Bật mí top câu hỏi phỏng vấn Game Artist thường gặp nhất

Kỹ Năng Mềm
Bật mí top câu hỏi phỏng vấn Game Artist thường gặp nhất
Sự phát triển bùng nổ của ngành công nghiệp Game khiến cho các tựa game hiện nay có hình ảnh, đồ họa, màu sắc không khác gì những bộ phim chiếu rạp. Để tạo ra được những tựa game lôi cuốn chất lượng cao như thế thì vai trò của Game Artist là không thể thiếu, thậm chí là quyết định đến 50% sự thành công của tựa game. Các công ty phát triển game hay phát hành game hiện nay cũng đều đang có nhu cầu tuyển dụng Họa sĩ vẽ Game chuyên nghiệp với mức đãi ngộ cao. Bài viết hôm nay chúng ta cùng nhau điểm qua những câu hỏi phỏng vấn cho vị trí Game Artist thường gặp nhé. Game Artist là gì? Vai trò của một Game Artist Game Artist hay Họa sĩ Game là những người tạo ra nhân vật, quần áo, xe cộ, phong cảnh, màu sắc, họa tiết,… cho game. Game Artist đóng vai trò quan trọng tạo ra những bản phác thảo sơ bộ về nhân vật trên đồ họa 2D hay 3D, kết hợp với xây dựng bối cảnh để tạo ra một thế giới trong game cũng như xây dựng cho game những câu chuyện riêng, game play thú vị. Trong một đội ngũ phát triển game thì Game Artist thông thường chiếm số lượng phân nửa, nhất là trong những giai đoạn đầu khi lên tạo hình nhân vật và game play. Game Artist được chia nhỏ vai trò chi tiết cụ thể như 3D Modeller, 2D Texture Artist, Environment Artist, Lighting hay Effect Artist,… Game Artist và Game Design khác nhau thế nào? Đây là 2 khái niệm hay bị nhầm lẫn với những người không ở trong ngành phát triển Game. Nếu như Game Artist là...

Sự phát triển bùng nổ của ngành công nghiệp Game khiến cho các tựa game hiện nay có hình ảnh, đồ họa, màu sắc không khác gì những bộ phim chiếu rạp. Để tạo ra được những tựa game lôi cuốn chất lượng cao như thế thì vai trò của Game Artist là không thể thiếu, thậm chí là quyết định đến 50% sự thành công của tựa game. Các công ty phát triển game hay phát hành game hiện nay cũng đều đang có nhu cầu tuyển dụng Họa sĩ vẽ Game chuyên nghiệp với mức đãi ngộ cao. Bài viết hôm nay chúng ta cùng nhau điểm qua những câu hỏi phỏng vấn cho vị trí Game Artist thường gặp nhé.

Game Artist là gì? Vai trò của một Game Artist

Game ArtistGame Artist

Game Artist hay Họa sĩ Game là những người tạo ra nhân vật, quần áo, xe cộ, phong cảnh, màu sắc, họa tiết,… cho game. Game Artist đóng vai trò quan trọng tạo ra những bản phác thảo sơ bộ về nhân vật trên đồ họa 2D hay 3D, kết hợp với xây dựng bối cảnh để tạo ra một thế giới trong game cũng như xây dựng cho game những câu chuyện riêng, game play thú vị.

Trong một đội ngũ phát triển game thì Game Artist thông thường chiếm số lượng phân nửa, nhất là trong những giai đoạn đầu khi lên tạo hình nhân vật và game play.

Game Artist được chia nhỏ vai trò chi tiết cụ thể như 3D Modeller, 2D Texture Artist, Environment Artist, Lighting hay Effect Artist,… 

Game Artist và Game Design khác nhau thế nào?

Đây là 2 khái niệm hay bị nhầm lẫn với những người không ở trong ngành phát triển Game. Nếu như Game Artist là họa sĩ vẽ ra tất cả những gì liên quan đến hình ảnh trong game thì Game Design là những biên kịch xây dựng câu chuyện, tình tiết trong một tựa game.

Sự đầu tư chỉn chu của các tựa game hiện nay giúp cho chúng ta có những game với cốt truyện được xây dựng chứa nhiều tình tiết cuốn hút, độ khó trong game cũng tăng dần qua từng màn chơi, hệ thống tính điểm, làm việc vụ logic và cuốn hút;… tất cả những thứ đó đều được Game Design xây dựng và team phát triển sẽ triển khai xây dựng lên.

Game Artist và Game Design có vai trò và công việc khác nhau, cũng là 2 bộ phận quan trọng bậc nhất trong một team phát triển game quyết định đến yếu tố thành công hay thất bại của một dự án game.

Những yếu tố cần cân nhắc khi sắp xếp bố cục trong game

Bố cục trong game (Composition) là một khía cạnh quan trọng của game art vì nó ảnh hưởng đến mọi thứ trong game cũng như thao tác của người dùng. Một số yếu tố cân nhắc đến việc sắp xếp bố cục trong game như sau:

  • Giao diện tổng thể của trò chơi bao gồm phong cách nghệ thuật, bảng màu, không khí chung của trò chơi.
  • Cơ chế gameplay: ví dụ như game chiến đấu (combat) thì bố cục trong game tập trung tạo cảm giác căng thẳng và phấn khích.
  • Cốt truyện và bối cảnh của trò chơi.
  • Kinh nghiệm của người chơi, kinh nghiệm từ các tựa game khác tương tự cùng thể loại.

Xem tuyển dụng Game Developer tại các công ty hàng đầu trên Station D

Perspective là gì? Có những loại Perspective nào

Game ArtistGame Artist

Perspective hay Phối cảnh là kỹ thuật giúp truyền tải thực tế 3 chiều của không gian, vật thể lên bề mặt hai chiều của màn hình. Nhờ có Perspective mà hình ảnh hiện thị lên người chơi mới tạo được cảm giác có chiều sâu, xác định vật thể đứng trước, đứng sau.

Các quy luật phối cảnh đều được xây dựng trên các quy tắc hình học chặt chẽ, có 3 loại Perspective thường được sử dụng:

  • Phối cảnh 1 điểm tụ: tất cả các đường thẳng theo chiều sâu sẽ được kết nối với 1 điểm tụ là điểm trung tâm của tầm nhìn.
  • Phối cảnh 2 điểm tụ: có 2 điểm tụ nằm trên đường tầm mắt ở 2 bên của màn hình game tạo thành hệ thống phối cảnh 2 điểm tụ.
  • Phối cảnh 3 điểm tụ: là loại phối cảnh ít được sử dụng trong game, chủ yếu sử dụng trong hội họa, ví dụ như trường hợp bạn đứng dưới chân 1 tòa nhà cao tầng nhìn lên.

VFX là gì? VFX được sử dụng thế nào trong Game

VFX là viết tắt của từ Visual Effect hay còn được gọi là hiệu ứng hình ảnh, nó được sử dụng để mang lại diện mạo chuyên nghiệp và trải nghiệm chơi game hấp dẫn giúp người chơi đắm chìm và kết nối với thế giới và trò chơi đó đang truyền tải.

Có 2 loại VFX chính thường được áp dụng trong game:

  • Gameplay Effects: hiệu ứng sử dụng trong lối chơi game, ví dụ như khi nhân vật bị tác động sát thương làm thay đổi thuộc tính điểm máu; hay lúc nhân vật được tăng sức mạnh chỉ số trong 1 thời gian ngắn (thường gọi là buffs sức mạnh)
  • Environmental Effects: hiệu ứng trong môi trường game, ví dụ như thời tiết (mưa, sương mù, tuyết,…) địa hình, thời gian tạo ra sự thay đổi về ánh sáng, hiệu ứng gió, cây cối,…

VFX trong game được chạy trong thời gian thực, nghĩa là sẽ thay đổi tùy theo nhân vật, thời gian, cách tác động của người chơi. Vì thế bài toán tối ưu một cách hiệu quả các effects cũng được cân nhắc quan tâm.

Animation là gì? Nguyên tắc để tạo ra animation

Game ArtistGame Artist

Animation là một phương pháp tạo ra những chuyển động của hình ảnh dựa vào các hình ảnh tĩnh và mang nội dung của câu chuyện hay một sự kiện với thông điệp nào đó cho người xem giúp tạo ra sự chân thực, sống động cho người xem.

Animation được tạo ra nhờ vào hiện tượng lưu ảnh ở mắt người kết hợp với sự thay đổi nội dung của các khung ảnh liên tiếp nhau trong đó có thể là thay đổi về kích thước, màu sắc, bối cảnh,… làm cho chúng ta thấy được sự chuyển động. Có 2 nguyên tắc chính tạo ra animation:

  • Frame by frame: tạo animation dựa trên sự thay đổi của các chuyển động theo giai đoạn trong từng khung; trong đó mỗi khung là một giai đoạn của chuyển động.
  • Tweened animation: tạo animation dựa vào sự hỗ trợ của công cụ flash. Các animator chỉ việc tạo ra khung ảnh đầu và hình ảnh kết thúc trong khung ảnh cuối, còn các giai đoạn chuyển động trung gian sẽ được công cụ flash tạo ra.

Hãy kể tên những công cụ thiết kế đồ họa 2D, 3D bạn thường sử dụng

Tùy thuộc vào mục đích của sản phẩm đầu ra mà chúng ta lựa chọn phần mềm, công cụ thiết kế khác nhau, dưới đây là một số công cụ phổ biến:

  • 2D Artist: Photoshop, Adobe Flash Professional
  • 3D Artist: 3ds Max, Zbrush, Maya
  • Animatior: 3ds Max, Maya
  • Effect/Partical Artist: After Effects

Kết bài

Trên đây là danh sách những câu hỏi dành cho vị trí Game Artist mà bạn sẽ có thể gặp trong buổi phỏng vấn của mình. Hy vọng bài viết này hữu ích dành cho những bạn đang chuẩn bị tìm một công việc họa sĩ game mới, hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết tiếp theo của mình.

Tác giả: Phạm Minh Khoa

Bài viết liên quan:

Đừng bỏ lỡ việc làm IT tại Station D

Bài viết liên quan

Thị trường EdTech Vietnam- Nhiều tiềm năng nhưng còn bị bỏ ngỏ tại Việt Nam

Thị trường EdTech Vietnam- Nhiều tiềm năng nhưng còn bị bỏ ngỏ tại Việt Nam

Lĩnh vực EdTech (ứng dụng công nghệ vào các sản phẩm giáo dục) trên toàn cầu hiện nay đã tương đối phong phú với nhiều tên tuổi lớn phân phối đều trên các hạng mục như Broad Online Learning Platforms (nền tảng cung cấp khóa học online đại chúng – tiêu biểu như Coursera, Udemy, KhanAcademy,…) Learning Management Systems (hệ thống quản lý lớp học – tiêu biểu như Schoology, Edmodo, ClassDojo,…) Next-Gen Study Tools (công cụ hỗ trợ học tập – tiểu biểu như Kahoot!, Lumosity, Curriculet,…) Tech Learning (đào tạo công nghệ – tiêu biểu như Udacity, Codecademy, PluralSight,…), Enterprise Learning (đào tạo trong doanh nghiệp – tiêu biểu như Edcast, ExecOnline, Grovo,..),… Hiện nay thị trường EdTech tại Việt Nam đã đón nhận khoảng đầu tư khoảng 55 triệu đô cho lĩnh vực này nhiều đơn vị nước ngoài đang quan tâm mạnh đến thị trường này ngày càng nhiều hơn. Là một trong những xu hướng phát triển tốt, và có doanh nghiệp đã hoạt động khá lâu trong ngành nêu tại infographic như Topica, nhưng EdTech vẫn chỉ đang trong giai đoạn sơ khai tại Việt Nam. Tại Việt Nam, hệ sinh thái EdTech trong nước vẫn còn rất non trẻ và thiếu vắng nhiều tên tuổi trong các hạng mục như Enterprise Learning (mới chỉ có MANA), School Administration (hệ thống quản lý trường học) hay Search (tìm kiếm, so sánh trường và khóa học),… Với chỉ dưới 5% số dân công sở có sử dụng một trong các dịch vụ giáo dục online, EdTech cho thấy vẫn còn một thị trường rộng lớn đang chờ được khai phá. *** Vừa qua Station D đã công bố Báo cáo Vietnam IT Landscape 2019 đem đến cái nhìn toàn cảnh về các ứng dụng công...

By stationd
Bộ cài đặt Laravel Installer đã hỗ trợ tích hợp Jetstream

Bộ cài đặt Laravel Installer đã hỗ trợ tích hợp Jetstream

Bài viết được sự cho phép của tác giả Chung Nguyễn Hôm nay, nhóm Laravel đã phát hành một phiên bản chính mới của “ laravel/installer ” bao gồm hỗ trợ khởi động nhanh các dự án Jetstream. Với phiên bản mới này khi bạn chạy laravel new project-name , bạn sẽ nhận được các tùy chọn Jetstream. Ví dụ: API Authentication trong Laravel-Vue SPA sử dụng Jwt-auth Cách sử dụng Laravel với Socket.IO laravel new foo --jet --dev Sau đó, nó sẽ hỏi bạn thích stack Jetstream nào hơn: Which Jetstream stack do you prefer? [0] Livewire [1] inertia > livewire Will your application use teams? (yes/no) [no]: ... Nếu bạn đã cài bộ Laravel Installer, để nâng cấp lên phiên bản mới bạn chạy lệnh: composer global update Một số trường hợp cập nhật bị thất bại, bạn hãy thử, gỡ đi và cài đặt lại nha composer global remove laravel/installer composer global require laravel/installer Bài viết gốc được đăng tải tại chungnguyen.xyz Có thể bạn quan tâm: Cài đặt Laravel Làm thế nào để chạy Sql Server Installation Center sau khi đã cài đặt xong Sql Server? Quản lý các Laravel route gọn hơn và dễ dàng hơn Xem thêm Tuyển dụng lập trình Laravel hấp dẫn trên Station D

By stationd
Principle thiết kế của các sản phẩm nổi tiếng

Principle thiết kế của các sản phẩm nổi tiếng

Tác giả: Lưu Bình An Phù hợp cho các bạn thiết kế nào ko muốn làm code dạo, design dạo nữa, bạn muốn cái gì đó cao hơn ở tầng khái niệm Nếu lập trình chúng ta có các nguyên tắc chung khi viết code như KISS , DRY , thì trong thiết kế cũng có những nguyên tắc chính khi làm việc. Những nguyên tắc này sẽ là kim chỉ nam, nếu có tranh cãi giữa các member trong team, thì cứ đè nguyên tắc này ra mà giải quyết (nghe hơi có mùi cứng nhắc, mình thì thích tùy cơ ứng biến hơn) Tìm các vị trí tuyển dụng designer lương cao cho bạn Nguyên tắc thiết kế của GOV.UK Đây là danh sách của trang GOV.UK Bắt đầu với thứ user cần Làm ít hơn Thiết kế với dữ liệu Làm mọi thứ thật dễ dàng Lặp. Rồi lặp lại lần nữa Dành cho tất cả mọi người Hiểu ngữ cảnh hiện tại Làm dịch vụ digital, không phải làm website Nhất quán, nhưng không hòa tan (phải có chất riêng với thằng khác) Cởi mở, mọi thứ tốt hơn Bao trừu tượng luôn các bạn, trang Gov.uk này cũng có câu tổng quát rất hay Thiết kế tốt là thiết kế có thể sử dụng. Phục vụ cho nhiều đối tượng sử dụng, dễ đọc nhất nhất có thể. Nếu phải từ bỏ đẹp tinh tế – thì cứ bỏ luôn . Chúng ta tạo sản phẩm cho nhu cầu sử dụng, không phải cho người hâm mộ . Chúng ta thiết kế để cả nước sử dụng, không phải những người đã từng sử dụng web. Những người cần dịch vụ của chúng ta nhất là những người đang cảm thấy khó sử dụng dịch...

By stationd
Applicant Tracking System là gì? ATS hoạt động ra sao

Applicant Tracking System là gì? ATS hoạt động ra sao

Công nghệ phát triển hướng đến giải quyết và cải tiến cho mỗi quy trình, hoạt động của doanh nghiệp cũng như đời sống. Đối với lĩnh vực tuyển dụng, sự xuất hiện của phần mềm ATS (Applicant Tracking System) mang đến nhiều thay đổi đáng kể, cả đối với nhà tuyển dụng và ứng viên. Vậy phần mềm ATS là gì? Chúng được sử dụng ra sao? Những thắc mắc về phần mềm ATS trong tuyển dụng sẽ được Station D giải đáp tại bài viết dưới đây. Hệ thống sàng lọc ứng viên ATS (Applicant Tracking System) Applicant Tracking System là gì? Applicant Tracking System (ATS) hay còn gọi là Hệ thống quản lý hồ sơ ứng viên là phần mềm quản lý quy trình tuyển dụng từ đầu đến cuối một cách tự động hóa. ATS được thiết kế để giúp nhà tuyển dụng tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc thu thập, sắp xếp và sàng lọc hồ sơ các ứng viên. Các tính năng nổi bật của Applicant Tracking System Các tính năng nổi bật của Applicant Tracking System Applicant Tracking System (ATS) là một công cụ quan trọng giúp các công ty quản lý quy trình tuyển dụng hiệu quả hơn. Cùng chúng tôi điểm qua các tính năng nổi bật của ATS: Sàng lọc và quản lý hồ sơ ứng viên Khả năng tìm kiếm và sàng lọc ứng viên là một trong các tính năng nổi bật nhất của ATS. Với việc sử dụng từ khóa và tiêu chí cụ thể, hệ thống có thể nhanh chóng tìm kiếm và sàng lọc các hồ sơ phù hợp, tự động loại bỏ những ứng viên không đạt yêu cầu. Điều này giúp nhà tuyển dụng tập trung vào những ứng viên...

By stationd
Hiểu về trình duyệt – How browsers work

Hiểu về trình duyệt – How browsers work

Bài viết được sự cho phép của vntesters.com Khi nhìn từ bên ngoài, trình duyệt web giống như một ứng dụng hiển thị những thông tin và tài nguyên từ server lên màn hình người sử dụng, nhưng để làm được công việc hiển thị đó đòi hỏi trình duyệt phải xử lý rất nhiều thông tin và nhiều tầng phía bên dưới. Việc chúng ta (Developers, Testers) tìm hiểu càng sâu tầng bên dưới để nắm được nguyên tắc hoạt động và xử lý của trình duyệt sẽ rất hữu ích trong công việc viết code, sử dụng các tài nguyên cũng như kiểm thử ứng dụng của mình. Cách để npm packages chạy trong browser Câu hỏi phỏng vấn mẹo về React: Component hay element được render trong browser? Khi hiểu được cách thức hoạt động của trình duyệt chúng ta có thể trả lời được rất nhiều câu hỏi như: Tại sao cùng một trang web lại hiển thị khác nhau trên hai trình duyệt? Tại sao chức năng này đang chạy tốt trên trình duyệt Firefox nhưng qua trình duyệt khác lại bị lỗi? Làm sao để trang web hiển thị nội dung nhanh và tối ưu hơn một chút?… Hy vọng sau bài này sẽ giúp các bạn có một cái nhìn rõ hơn cũng như giúp ích được trong công việc hiện tại. 1. Cấu trúc của một trình duyệt Trước tiên chúng ta đi qua cấu trúc, thành phần chung và cơ bản nhất của một trình duyệt web hiện đại, nó sẽ gồm các thành phần (tầng) như sau: Thành phần nằm phía trên là những thành phần gần với tương tác của người dùng, càng phía dưới thì càng sâu và nặng về xử lý dữ liệu hơn tương tác. Nhiệm...

By stationd
Tối ưu tỉ lệ chuyển đổi với Google Optimize và Google Analytics

Tối ưu tỉ lệ chuyển đổi với Google Optimize và Google Analytics

Tối ưu tỷ lệ chuyển đổi là một trong những yếu tố quan trọng mà một Growth Marketer không thể bỏ qua. Google Analytics là công cụ hữu hiệu và phổ biến nhất giúp chúng ta theo dõi, đo lường và tối ưu tỷ lệ chuyển đổi. Số liệu từ Google Analytics giúp chúng ta nhìn ra điểm cần thay đổi để tăng tỷ lệ chuyển đổi. Theo dõi chuyển đổi là quá trình thiết yếu nhưng cũng rất “khó nhằn”. Ngày nay, mọi người đang sử dụng điện thoại di động nhiều hơn và thường xuyên hơn khi mua hàng trực tuyến. Việc tối ưu hóa website phiên bản di động rất quan trọng. Traffic đến từ mobile khá lớn và làm ảnh hưởng nhiều tới tỷ lệ chuyển đổi. Để xem website của bạn có hoạt động tốt trên mobile hay không như thế nào? Làm gì khi tỷ lệ chuyển đổi giảm? Website phiên bản di động của bạn có nội dung hấp dẫn không? Không có những nút điều hướng hành động? Trang bị lỗi …, những điều này có thể ảnh hưởng tới tỉ lệ chuyển đổi Google Analytics, hiểu được điều này, bạn sẽ có cơ sở để khắc phục và hoàn thiện website của mình. Hãy cùng đến với chủ đề “DÙNG GOOGLE ANALYTICS TỐI ƯU TỈ LỆ CHUYỂN ĐỔI TRÊN MOBILE” với sự chia sẻ của diễn giả Nguyễn Minh Đức, CEO IM GROUP tại Vietnam Mobile Day 2018 nhé

By stationd