Các đặc điểm của một kỹ sư kiểm thử giỏi (Phần 1)?

Công Nghệ
Các đặc điểm của một kỹ sư kiểm thử giỏi (Phần 1)?
Bài viết được sự cho phép của vntesters.com Đâu là những đặc điểm của một kỹ sư kiểm thử giỏi? Mình muốn giỏi thì phải làm sao? Đó cũng chính là băn khoăn của mình cách đây vài năm (và bây giờ vẫn vậy). Và trong một lần tình cờ mình đọc được một bài viết khá đầy đủ và sâu sắc đã giải đáp được phần lớn câu hỏi ở trên và hôm nay mới có dịp chia sẻ bài viết này với cộng đồng kỹ sư kiểm thử phần mềm Việt Nam. 19 tips cho các kỹ sư phần mềm hữu ích trong 2025 10 bước để bắt đầu áp dụng kiểm thử tự động vào dự án “The hallmarks of great tester” được viết bởi Michael J Hunter – một người có hơn 20 năm kinh nghiệm làm lập trình và kiểm thử ở Microsoft. Michael J Hunter chia sẻ về những đặc điểm của một kỹ sư kiểm thử giỏi và cách ứng dụng chúng trong công việc. Vâng, rất thực tiễn. Tất cả chúng ta đều muốn học một cái gì đó mà có thể ứng dụng ngay được. Mình sẽ lần lượt giới thiệu với các bạn 20 đặc điểm làm nên một kỹ sư kiểm thử giỏi. Sao? Bạn nói dài quá hả? Mình đồng ý. Tuy nhiên, trong 20 đặc điểm đó chúng ta sẽ bắt gặp đâu đó hình ảnh của mình trong đó và cả những điều mà chúng ta có thể chưa biết hoặc đã biết nhưng làm chưa tốt và chỉ riêng điều đó thôi cũng đáng để chúng ta đọc 20 đặc điểm này. OK. Bắt đầu thôi. 1. Cân bằng Những kỹ sư kiểm thử giỏi luôn nhận biết được tầm quan trọng của việc cân...

Bài viết được sự cho phép của vntesters.com

Đâu là những đặc điểm của một kỹ sư kiểm thử giỏi? Mình muốn giỏi thì phải làm sao? Đó cũng chính là băn khoăn của mình cách đây vài năm (và bây giờ vẫn vậy). Và trong một lần tình cờ mình đọc được một bài viết khá đầy đủ và sâu sắc đã giải đáp được phần lớn câu hỏi ở trên và hôm nay mới có dịp chia sẻ bài viết này với cộng đồng kỹ sư kiểm thử phần mềm Việt Nam.

“The hallmarks of great tester” được viết bởi Michael J Hunter – một người có hơn 20 năm kinh nghiệm làm lập trình và kiểm thử ở Microsoft. Michael J Hunter chia sẻ về những đặc điểm của một kỹ sư kiểm thử giỏi và cách ứng dụng chúng trong công việc. Vâng, rất thực tiễn. Tất cả chúng ta đều muốn học một cái gì đó mà có thể ứng dụng ngay được.

Mình sẽ lần lượt giới thiệu với các bạn 20 đặc điểm làm nên một kỹ sư kiểm thử giỏi. Sao? Bạn nói dài quá hả? Mình đồng ý. Tuy nhiên, trong 20 đặc điểm đó chúng ta sẽ bắt gặp đâu đó hình ảnh của mình trong đó và cả những điều mà chúng ta có thể chưa biết hoặc đã biết nhưng làm chưa tốt và chỉ riêng điều đó thôi cũng đáng để chúng ta đọc 20 đặc điểm này.

OK. Bắt đầu thôi.

1. Cân bằng

Những kỹ sư kiểm thử giỏi luôn nhận biết được tầm quan trọng của việc cân bằng trong tất cả các công việc mình làm cũng như luôn biết cách cân bằng sao cho hợp lý trong những tình huống mà họ gặp phải.

Thật khó để định nghĩa thế nào là “hợp lý” tuy nhiên bạn phải biết cân bằng giữa ham muốn đào sâu tìm hiểu vấn đề với yêu cầu phải ra quyết định cũng như nhu cầu hoàn thành công việc.

[TH] Thực vậy, mình thấy khả năng cân bằng trong công việc là rất quan trọng. Mình đã gặp nhiều bạn kỹ sư kiểm thử nhiều khi do quá tập trung việc nghiên cứu tài liệu, sửa lỗi scripts hay tìm bug mà quên deadline của task, quên kiểm tra email, quên một cuộc họp, quên thư giãn, v.v. Cân bằng tốt sẽ giúp mình cảm thấy thoải mái và làm công việc bền vững hơn.

2. Sự tò mò

Sự tò mò là lí do tại sao những kỹ sư kiểm thử giỏi luôn hỏi, tại sao lại như thế này mà không phải thế kia. Họ biết rằng việc hiểu cách một chương trình/ứng dụng chạy sẽ giúp họ hiểu được cách nó tương tác với những chương trình/ứng dụng khác và đó là cách giúp họ tìm ra bug. Một kỹ sư kiểm thử giỏi không những thể hiện sự tò mò trong phạm vi công việc của mình mà còn trong tất cả các mặt khác của cuộc sống như cách bộ phận marketing hoạt động như thế nào hay như chiếc cần cẩu được vận hành như thế nào, v.v

Tuy nhiên nếu bạn vốn không phải tuýp người tò mò thì bạn vẫn có thể thể hiện sự tò mò bằng cách đặt câu hỏi càng nhiều càng tốt trong những vấn đề bạn gặp phải. Một lưu ý là sự tò mò tuy không xấu nhưng cách bạn tò mò có thể làm phiền người khác. Cho nên lời khuyên là bạn phải cho người khác thấy rằng bạn chỉ muốn tìm hiểu tính hợp lý của vấn đề chứ không chỉ đơn thuần là đặt câu hỏi cho mỗi quyết định của họ.

[TH] Trong quá trình làm việc, mình nhận thấy có nhiều bạn luôn ngại hỏi? Nguyên do thì đa dạng nhưng đa phần là vì các bạn đó nghĩ hỏi là dở, hỏi là làm phiền người khác, v.v và các bạn đó một số thì chọn giải pháp “im lặng là vàng”, một số thì giả định vấn đề, một số khác âm thầm tự tìm hiểu. Những cách đó có thể cũng có thể mang lại kết quả nhất định tuy nhiên đó không phải là lựa chọn thường xuyên của những kỹ sư kiểm thử giỏi.

3. Thực hành thường xuyên

Một kỹ sư kiểm thử giỏi luôn kiểm thử toàn bộ sản phẩm chứ không chỉ dừng lại ở tính năng của sản phẩm. Một kỹ sư kiểm thử giỏi còn kiểm thử luôn cả những sản phẩm khác. Một kỹ sư kiểm thử giỏi kiểm thử luôn sách, tủ lạnh, bóng đèn, cửa v.v kiểm thử tất cả mọi thứ trong cuộc sống mà kích thích trí tò mò của họ.

Thực ra thì cơ hội để thực hành công việc kiểm thử không hề hiếm. Bạn có thể kiểm thử máy bán hàng tự động, cửa tự động, lò vi sóng hay bất cứ thứ gì. Hãy thử hình dung ra những tình huống mà những thứ đó có thể hoạt động sai và rồi thử xem bạn có thể khiến nó hoạt động sai không. Kiểm thử mọi thứ mà bạn có thể nghĩ ra nhưng đừng sa đà quá.

[TH]: Lời khuyên này nghe có vẻ ngớ ngẩng nhưng đó là một trong những cách hiệu quả và tiết kiệm nhất để luyện cho bạn khả năng “nhạy” với bug. Tin mình đi, sau một thời gian luyện tập, khả năng tìm bug của bạn trong công việc sẽ cải thiện đáng kể đồng thời cũng đừng ngạc nhiên khi ngày càng có nhiều người khen bạn “hâm”
* Lưu ý nhỏ: Không nên luyện tập kiểm thử trên những sản phẩm có độ nguy hiểm cao như…thang máy chẳng hạn.

4. Lắc léo

Một kỹ sư kiểm thử giỏi luôn hình dung ra nhiều cách lắc léo khác nhau để tấn công sản phẩm thay vì chỉ dựa vào checklist hay những hướng dẫn có sẵn. Một kỹ sư kiểm thử giỏi sẽ luôn tìm được những con bug để khiến cho lập trình viên phải đặt câu hỏi “Ai lại đi làm trò vớ vẩn đó” và khi đó họ sẽ trả lời rằng là vì họ có thể làm được, hacker cũng sẽ làm được và người dùng cuối cũng có thể làm.

Nếu bạn không có tính lắc léo bẩm sinh hoặc đã lắc léo rồi nhưng cảm thấy chưa đủ thì đây là cách để bạn luyện: Hãy nghĩ về những thứ có thể khiến cho sản phẩm chạy sai. Bạn có thể bắt từ đầu tài liệu đặc tả nhưng đừng chỉ dừng lại ở đó. Hãy thử với những cách tiếp cận khác nhau (chẳng hạn như HICCUPP), những kỹ thuật khác nhau lên sản phẩm và tập trung vào điểm giao nhau giữa những chức năng. Đó là những nơi mà một kỹ sư kiểm thử giỏi thường dành thời gian vào. Hãy tinh nghịch một chút nhưng phải luôn nắm được những tính năng yêu cầu của sản phẩm. Bug nào cũng là bug nhưng những con bug quan trọng nhất là những con bug có thể gây ảnh hưởng đến người dùng.

Very goodVery good

5. Luôn phấn khích khi tìm được bug

Kỹ sư Kiểm thử giỏi luôn nhìn bug bằng con mắt đáng yêu. Kỹ sư kiểm thử giỏi luôn thường xuyên tìm gặp lập trình viên để “khoe” những con bug tuyệt đỉnh mà mình vừa mới tìm được trong code của họ. Những kỹ sư kiểm thử giỏi hào hứng “chém gió” về những con bug của mình với những kỹ sư kiểm thử khác và sẵn lòng lắng nghe những kỹ sư kiểm thử khác “chém gió”. Và khi đi làm về nhà, cả nhà đều có thể biết được hôm đó kỹ sư kiểm thử nhà mình có tìm được con bug nào xịn không.

Để làm tốt việc đó, bạn phải học cách luôn vui vẻ và sẵn lòng tìm bug và bị tìm bug. Khi bạn tìm được bug trong code của người lập trình viên hay trong tài liệu đặc tả sếp viết hãy luôn nhớ lại cảm giác khi mình bị người khác tìm được bug. Hãy luôn ghi nhớ mục tiêu của kỹ sư kiểm thử giỏi là giúp đồng nghiệp cảm thấy tốt hơn bằng cách tìm ra những lỗi mà họ đã phạm phải chứ không phải là xát muối vào nỗi đau của họ.

Hãy luôn luôn ghi nhớ:
– Tìm được bug: tuyệt.
– Khiến cho lập trình viên đau đầu với con bug đó: càng tuyệt.
– Giữ mối quan hệ tốt với lập trình viên: vô giá.

[TH] Phần nhiều thì kỹ sư kiểm thử đều (rất) phấn khích khi tìm được bug, tuy nhiên cũng có một số ít lại tỏ ra thờ ơ với những con bug mình tìm được ?!?

6. Niềm đam mê đối với khách hàng

Tác giả chia sẻ một trong những cách có được niềm đam mê đối với khách hàng/người dùng là hãy “thấu hiểu nỗi đau của họ”. Hãy đánh giá về những ảnh hưởng của con bug mà bạn tìm lên khách hàng/người dùng của bạn. Hãy tìm hiểu xem khách hàng/người dùng của bạn chia sẻ những tâm tư nguyện vọng gì trên các diễn đàn, blog hoặc bạn cũng có thể gặp trực tiếp họ để tìm hiểu xem những vấn đề khó khăn mà họ đang gặp phải. Nếu có thể hãy thử sử dụng chính sản phẩm mình đang kiểm thử để đánh giá sản phẩm. Điều cốt lõi là “thấu hiểu nỗi đau của khách hàng”

[TH] Đây là một ý rất hay mà mình rất tâm đắc – Niềm đam mê đối với khách hàng, thấu hiểu khách hàng. Đã bao nhiêu lần kỹ sư kiểm thử mừng ra mặt khi sản phẩm không được đưa ra thị trường đúng hẹn do một số bug quan trọng chưa kịp fix. Kỹ sư kiểm thử cảm thấy tự hào, cảm thấy “vip” nhưng cũng nên hiểu rằng việc chậm trễ trên là không ai muốn và việc đó cũng gây tổn hại cho khách hàng (tài chính, danh tiếng) và cũng có thể cả kỹ sư kiểm thử nữa. Trễ deadline, khách hàng đòi tăng ca, trễ deadline, khách hàng mất khách hàng của họ, sản phẩm thất bại, đóng dự án v.v. Hãy luôn tỏ ra chuyên nghiệp vì bạn sẽ không biết khi nào thì những thứ dường như chẳng liên quan gì đến mình sẽ gây ảnh hưởng đến chính mình.

Mình vừa giới thiệu xong phần đầu tiên (trong 3 phần) về những đặc điểm của một người kỹ sư kiểm thử giỏi. Trong phần 2 của bài viết, mình sẽ giới thiệu đến các bạn cách mà một kỹ sư kiểm thử giỏi ứng dụng những điểm trên vào công việc.

Bài viết gốc được đăng tải tại vntesters.com

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm Việc làm Developer hấp dẫn trên Station D

Bài viết liên quan

Bộ cài đặt Laravel Installer đã hỗ trợ tích hợp Jetstream

Bộ cài đặt Laravel Installer đã hỗ trợ tích hợp Jetstream

Bài viết được sự cho phép của tác giả Chung Nguyễn Hôm nay, nhóm Laravel đã phát hành một phiên bản chính mới của “ laravel/installer ” bao gồm hỗ trợ khởi động nhanh các dự án Jetstream. Với phiên bản mới này khi bạn chạy laravel new project-name , bạn sẽ nhận được các tùy chọn Jetstream. Ví dụ: API Authentication trong Laravel-Vue SPA sử dụng Jwt-auth Cách sử dụng Laravel với Socket.IO laravel new foo --jet --dev Sau đó, nó sẽ hỏi bạn thích stack Jetstream nào hơn: Which Jetstream stack do you prefer? [0] Livewire [1] inertia > livewire Will your application use teams? (yes/no) [no]: ... Nếu bạn đã cài bộ Laravel Installer, để nâng cấp lên phiên bản mới bạn chạy lệnh: composer global update Một số trường hợp cập nhật bị thất bại, bạn hãy thử, gỡ đi và cài đặt lại nha composer global remove laravel/installer composer global require laravel/installer Bài viết gốc được đăng tải tại chungnguyen.xyz Có thể bạn quan tâm: Cài đặt Laravel Làm thế nào để chạy Sql Server Installation Center sau khi đã cài đặt xong Sql Server? Quản lý các Laravel route gọn hơn và dễ dàng hơn Xem thêm Tuyển dụng lập trình Laravel hấp dẫn trên Station D

By stationd
Principle thiết kế của các sản phẩm nổi tiếng

Principle thiết kế của các sản phẩm nổi tiếng

Tác giả: Lưu Bình An Phù hợp cho các bạn thiết kế nào ko muốn làm code dạo, design dạo nữa, bạn muốn cái gì đó cao hơn ở tầng khái niệm Nếu lập trình chúng ta có các nguyên tắc chung khi viết code như KISS , DRY , thì trong thiết kế cũng có những nguyên tắc chính khi làm việc. Những nguyên tắc này sẽ là kim chỉ nam, nếu có tranh cãi giữa các member trong team, thì cứ đè nguyên tắc này ra mà giải quyết (nghe hơi có mùi cứng nhắc, mình thì thích tùy cơ ứng biến hơn) Tìm các vị trí tuyển dụng designer lương cao cho bạn Nguyên tắc thiết kế của GOV.UK Đây là danh sách của trang GOV.UK Bắt đầu với thứ user cần Làm ít hơn Thiết kế với dữ liệu Làm mọi thứ thật dễ dàng Lặp. Rồi lặp lại lần nữa Dành cho tất cả mọi người Hiểu ngữ cảnh hiện tại Làm dịch vụ digital, không phải làm website Nhất quán, nhưng không hòa tan (phải có chất riêng với thằng khác) Cởi mở, mọi thứ tốt hơn Bao trừu tượng luôn các bạn, trang Gov.uk này cũng có câu tổng quát rất hay Thiết kế tốt là thiết kế có thể sử dụng. Phục vụ cho nhiều đối tượng sử dụng, dễ đọc nhất nhất có thể. Nếu phải từ bỏ đẹp tinh tế – thì cứ bỏ luôn . Chúng ta tạo sản phẩm cho nhu cầu sử dụng, không phải cho người hâm mộ . Chúng ta thiết kế để cả nước sử dụng, không phải những người đã từng sử dụng web. Những người cần dịch vụ của chúng ta nhất là những người đang cảm thấy khó sử dụng dịch...

By stationd
Hiểu về trình duyệt – How browsers work

Hiểu về trình duyệt – How browsers work

Bài viết được sự cho phép của vntesters.com Khi nhìn từ bên ngoài, trình duyệt web giống như một ứng dụng hiển thị những thông tin và tài nguyên từ server lên màn hình người sử dụng, nhưng để làm được công việc hiển thị đó đòi hỏi trình duyệt phải xử lý rất nhiều thông tin và nhiều tầng phía bên dưới. Việc chúng ta (Developers, Testers) tìm hiểu càng sâu tầng bên dưới để nắm được nguyên tắc hoạt động và xử lý của trình duyệt sẽ rất hữu ích trong công việc viết code, sử dụng các tài nguyên cũng như kiểm thử ứng dụng của mình. Cách để npm packages chạy trong browser Câu hỏi phỏng vấn mẹo về React: Component hay element được render trong browser? Khi hiểu được cách thức hoạt động của trình duyệt chúng ta có thể trả lời được rất nhiều câu hỏi như: Tại sao cùng một trang web lại hiển thị khác nhau trên hai trình duyệt? Tại sao chức năng này đang chạy tốt trên trình duyệt Firefox nhưng qua trình duyệt khác lại bị lỗi? Làm sao để trang web hiển thị nội dung nhanh và tối ưu hơn một chút?… Hy vọng sau bài này sẽ giúp các bạn có một cái nhìn rõ hơn cũng như giúp ích được trong công việc hiện tại. 1. Cấu trúc của một trình duyệt Trước tiên chúng ta đi qua cấu trúc, thành phần chung và cơ bản nhất của một trình duyệt web hiện đại, nó sẽ gồm các thành phần (tầng) như sau: Thành phần nằm phía trên là những thành phần gần với tương tác của người dùng, càng phía dưới thì càng sâu và nặng về xử lý dữ liệu hơn tương tác. Nhiệm...

By stationd
Thị trường EdTech Vietnam- Nhiều tiềm năng nhưng còn bị bỏ ngỏ tại Việt Nam

Thị trường EdTech Vietnam- Nhiều tiềm năng nhưng còn bị bỏ ngỏ tại Việt Nam

Lĩnh vực EdTech (ứng dụng công nghệ vào các sản phẩm giáo dục) trên toàn cầu hiện nay đã tương đối phong phú với nhiều tên tuổi lớn phân phối đều trên các hạng mục như Broad Online Learning Platforms (nền tảng cung cấp khóa học online đại chúng – tiêu biểu như Coursera, Udemy, KhanAcademy,…) Learning Management Systems (hệ thống quản lý lớp học – tiêu biểu như Schoology, Edmodo, ClassDojo,…) Next-Gen Study Tools (công cụ hỗ trợ học tập – tiểu biểu như Kahoot!, Lumosity, Curriculet,…) Tech Learning (đào tạo công nghệ – tiêu biểu như Udacity, Codecademy, PluralSight,…), Enterprise Learning (đào tạo trong doanh nghiệp – tiêu biểu như Edcast, ExecOnline, Grovo,..),… Hiện nay thị trường EdTech tại Việt Nam đã đón nhận khoảng đầu tư khoảng 55 triệu đô cho lĩnh vực này nhiều đơn vị nước ngoài đang quan tâm mạnh đến thị trường này ngày càng nhiều hơn. Là một trong những xu hướng phát triển tốt, và có doanh nghiệp đã hoạt động khá lâu trong ngành nêu tại infographic như Topica, nhưng EdTech vẫn chỉ đang trong giai đoạn sơ khai tại Việt Nam. Tại Việt Nam, hệ sinh thái EdTech trong nước vẫn còn rất non trẻ và thiếu vắng nhiều tên tuổi trong các hạng mục như Enterprise Learning (mới chỉ có MANA), School Administration (hệ thống quản lý trường học) hay Search (tìm kiếm, so sánh trường và khóa học),… Với chỉ dưới 5% số dân công sở có sử dụng một trong các dịch vụ giáo dục online, EdTech cho thấy vẫn còn một thị trường rộng lớn đang chờ được khai phá. *** Vừa qua Station D đã công bố Báo cáo Vietnam IT Landscape 2019 đem đến cái nhìn toàn cảnh về các ứng dụng công...

By stationd