Installer đã hỗ trợ tích hợp Jetstream

Bộ cài đặt Laravel Installer đã hỗ trợ tích hợp Jetstream

Bài viết được sự cho phép của tác giả Chung Nguyễn Hôm nay, nhóm Laravel đã phát hành một phiên bản chính mới của “ laravel/installer ” bao gồm hỗ trợ khởi động nhanh các dự án Jetstream. Với phiên bản mới này khi bạn chạy laravel new project-name , bạn sẽ nhận được các tùy chọn Jetstream. Ví dụ: API Authentication trong Laravel-Vue SPA sử dụng Jwt-auth Cách sử dụng Laravel với Socket.IO laravel new foo --jet --dev Sau đó, nó sẽ hỏi bạn thích stack Jetstream nào hơn: Which Jetstream stack do you prefer? [0] Livewire [1] inertia > livewire Will your application use teams? (yes/no) [no]: ... Nếu bạn đã cài bộ Laravel Installer, để nâng cấp lên phiên bản mới bạn chạy lệnh: composer global update Một số trường hợp cập nhật bị thất bại, bạn hãy thử, gỡ đi và cài đặt lại nha composer global remove laravel/installer composer global require laravel/installer Bài viết gốc được đăng tải tại chungnguyen.xyz Có thể bạn quan tâm: Cài đặt Laravel Làm thế nào để chạy Sql Server Installation Center sau khi đã cài đặt xong Sql Server? Quản lý các Laravel route gọn hơn và dễ dàng hơn Xem thêm Tuyển dụng lập trình Laravel hấp dẫn trên Station D

By stationd
Principle thiết kế của các sản phẩm nổi tiếng

Principle thiết kế của các sản phẩm nổi tiếng

Tác giả: Lưu Bình An Phù hợp cho các bạn thiết kế nào ko muốn làm code dạo, design dạo nữa, bạn muốn cái gì đó cao hơn ở tầng khái niệm Nếu lập trình chúng ta có các nguyên tắc chung khi viết code như KISS , DRY , thì trong thiết kế cũng có những nguyên tắc chính khi làm việc. Những nguyên tắc này sẽ là kim chỉ nam, nếu có tranh cãi giữa các member trong team, thì cứ đè nguyên tắc này ra mà giải quyết (nghe hơi có mùi cứng nhắc, mình thì thích tùy cơ ứng biến hơn) Tìm các vị trí tuyển dụng designer lương cao cho bạn Nguyên tắc thiết kế của GOV.UK Đây là danh sách của trang GOV.UK Bắt đầu với thứ user cần Làm ít hơn Thiết kế với dữ liệu Làm mọi thứ thật dễ dàng Lặp. Rồi lặp lại lần nữa Dành cho tất cả mọi người Hiểu ngữ cảnh hiện tại Làm dịch vụ digital, không phải làm website Nhất quán, nhưng không hòa tan (phải có chất riêng với thằng khác) Cởi mở, mọi thứ tốt hơn Bao trừu tượng luôn các bạn, trang Gov.uk này cũng có câu tổng quát rất hay Thiết kế tốt là thiết kế có thể sử dụng. Phục vụ cho nhiều đối tượng sử dụng, dễ đọc nhất nhất có thể. Nếu phải từ bỏ đẹp tinh tế – thì cứ bỏ luôn . Chúng ta tạo sản phẩm cho nhu cầu sử dụng, không phải cho người hâm mộ . Chúng ta thiết kế để cả nước sử dụng, không phải những người đã từng sử dụng web. Những người cần dịch vụ của chúng ta nhất là những người đang cảm thấy khó sử dụng dịch...

By stationd
Hiểu về trình duyệt – How browsers work

Hiểu về trình duyệt – How browsers work

Bài viết được sự cho phép của vntesters.com Khi nhìn từ bên ngoài, trình duyệt web giống như một ứng dụng hiển thị những thông tin và tài nguyên từ server lên màn hình người sử dụng, nhưng để làm được công việc hiển thị đó đòi hỏi trình duyệt phải xử lý rất nhiều thông tin và nhiều tầng phía bên dưới. Việc chúng ta (Developers, Testers) tìm hiểu càng sâu tầng bên dưới để nắm được nguyên tắc hoạt động và xử lý của trình duyệt sẽ rất hữu ích trong công việc viết code, sử dụng các tài nguyên cũng như kiểm thử ứng dụng của mình. Cách để npm packages chạy trong browser Câu hỏi phỏng vấn mẹo về React: Component hay element được render trong browser? Khi hiểu được cách thức hoạt động của trình duyệt chúng ta có thể trả lời được rất nhiều câu hỏi như: Tại sao cùng một trang web lại hiển thị khác nhau trên hai trình duyệt? Tại sao chức năng này đang chạy tốt trên trình duyệt Firefox nhưng qua trình duyệt khác lại bị lỗi? Làm sao để trang web hiển thị nội dung nhanh và tối ưu hơn một chút?… Hy vọng sau bài này sẽ giúp các bạn có một cái nhìn rõ hơn cũng như giúp ích được trong công việc hiện tại. 1. Cấu trúc của một trình duyệt Trước tiên chúng ta đi qua cấu trúc, thành phần chung và cơ bản nhất của một trình duyệt web hiện đại, nó sẽ gồm các thành phần (tầng) như sau: Thành phần nằm phía trên là những thành phần gần với tương tác của người dùng, càng phía dưới thì càng sâu và nặng về xử lý dữ liệu hơn tương tác. Nhiệm...

By stationd
Thị trường EdTech Vietnam- Nhiều tiềm năng nhưng còn bị bỏ ngỏ tại Việt Nam

Thị trường EdTech Vietnam- Nhiều tiềm năng nhưng còn bị bỏ ngỏ tại Việt Nam

Lĩnh vực EdTech (ứng dụng công nghệ vào các sản phẩm giáo dục) trên toàn cầu hiện nay đã tương đối phong phú với nhiều tên tuổi lớn phân phối đều trên các hạng mục như Broad Online Learning Platforms (nền tảng cung cấp khóa học online đại chúng – tiêu biểu như Coursera, Udemy, KhanAcademy,…) Learning Management Systems (hệ thống quản lý lớp học – tiêu biểu như Schoology, Edmodo, ClassDojo,…) Next-Gen Study Tools (công cụ hỗ trợ học tập – tiểu biểu như Kahoot!, Lumosity, Curriculet,…) Tech Learning (đào tạo công nghệ – tiêu biểu như Udacity, Codecademy, PluralSight,…), Enterprise Learning (đào tạo trong doanh nghiệp – tiêu biểu như Edcast, ExecOnline, Grovo,..),… Hiện nay thị trường EdTech tại Việt Nam đã đón nhận khoảng đầu tư khoảng 55 triệu đô cho lĩnh vực này nhiều đơn vị nước ngoài đang quan tâm mạnh đến thị trường này ngày càng nhiều hơn. Là một trong những xu hướng phát triển tốt, và có doanh nghiệp đã hoạt động khá lâu trong ngành nêu tại infographic như Topica, nhưng EdTech vẫn chỉ đang trong giai đoạn sơ khai tại Việt Nam. Tại Việt Nam, hệ sinh thái EdTech trong nước vẫn còn rất non trẻ và thiếu vắng nhiều tên tuổi trong các hạng mục như Enterprise Learning (mới chỉ có MANA), School Administration (hệ thống quản lý trường học) hay Search (tìm kiếm, so sánh trường và khóa học),… Với chỉ dưới 5% số dân công sở có sử dụng một trong các dịch vụ giáo dục online, EdTech cho thấy vẫn còn một thị trường rộng lớn đang chờ được khai phá. *** Vừa qua Station D đã công bố Báo cáo Vietnam IT Landscape 2019 đem đến cái nhìn toàn cảnh về các ứng dụng công...

By stationd