Cài đặt FTP Server trên Windows Server

Công Nghệ
Cài đặt FTP Server trên Windows Server
Bài viết được sự cho phép của BQT Kinh nghiệm lập trình Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn các bạn cài đặt FTP Server trên Windows Server “step by step”. Tại sao lại cần cài đặt FTP Server? Chắc hẳn nhiều người trong số chúng ta đã từng gặp vấn đề trong việc vận chuyển dữ liệu giữa các Server, đó là không thể copy/move dữ liệu lớn. Ý tôi ở đây là lớn hơn mức cho phép của trình copy trên máy trung gian. Có một số mẹo để xử lý nhanh vấn đề này, chúng ta có thể upload dữ liệu đó lên cloud, sau đó lại tải xuống từ cloud ở máy chủ khác. Tuy nhiên giải pháp này cũng gặp giới hạn do độ lớn của file được phép upload lên Cloud. Do đó FTP sẽ là giải pháp tối ưu hơn cả. Thay vì cố tìm các mẹo khác, hãy cùng nhau tìm hiểu cách làm phổ biến và được công nhận nào. Fix Lỗi FTP Client Windows Server "Current Security Settings Do Not Allow This File To Be Downloaded" Cách tạo REST API với JSON Server FTP là gì? FTP (Giao thức truyền tệp) là tên viết tắt của “ File Transfer Protocol ”. Như tên của nó, FTP được sử dụng để truyền tệp giữa các máy trên mạng. Bạn có thể sử dụng FTP để chia sẻ tệp giữa PC cục bộ và máy chủ từ xa và để truy cập kho lưu trữ phần mềm trực tuyến. Trong bài viết này chúng ta sẽ lựa chọn cài đặt máy chủ FTP làm vai trò máy chủ web IIS, ngoài ra, bạn có thể sử dụng phần mềm khác, ví dụ: FileZilla Server, Titan FTP Server, Home Ftp Server, Ocean...

Bài viết được sự cho phép của BQT Kinh nghiệm lập trình

Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn các bạn cài đặt FTP Server trên Windows Server “step by step”. Tại sao lại cần cài đặt FTP Server? Chắc hẳn nhiều người trong số chúng ta đã từng gặp vấn đề trong việc vận chuyển dữ liệu giữa các Server, đó là không thể copy/move dữ liệu lớn. Ý tôi ở đây là lớn hơn mức cho phép của trình copy trên máy trung gian. Có một số mẹo để xử lý nhanh vấn đề này, chúng ta có thể upload dữ liệu đó lên cloud, sau đó lại tải xuống từ cloud ở máy chủ khác. Tuy nhiên giải pháp này cũng gặp giới hạn do độ lớn của file được phép upload lên Cloud. Do đó FTP sẽ là giải pháp tối ưu hơn cả. Thay vì cố tìm các mẹo khác, hãy cùng nhau tìm hiểu cách làm phổ biến và được công nhận nào.

FTP là gì?

FTP (Giao thức truyền tệp) là tên viết tắt của “File Transfer Protocol”. Như tên của nó, FTP được sử dụng để truyền tệp giữa các máy trên mạng. Bạn có thể sử dụng FTP để chia sẻ tệp giữa PC cục bộ và máy chủ từ xa và để truy cập kho lưu trữ phần mềm trực tuyến.

Trong bài viết này chúng ta sẽ lựa chọn cài đặt máy chủ FTP làm vai trò máy chủ web IIS, ngoài ra, bạn có thể sử dụng phần mềm khác, ví dụ: FileZilla Server, Titan FTP Server, Home Ftp Server, Ocean FTP Server.

Bước 1: Cài đặt máy chủ FTP trên Windows Server

Mở “Windows Server Control Panel” và tìm “Add roles and features”.

Cài đặt FTP Server trên Windows ServerCài đặt FTP Server trên Windows Server

Lựa chọn “Role-based or feature-based installation”.

Chọn máy chủ của bạn

Trong cửa sổ tiếp theo, hãy tích vào “IIS web server”.

Cài đặt FTP Server trên Windows ServerCài đặt FTP Server trên Windows Server

Chọn tiếp “Add features

Ấn Next tiếp.

Ở màn hình “Role services”, tích vào “FTP server”.

Check lại các feature sẽ cài đặt, và ấn “Install

Như vậy chúng ta đã hoàn tất bước 1, cài đặt FTP lên Windows Server.

Bước 2: Tạo một trang FTP trên máy chủ Windows

Mở “IIS Manager”. Nhấp chuột phải vào “Sites” và chọn “Add FTP Site” từ menu.

Nhập tên trang web và đường dẫn đến thư mục.

Tiếp theo, chọn địa chỉ IP của bạn trong danh sách thả xuống. Tích chọn “No SSL”.

Trong cửa sổ tiếp theo, chọn “Basic for authentication”. Chọn tiếp “Authorization – Specified roles or groups”, nhập tên của nhóm người dùng FTP (ví dụ ftp-group). Tích chọn vào cho phép “read” và “write”. Sau đó ấn “Finish”.

Trang web của bạn sẽ xuất hiện như dưới đây.

Bước 3: Tạo nhóm người dùng

Tạo một nhóm Windows là cần thiết để xác định người dùng sẽ có quyền truy cập vào máy chủ ftp. Mở Computer Management. Trong menu bên phải, chọn Groups. Click chuột phải và chọn tạo nhóm mới.

Nhập tên của nhóm, một mô tả nếu cần thiết. Để thêm người dùng, nhấp vào Add.

Nhập tên User, để kiểm tra, bấm Check Names. Nếu người dùng Windows tồn tại, bấm Ok.

Sau khi mọi thứ được thêm vào, hãy tạo một nhóm bằng nút Create .

Bước 4: Phân vùng người dùng

Để mỗi người dùng có được thư mục riêng của mình và không có quyền truy cập vào các tệp khác sau khi kết nối với máy chủ, cần phải thiết lập isolation. Để thực hiện việc này, hãy mở cài đặt trang ftp của bạn và chọn FTP User Isolation.

Tích chọn mục User name directory và nhấp vào Apply.

Sau đó, click chuột phải vào tên site ftp của bạn và chọn Add Virtual Directory.

Trong trường Alias , nhập tên hiệu hoặc tên, trong trường đường dẫn nhập đường dẫn đến thư mục người dùng, để thực hiện việc này, tạo thư mục con trong thư mục trang web ftp trên máy chủ Windows của bạn. Nhấn Ok.

Tiếp theo, cài đặt quyền truy cập cho folder ảo này. Chọn ftp site của bạn và chọn Edit Permission.

Chọn Security tab và click nút Advanced.

Ở màn hình tiếp theo, chọn Disable inheritance, chọn tiếp option đầu tiên trong màn hình confirm, rồi bấm Apply – Ok.

Quay trở lại tab Security  và nhấp vào nút Edit.

Xóa các nhóm người dùng không cần thiết, điều này để đảm bảo rằng chỉ chủ sở hữu thư mục mới được phép truy cập.

Bây giờ thêm một người dùng Windows, người sẽ có quyền truy cập đầy đủ vào thư mục. Nhấp vào nút Add.

Nhập tên người dùng, để kiểm tra, bấm Check Names. Nếu người dùng tồn tại, nhấp Ok.

Tiếp theo bạn cần thêm quyền để kiểm soát hoàn toàn thư mục. Chọn người dùng đã tạo và tích chọn Allow full quyền.

Tiếp theo, nhấp vào Áp dụng – Ok.

Bước 5: Thiết lập rule Firewall

Đối với kết nối bên ngoài đến máy chủ ftp, bạn phải thay đổi cấu hình tường lửa. Để thực hiện việc này, hãy mở Windows Firewall with Advanced Security. Trong menu bên trái, chọn Inbound rules, sau đó chọn New Rule.

Trong cửa sổ mở ra, chọn Predefined. Nhấn Next.

Đánh dấu vào tất cả các dòng và nhấn Next.

Trong bước tiếp theo, tích chọn Allow the connection và nhấp vào Finish. Để các quy tắc này có hiệu lực – khởi động lại máy chủ.

Bước 6: Kết nối với máy chủ FTP

Bạn có thể kết nối với máy chủ FTP theo nhiều cách, ví dụ, thông qua tiện ích Windows tiêu chuẩn – Explorer hoặc thông qua chương trình FileZilla.

Xem xét kết nối thông qua Explorer. Trong thanh địa chỉ, nhập:

ftp: // ip address

Cửa sổ nhập mật khẩu và đăng nhập sẽ mở ra, nhập tài khoản đã tạo và truy cập

Lưu ý: Ví dụ: máy chủ web IIS cho phép bạn định cấu hình linh hoạt kết nối với máy chủ FTP để phân chia mức độ hiển thị của không gian cho những người dùng khác nhau, để cho phép truy cập ẩn danh và định cấu hình quyền.

Kết quả là, bạn sẽ thấy nội dung của thư mục máy chủ FTP:

Done! Vậy là chúng ta đã thành công rồi đó. Các bạn có thắc mắc gì vui lòng comment bên dưới đây nhé.

Bài viết gốc được đăng tải tại kinhnghiemlaptrinh.com

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm Việc làm Developer hấp dẫn trên Station D

Bài viết liên quan

Bộ cài đặt Laravel Installer đã hỗ trợ tích hợp Jetstream

Bộ cài đặt Laravel Installer đã hỗ trợ tích hợp Jetstream

Bài viết được sự cho phép của tác giả Chung Nguyễn Hôm nay, nhóm Laravel đã phát hành một phiên bản chính mới của “ laravel/installer ” bao gồm hỗ trợ khởi động nhanh các dự án Jetstream. Với phiên bản mới này khi bạn chạy laravel new project-name , bạn sẽ nhận được các tùy chọn Jetstream. Ví dụ: API Authentication trong Laravel-Vue SPA sử dụng Jwt-auth Cách sử dụng Laravel với Socket.IO laravel new foo --jet --dev Sau đó, nó sẽ hỏi bạn thích stack Jetstream nào hơn: Which Jetstream stack do you prefer? [0] Livewire [1] inertia > livewire Will your application use teams? (yes/no) [no]: ... Nếu bạn đã cài bộ Laravel Installer, để nâng cấp lên phiên bản mới bạn chạy lệnh: composer global update Một số trường hợp cập nhật bị thất bại, bạn hãy thử, gỡ đi và cài đặt lại nha composer global remove laravel/installer composer global require laravel/installer Bài viết gốc được đăng tải tại chungnguyen.xyz Có thể bạn quan tâm: Cài đặt Laravel Làm thế nào để chạy Sql Server Installation Center sau khi đã cài đặt xong Sql Server? Quản lý các Laravel route gọn hơn và dễ dàng hơn Xem thêm Tuyển dụng lập trình Laravel hấp dẫn trên Station D

By stationd
Principle thiết kế của các sản phẩm nổi tiếng

Principle thiết kế của các sản phẩm nổi tiếng

Tác giả: Lưu Bình An Phù hợp cho các bạn thiết kế nào ko muốn làm code dạo, design dạo nữa, bạn muốn cái gì đó cao hơn ở tầng khái niệm Nếu lập trình chúng ta có các nguyên tắc chung khi viết code như KISS , DRY , thì trong thiết kế cũng có những nguyên tắc chính khi làm việc. Những nguyên tắc này sẽ là kim chỉ nam, nếu có tranh cãi giữa các member trong team, thì cứ đè nguyên tắc này ra mà giải quyết (nghe hơi có mùi cứng nhắc, mình thì thích tùy cơ ứng biến hơn) Tìm các vị trí tuyển dụng designer lương cao cho bạn Nguyên tắc thiết kế của GOV.UK Đây là danh sách của trang GOV.UK Bắt đầu với thứ user cần Làm ít hơn Thiết kế với dữ liệu Làm mọi thứ thật dễ dàng Lặp. Rồi lặp lại lần nữa Dành cho tất cả mọi người Hiểu ngữ cảnh hiện tại Làm dịch vụ digital, không phải làm website Nhất quán, nhưng không hòa tan (phải có chất riêng với thằng khác) Cởi mở, mọi thứ tốt hơn Bao trừu tượng luôn các bạn, trang Gov.uk này cũng có câu tổng quát rất hay Thiết kế tốt là thiết kế có thể sử dụng. Phục vụ cho nhiều đối tượng sử dụng, dễ đọc nhất nhất có thể. Nếu phải từ bỏ đẹp tinh tế – thì cứ bỏ luôn . Chúng ta tạo sản phẩm cho nhu cầu sử dụng, không phải cho người hâm mộ . Chúng ta thiết kế để cả nước sử dụng, không phải những người đã từng sử dụng web. Những người cần dịch vụ của chúng ta nhất là những người đang cảm thấy khó sử dụng dịch...

By stationd
Hiểu về trình duyệt – How browsers work

Hiểu về trình duyệt – How browsers work

Bài viết được sự cho phép của vntesters.com Khi nhìn từ bên ngoài, trình duyệt web giống như một ứng dụng hiển thị những thông tin và tài nguyên từ server lên màn hình người sử dụng, nhưng để làm được công việc hiển thị đó đòi hỏi trình duyệt phải xử lý rất nhiều thông tin và nhiều tầng phía bên dưới. Việc chúng ta (Developers, Testers) tìm hiểu càng sâu tầng bên dưới để nắm được nguyên tắc hoạt động và xử lý của trình duyệt sẽ rất hữu ích trong công việc viết code, sử dụng các tài nguyên cũng như kiểm thử ứng dụng của mình. Cách để npm packages chạy trong browser Câu hỏi phỏng vấn mẹo về React: Component hay element được render trong browser? Khi hiểu được cách thức hoạt động của trình duyệt chúng ta có thể trả lời được rất nhiều câu hỏi như: Tại sao cùng một trang web lại hiển thị khác nhau trên hai trình duyệt? Tại sao chức năng này đang chạy tốt trên trình duyệt Firefox nhưng qua trình duyệt khác lại bị lỗi? Làm sao để trang web hiển thị nội dung nhanh và tối ưu hơn một chút?… Hy vọng sau bài này sẽ giúp các bạn có một cái nhìn rõ hơn cũng như giúp ích được trong công việc hiện tại. 1. Cấu trúc của một trình duyệt Trước tiên chúng ta đi qua cấu trúc, thành phần chung và cơ bản nhất của một trình duyệt web hiện đại, nó sẽ gồm các thành phần (tầng) như sau: Thành phần nằm phía trên là những thành phần gần với tương tác của người dùng, càng phía dưới thì càng sâu và nặng về xử lý dữ liệu hơn tương tác. Nhiệm...

By stationd
Thị trường EdTech Vietnam- Nhiều tiềm năng nhưng còn bị bỏ ngỏ tại Việt Nam

Thị trường EdTech Vietnam- Nhiều tiềm năng nhưng còn bị bỏ ngỏ tại Việt Nam

Lĩnh vực EdTech (ứng dụng công nghệ vào các sản phẩm giáo dục) trên toàn cầu hiện nay đã tương đối phong phú với nhiều tên tuổi lớn phân phối đều trên các hạng mục như Broad Online Learning Platforms (nền tảng cung cấp khóa học online đại chúng – tiêu biểu như Coursera, Udemy, KhanAcademy,…) Learning Management Systems (hệ thống quản lý lớp học – tiêu biểu như Schoology, Edmodo, ClassDojo,…) Next-Gen Study Tools (công cụ hỗ trợ học tập – tiểu biểu như Kahoot!, Lumosity, Curriculet,…) Tech Learning (đào tạo công nghệ – tiêu biểu như Udacity, Codecademy, PluralSight,…), Enterprise Learning (đào tạo trong doanh nghiệp – tiêu biểu như Edcast, ExecOnline, Grovo,..),… Hiện nay thị trường EdTech tại Việt Nam đã đón nhận khoảng đầu tư khoảng 55 triệu đô cho lĩnh vực này nhiều đơn vị nước ngoài đang quan tâm mạnh đến thị trường này ngày càng nhiều hơn. Là một trong những xu hướng phát triển tốt, và có doanh nghiệp đã hoạt động khá lâu trong ngành nêu tại infographic như Topica, nhưng EdTech vẫn chỉ đang trong giai đoạn sơ khai tại Việt Nam. Tại Việt Nam, hệ sinh thái EdTech trong nước vẫn còn rất non trẻ và thiếu vắng nhiều tên tuổi trong các hạng mục như Enterprise Learning (mới chỉ có MANA), School Administration (hệ thống quản lý trường học) hay Search (tìm kiếm, so sánh trường và khóa học),… Với chỉ dưới 5% số dân công sở có sử dụng một trong các dịch vụ giáo dục online, EdTech cho thấy vẫn còn một thị trường rộng lớn đang chờ được khai phá. *** Vừa qua Station D đã công bố Báo cáo Vietnam IT Landscape 2019 đem đến cái nhìn toàn cảnh về các ứng dụng công...

By stationd