Có Salt không lo chết đói

Công Nghệ
Có Salt không lo chết đói
Bài viết được sự cho phép của tác giả Nguyễn Việt Hưng Salt là gì Salt (/sɔːlt/ /sɒlt/) là một phần mềm mã nguồn mở, một hệ thống thuộc nhóm Configuration Management (CM), viết bằng Python, sử dụng YAML làm ngôn ngữ giao tiếp với người dùng. Salt làm gì? Tính năng của Salt chia làm 2 phần chính: remote execution và configuration management dựa trên nền tảng remote execution. 10 Lý do nên học Python trong năm 2025 Remote execution chạy lệnh từ xa. Sau khi cài đặt xong salt-master và các salt-minion, từ salt-master có thể chạy bất kì câu lệnh nào trên máy cài salt-minion. Tưởng tượng bạn cần xoá 1 file trên 10 hay 100 máy, chỉ cần gõ 1 câu lệnh và tất cả các minion sẽ chạy câu lệnh ấy. Sức mạnh là vô cùng khủng khiếp, giống như nắm một mạng botnet trong tay vậy. Muốn ping 1 server từ 100 máy? gõ lệnh ping -c N victim , và 100 máy sẽ cùng lúc ping đến máy đích. Configuration management đảm bảo trạng thái các thành phần của hệ thống. Cần đảm bảo 1 service NGINX chạy với file cấu hình nhất định, forward request đến gunicorn app server trên máy ấy, đã cấu hình để chạy một web application viết bằng Python với phiên bản mới nhất lấy từ 1 git repository? Salt làm được tất cả điều đó, và nó có thể đảm bảo rằng mọi thay đổi bằng tay thực hiện trên những thành phần nói trên sẽ bị thay thế bằng những gì đã định trước. Theo Chào Muối, em là ai? Mục tiêu Bài này cài đặt salt qua pip , và dùng salt-ssh để điều khiển máy khác. Mục tiêu đưa ra một bài hướng dẫn...

Bài viết được sự cho phép của tác giả Nguyễn Việt Hưng

Salt là gì

Salt (/sɔːlt/ /sɒlt/) là một phần mềm mã nguồn mở, một hệ thống thuộc nhóm Configuration Management (CM), viết bằng Python, sử dụng YAML làm ngôn ngữ giao tiếp với người dùng.

Salt làm gì?

Tính năng của Salt chia làm 2 phần chính: remote execution và configuration management dựa trên nền tảng remote execution.

Remote execution

chạy lệnh từ xa. Sau khi cài đặt xong salt-master và các salt-minion, từ salt-master có thể chạy bất kì câu lệnh nào trên máy cài salt-minion.

Tưởng tượng bạn cần xoá 1 file trên 10 hay 100 máy, chỉ cần gõ 1 câu lệnh và tất cả các minion sẽ chạy câu lệnh ấy. Sức mạnh là vô cùng khủng khiếp, giống như nắm một mạng botnet trong tay vậy. Muốn ping 1 server từ 100 máy? gõ lệnh ping -c N victim, và 100 máy sẽ cùng lúc ping đến máy đích.

Configuration management

đảm bảo trạng thái các thành phần của hệ thống. Cần đảm bảo 1 service NGINX chạy với file cấu hình nhất định, forward request đến gunicorn app server trên máy ấy, đã cấu hình để chạy một web application viết bằng Python với phiên bản mới nhất lấy từ 1 git repository? Salt làm được tất cả điều đó, và nó có thể đảm bảo rằng mọi thay đổi bằng tay thực hiện trên những thành phần nói trên sẽ bị thay thế bằng những gì đã định trước.

Theo Chào Muối, em là ai?

Mục tiêu

Bài này cài đặt salt qua pip, và dùng salt-ssh để điều khiển máy khác. Mục tiêu đưa ra một bài hướng dẫn thực hành đơn giản hơn bài hướng dẫn trên trang chủ Salt in 10 minutes và mang lại cảm giác giống đang dùng Ansible.

Kết quả: deploy uds bot – 1 chương trình Python lên máy Ubuntu 18.04, cấu hình systemd chạy vù vù.

3 phút dành cho lý thuyết

  • Máy ra lệnh gọi là salt master
  • Máy bị điều khiển, chạy các câu lệnh gọi là salt minion, trong bài này có IP 192.168.0.110
  • Trong bài này, master sẽ truy cập vào minion qua ssh.
  • Máy master không cần quyền gì đặc biệt và đã cài đặt salt trên Python3.6+
  • Máy minion chạy *NIX OS (Ubuntu, Debian, Fedora, .. MacOS), phải có quyền sudo không password hoặc root để toàn quyền điều khiển máy (như cài package qua apt). Salt có hỗ trợ Windows nhưng nằm ngoài phạm vi bài viết này.

Trên máy minion

  • Tạo 1 user mới: sudo adduser saltuser, trả lời các câu hỏi và gõ password
  • sudo không password: thêm saltuser ALL=(ALL) NOPASSWD: ALL vào cuối file /etc/sudoers
  • Có chương trình sshd listen trên port 22, cài bằng lệnh sudo apt install openssh-server, gõ ss -nlt | grep 22 thấy có kết quả là ok.

Trên máy master

Tạo SSH key nếu chưa có:

ls ~/.ssh/id_rsa || ssh-keygen

Copy ssh public key vào minion:

ssh-copy-id saltuser@192.168.0.110
# rồi gõ password saltuser vừa tạo

Cài đặt

Tạo 1 virtualenv:

python3 -m venv saltenv
. saltenv/bin/activate
pip install salt==3002  # do bản 3003 mới nhất đang có bug

Cài xong kiểm tra

$ salt-ssh --version
salt-ssh 3002

Cấu hình master

Có 2 file cần tạo: master và roster

Tạo 1 thư mục tên saltlab:

mkdir -p ~/saltlab/states
cd ~/saltlab
pwd

File master chứa 2 dòng, root_dir giá trị là đường dẫn đầy đủ tới thư muc saltlab, file_roots có states với giá trị là đường dẫn đầy đủ tới thư mục states, thư mục states sẽ chứa các file “saltstate”

root_dir: /home/hvn/saltlab
file_roots:
  base:
    - /home/hvn/saltlab/states

File roster chứa thông tin về các máy minion:

tv:
  host: 192.168.0.110
  user: saltuser
  sudo: True
trau:
  host: 103.x.y.z
  user: root
  port: 22022

ở đây định nghĩa 2 minion, 1 tên tv và 1 tên trau, minion tv sẽ là đối tượng của bài này.

File này tương tự file inventory (hay có tên là hosts) của Ansible.

Cấu trúc thư mục trông như sau

saltlab/
├── master
├── roster
├── pillars
│   ├── common.sls
│   ├── top.sls
│   └── uds.sls
└── states
    ├── example.sls
    ├── htop.sls
    ├── template.j2
    ├── uds.sls
    └── uds.systemd

Chạy câu lệnh Salt

Từ master, trong venv saltenv, gõ lệnh salt-ssh với đối tượng tv, câu lệnh salt cmd.run, câu lệnh chạy trên tv là uname -a:

(saltenv) $ salt-ssh --config ~/saltlab tv cmd.run 'uname -a'
tv:
    Linux MINIPC-PN50 5.8.0-55-generic #62~20.04.1-Ubuntu SMP Wed Jun 2 08:55:04 UTC 2021 x86_64 x86_64 x86_64 GNU/Linux

Apply Salt state

Saltstate file là file YAML có đuôi .sls, khai báo (declare) trạng thái của hệ thống mong muốn đạt được. File htop.sls

install htop:   #  ID của "state"
  pkg.installed:  # loại state - tương ứng với 1 python function
    - name: htop   # các tham số - function argument

Cú pháp YAML trên tương ứng với Python dict sau:

{'install htop':
  {'pkg.installed': [{'name': 'htop'}]}}

Sau khi được apply, state trên sẽ cài package htop lên máy, sử dụng package manager của máy minion, dù là apt trên Ubuntu hay yum/dnf trên Fedora.

Đây là một ưu điểm lớn của Salt, người dùng thậm chí không biết chính xác câu lệnh để cài thế nào, chỉ cần liệt kê ra những gì mình cần, Salt sẽ lo tất. Phần này nghe rất “magic”, thực chất thì bên dưới pkg là 1 Python module còn installed là 1 function chạy đủ loại if/else kiểm tra hệ thống và chọn apt hay yum cho phù hợp. Salt gọi đây là state module pkg.

Gõ trên master:

$ salt-ssh --config ~/saltlab tv state.apply htop
tv:
----------
          ID: install htop
    Function: pkg.installed
        Name: htop
      Result: True
     Comment: The following packages were installed/updated: htop
     Started: 15:09:22.550836
    Duration: 10969.17 ms
     Changes:
              ----------
              htop:
                  ----------
                  new:
                      2.2.0-2build1
                  old:

Summary for tv
------------
Succeeded: 1 (changed=1)
Failed:    0
------------
Total states run:     1

Xem đầy đủ các option, các function khác của pkg state module tại module-salt.states.pkg

Copy/render file và chạy câu lệnh

File example.sls

render a config file:
  file.managed:
    - source: salt://template.j2
    - template: jinja
    - mode: 0400
    - name: /tmp/ahihi.yml

now run a command:
  cmd.run:
    - name: cat /tmp/ahihi.yml | head

cmd.run dùng để chạy 1 câu lệnh trên minion, lệnh tùy ý. Với cmd.run, ta đã có thể làm được mọi thứ, đây là cách đơn giản nhất để thay thế các bash script mặc dù không phải tối ưu nhất. Ví dụ: nếu chạy apt-get install để cài package thay vì pkg.installed sẽ mất đi các lợi ích pkg.installed thực hiện – chạy trên nhiều OS khác nhau, tự động chạy apt update). Người mới tập dùng Salt có thể dùng cmd.run để bắt đầu, nhưng nên tìm state module có sẵn để thu được kết quả tốt hơn.

file.managed có thể tải 1 file từ internet, có thể copy 1 file từ X đến Y, trong ví dụ này nó copy file từ salt://template.j2 tới minion rồi render với Jinja2 template, ghi vào /tmp/ahihi.yml và chmod 0400.

salt:// trong ví dụ này là file_roots trong file cấu hình master, tức thư mục /home/hvn/saltlab/states trên máy master.

Nội dung file template.j2:

{%- for i in ['meo', 'bo', 'ga'] %}
  - {{ i }}
{%- endfor %}

myuser: user
mypassword: passwd

os: {{ grains['osfinger'] }}
ips: {{ grains['ipv4'] }}

Jinja2 có for if/else như Python, xem Jinja2 template để tìm hiểu thêm.

5 phút dành cho lý thuyết: grains pillar

1 nhược điểm của Salt là theo mốt thời 2010, đặt tên cho mọi khái niệm, và tên đó không thực sự có nhiều ý nghĩa – đơn giản chỉ là bịa ra (theo mốt của Chef – một đối thủ viết bằng Ruby).

Salt có 2 khái niệm:

  • grains: chứa các thông tin về máy minion (OS, version, ip, …)
  • pillar: chứa các thông tin truyền từ master (thường là các thông tin bí mật như user/password).

salt grains

Ví dụ trên có truy cập 2 thông tin từ grains là tên hệ điều hành và các IPv4 của máy minion. state.apply

          ID: render a config file
    Function: file.managed
        Name: /tmp/ahihi.yml
      Result: True
     Comment: File /tmp/ahihi.yml is in the correct state
     Started: 19:33:25.337228
    Duration: 34.549 ms
     Changes:
----------
          ID: now run a command
    Function: cmd.run
        Name: cat /tmp/ahihi.yml | head
      Result: True
     Comment: Command "cat /tmp/ahihi.yml | head" run
     Started: 19:33:25.372408
    Duration: 7.672 ms
     Changes:
              ----------
              pid:
                  42905
              retcode:
                  0
              stderr:
              stdout:

                    - meo
                    - bo
                    - ga

                  myuser: user
                  mypassword: passwd

                  os: Ubuntu-20.04
                  ips: ['127.0.0.1', '192.168.0.110']

Để liệt kê tất cả grains của minion, dùng Salt command grains.items

$ salt-ssh -c ~/saltlab tv grains.items
tv:
    ----------
    biosreleasedate:
        08/27/2020
    biosversion:
        0416
    cpu_flags:
    ...

salt pillar

Pillar chỉ nằm trên master, nó map file nào dành cho minion nào. File top.sls

base:
  '*':
    - common
  'trau':
    - uds

* tức mọi minion đều có thể truy cập các pillar item trong file common.sls, chỉ trau mới truy cập được nội dung trong file uds.sls.

Các file pillar là các file .sls theo syntax YAML, biểu diễn các dictionary của Python. Ví dụ: uds.sls:

telegram_token: this_is_token

database:
  username: root
  password: toor

Để liệt kê tất cả pillar item dành cho minion, dùng Salt command pillar.items (chú ý grains có s, pillar không có).

$ salt-ssh -c ~/saltlab trau pillar.items
trau:
    ----------
    database:
        ----------
        password:
            toor
        username:
            root
    telegram_token:
        this_is_token

Ví dụ 1 file dùng pillar:

# /lib/systemd/system/uds.service
[Unit]
Description=UDS telegram bot

[Service]
User=uds
Environment=BOT_TOKEN={{ pillar['telegram_token'] }}

Deploy 1 Python project

Link này viết 1 salt formula (tên của 1 “bộ cài bằng Salt”) để cài bot telegram uds chạy trên Ubuntu 18.04 với systemd. udsbot-salt

Troubleshooting

Khi kêt quả chạy apply không thành công, thêm -ldebug để xem log chi tiết.

Dùng Ansible “xịn hơn” không?

Không, Ansible giống Salt đến bất ngờ, cũng viết bằng Python với các module tương ứng, cũng dùng Jinja2, cũng viết cấu hình bằng file YAML.

Xem ví dụ.

Ngày nay, Ansible phổ biến hơn nhờ nó đơn giản hơn để bắt đầu, do ít từ khóa hay khái niệm lạ. Năm 2015, RedHat mua lại Ansible khiến cho nó càng trở nên phổ biến hơn.

Salt thành công trước Ansible (2012 2013), đứng sau là công ty SaltStack, đến năm 2020 cũng được ông lớn VMWare mua lại. Salt có nhiều ưu điểm so với Ansible (đặc biệt là nhanh), cung cấp nhiều tính năng phức tạp – dùng trong môi trường phức tạp.

Dùng Salt chuyển sang Ansible mất nửa ngày để map lại khái niệm.

Học salt là học gì

Đa phần là học các salt module (như pkg.installed) có sẵn để viết các state, dùng chúng như các viên gạch để tự động quá trình cài đặt / cấu hình phần mềm trên hệ thống. Cách thực hành đơn giản nhất là dùng Salt cài các phần mềm trên chính máy tính của mình đang dùng, thay vì gọi salt-ssh, dùng

sudo salt-call --local state.apply FORMULA_NAME -linfo

Hành động của chúng ta

Tạo 1 salt formula để deploy app Flask hello world chạy bằng gunicorn với NGINX server rồi tạo Pull Request vào pymivn/flask-salt để trăm hay đều như tay quen.

Kết luận

Năm COVID-19 thứ 2, 2021, Salt, Ansible, Chef hay Puppet không còn mới mẻ gì, từng là “điểm cộng” trong các vòng tuyển dụng thì giờ là yêu cầu hiển nhiên cho giới “DevOps”, thế giới cũng đã đu theo một trend mới hơn, hot hơn có tên Docker+Kubernetes, nhưng các CM vẫn luôn có đất dùng. Trend lên rồi sẽ xuống, hot rồi sẽ nguội, cái gì hợp lý thì ta dùng.

Đến đây, đã đủ để các Python dev deploy code như 1 DevOps engineer thực thụ, không phải nhọc nhằn code bash.

Life’s too short to remember how to write Bash code. I feel liberated. — @laheadle on Clojurians Slack

References

Ủng hộ tác giả

HVN at http://pymi.vn and https://www.familug.org.

Bài viết gốc được đăng tải tại pp.pymi.vn

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm Việc làm IT hấp dẫn trên Station D

Bài viết liên quan

Bộ cài đặt Laravel Installer đã hỗ trợ tích hợp Jetstream

Bộ cài đặt Laravel Installer đã hỗ trợ tích hợp Jetstream

Bài viết được sự cho phép của tác giả Chung Nguyễn Hôm nay, nhóm Laravel đã phát hành một phiên bản chính mới của “ laravel/installer ” bao gồm hỗ trợ khởi động nhanh các dự án Jetstream. Với phiên bản mới này khi bạn chạy laravel new project-name , bạn sẽ nhận được các tùy chọn Jetstream. Ví dụ: API Authentication trong Laravel-Vue SPA sử dụng Jwt-auth Cách sử dụng Laravel với Socket.IO laravel new foo --jet --dev Sau đó, nó sẽ hỏi bạn thích stack Jetstream nào hơn: Which Jetstream stack do you prefer? [0] Livewire [1] inertia > livewire Will your application use teams? (yes/no) [no]: ... Nếu bạn đã cài bộ Laravel Installer, để nâng cấp lên phiên bản mới bạn chạy lệnh: composer global update Một số trường hợp cập nhật bị thất bại, bạn hãy thử, gỡ đi và cài đặt lại nha composer global remove laravel/installer composer global require laravel/installer Bài viết gốc được đăng tải tại chungnguyen.xyz Có thể bạn quan tâm: Cài đặt Laravel Làm thế nào để chạy Sql Server Installation Center sau khi đã cài đặt xong Sql Server? Quản lý các Laravel route gọn hơn và dễ dàng hơn Xem thêm Tuyển dụng lập trình Laravel hấp dẫn trên Station D

By stationd
Principle thiết kế của các sản phẩm nổi tiếng

Principle thiết kế của các sản phẩm nổi tiếng

Tác giả: Lưu Bình An Phù hợp cho các bạn thiết kế nào ko muốn làm code dạo, design dạo nữa, bạn muốn cái gì đó cao hơn ở tầng khái niệm Nếu lập trình chúng ta có các nguyên tắc chung khi viết code như KISS , DRY , thì trong thiết kế cũng có những nguyên tắc chính khi làm việc. Những nguyên tắc này sẽ là kim chỉ nam, nếu có tranh cãi giữa các member trong team, thì cứ đè nguyên tắc này ra mà giải quyết (nghe hơi có mùi cứng nhắc, mình thì thích tùy cơ ứng biến hơn) Tìm các vị trí tuyển dụng designer lương cao cho bạn Nguyên tắc thiết kế của GOV.UK Đây là danh sách của trang GOV.UK Bắt đầu với thứ user cần Làm ít hơn Thiết kế với dữ liệu Làm mọi thứ thật dễ dàng Lặp. Rồi lặp lại lần nữa Dành cho tất cả mọi người Hiểu ngữ cảnh hiện tại Làm dịch vụ digital, không phải làm website Nhất quán, nhưng không hòa tan (phải có chất riêng với thằng khác) Cởi mở, mọi thứ tốt hơn Bao trừu tượng luôn các bạn, trang Gov.uk này cũng có câu tổng quát rất hay Thiết kế tốt là thiết kế có thể sử dụng. Phục vụ cho nhiều đối tượng sử dụng, dễ đọc nhất nhất có thể. Nếu phải từ bỏ đẹp tinh tế – thì cứ bỏ luôn . Chúng ta tạo sản phẩm cho nhu cầu sử dụng, không phải cho người hâm mộ . Chúng ta thiết kế để cả nước sử dụng, không phải những người đã từng sử dụng web. Những người cần dịch vụ của chúng ta nhất là những người đang cảm thấy khó sử dụng dịch...

By stationd
Hiểu về trình duyệt – How browsers work

Hiểu về trình duyệt – How browsers work

Bài viết được sự cho phép của vntesters.com Khi nhìn từ bên ngoài, trình duyệt web giống như một ứng dụng hiển thị những thông tin và tài nguyên từ server lên màn hình người sử dụng, nhưng để làm được công việc hiển thị đó đòi hỏi trình duyệt phải xử lý rất nhiều thông tin và nhiều tầng phía bên dưới. Việc chúng ta (Developers, Testers) tìm hiểu càng sâu tầng bên dưới để nắm được nguyên tắc hoạt động và xử lý của trình duyệt sẽ rất hữu ích trong công việc viết code, sử dụng các tài nguyên cũng như kiểm thử ứng dụng của mình. Cách để npm packages chạy trong browser Câu hỏi phỏng vấn mẹo về React: Component hay element được render trong browser? Khi hiểu được cách thức hoạt động của trình duyệt chúng ta có thể trả lời được rất nhiều câu hỏi như: Tại sao cùng một trang web lại hiển thị khác nhau trên hai trình duyệt? Tại sao chức năng này đang chạy tốt trên trình duyệt Firefox nhưng qua trình duyệt khác lại bị lỗi? Làm sao để trang web hiển thị nội dung nhanh và tối ưu hơn một chút?… Hy vọng sau bài này sẽ giúp các bạn có một cái nhìn rõ hơn cũng như giúp ích được trong công việc hiện tại. 1. Cấu trúc của một trình duyệt Trước tiên chúng ta đi qua cấu trúc, thành phần chung và cơ bản nhất của một trình duyệt web hiện đại, nó sẽ gồm các thành phần (tầng) như sau: Thành phần nằm phía trên là những thành phần gần với tương tác của người dùng, càng phía dưới thì càng sâu và nặng về xử lý dữ liệu hơn tương tác. Nhiệm...

By stationd
Thị trường EdTech Vietnam- Nhiều tiềm năng nhưng còn bị bỏ ngỏ tại Việt Nam

Thị trường EdTech Vietnam- Nhiều tiềm năng nhưng còn bị bỏ ngỏ tại Việt Nam

Lĩnh vực EdTech (ứng dụng công nghệ vào các sản phẩm giáo dục) trên toàn cầu hiện nay đã tương đối phong phú với nhiều tên tuổi lớn phân phối đều trên các hạng mục như Broad Online Learning Platforms (nền tảng cung cấp khóa học online đại chúng – tiêu biểu như Coursera, Udemy, KhanAcademy,…) Learning Management Systems (hệ thống quản lý lớp học – tiêu biểu như Schoology, Edmodo, ClassDojo,…) Next-Gen Study Tools (công cụ hỗ trợ học tập – tiểu biểu như Kahoot!, Lumosity, Curriculet,…) Tech Learning (đào tạo công nghệ – tiêu biểu như Udacity, Codecademy, PluralSight,…), Enterprise Learning (đào tạo trong doanh nghiệp – tiêu biểu như Edcast, ExecOnline, Grovo,..),… Hiện nay thị trường EdTech tại Việt Nam đã đón nhận khoảng đầu tư khoảng 55 triệu đô cho lĩnh vực này nhiều đơn vị nước ngoài đang quan tâm mạnh đến thị trường này ngày càng nhiều hơn. Là một trong những xu hướng phát triển tốt, và có doanh nghiệp đã hoạt động khá lâu trong ngành nêu tại infographic như Topica, nhưng EdTech vẫn chỉ đang trong giai đoạn sơ khai tại Việt Nam. Tại Việt Nam, hệ sinh thái EdTech trong nước vẫn còn rất non trẻ và thiếu vắng nhiều tên tuổi trong các hạng mục như Enterprise Learning (mới chỉ có MANA), School Administration (hệ thống quản lý trường học) hay Search (tìm kiếm, so sánh trường và khóa học),… Với chỉ dưới 5% số dân công sở có sử dụng một trong các dịch vụ giáo dục online, EdTech cho thấy vẫn còn một thị trường rộng lớn đang chờ được khai phá. *** Vừa qua Station D đã công bố Báo cáo Vietnam IT Landscape 2019 đem đến cái nhìn toàn cảnh về các ứng dụng công...

By stationd